Hệ thống ngữ liệu dân gian và ngôn ngữ đậm chất “Âu hóa”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con người trong phóng sự việt nam giai đoạn 1932 1945 (Trang 108 - 119)

CHƯƠNG 2 : CÁC TẦNG LỚP CON NGƯỜI TRONG PHÓNG SỰ

3.3. Ngôn ngữ thể hiện con người trong phóng sự 1932 – 1945

3.3.3. Hệ thống ngữ liệu dân gian và ngôn ngữ đậm chất “Âu hóa”

Ngữ liệu còn được gọi là ví dụ, dẫn chứng, minh họa, tư liệu, dẫn liệu, cứ liệu…có thể được dẫn dụng, trích dẫn, khai thác,lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau tùy thuộc vào mục đích, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể của vấn đề, thể loại, nội dung phản ánh. Để phản ánh chân thực đời sống con người Việt Nam những năm 30, 40 của thế kỉ XX, những ngữ liệu dân gian đã được các tác giả phóng sự dụng tâm sử dụng. Đó là những thành ngữ, tục ngữ được sử dụng một cách nguyên vẹn hoặc sáng tạo ở những vị trí phù hợp, giúp người đọc có thể hình dung một cách rõ nhất, “đời” nhất về cuộc đời, số phận của các nhân vật được phản ánh. Theo khảo sát của chúng tôi, những thành ngữ, tục ngữ được sử dụng trong các phóng sự của Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp, Vũ Trọng Phụng khá lớn. Khảo sát sơ bộ số lượng quán ngữ, thành ngữ, tục ngữ trong một số tác phẩm cho kết quả: trong Cạm bẫy người, Vũ Trọng Phụng sử dụng 57 thành ngữ, quán ngữ và 2 tục ngữ, trong Cơm thầy cơm cô là 45 và 1, trong Kĩ nghệ lấy Tây là 36 và 2, trong Tôi kéo xe là 32. Có thể thấy, số lượng thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ mang tính khẩu ngữ trong các phóng sự của Vũ Trọng Phụng nhiều hơn trong tác phẩm của các tác giả khác. Trong các thiên điều tra của Vũ Trọng Phụng, các thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ được sử dụng để nói về các giới người và nghề nghiệp của họ, xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có khi nguyên vẹn, có khi chỉ là một vế hoặc lấy ý của thành ngữ, tục ngữ.

Thành ngữ, tục ngữ là những cụm từ, câu mang tính khái quát cao. Việc sử dụng cácthành ngữ và tục ngữ không chỉ làm tăng hình ảnh và sắc thái biểu cảm của câu văn mà còn có tác dụng lột tả hết bản chất của đối tượng được miêu tả, làm cho người đọchiểu đến tận ngọn nguồn của nó. Chẳng hạn, “Ông ấm ấy vẫn

thản nhiên như người vô công rồi nghề đi dạo chơi phố xá, thản nhiên theo cái lối viên tướng võ lão thành, đã từng được bách chiến bách thắng, đến nỗi một cuộc khải hoàn cũng chẳng đủ làm cho say sưa” [47; tr. 657].

Qua khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy rằng, khi phản ánh các giai cấp, tầng lớp con người trong xã hội, trong ngôn ngữ phóng sự của Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp, Vũ Trọng Phụng, sự góp mặt của các thành phần ngôn ngữ dân gian không đồng đều. Số lượng thành ngữ được sử dụng nhiều hơn tục ngữ. Có lẽ giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa biểu trưng của các thành ngữ không chỉ làm tăng sức khái quát cho chủ đề, đề tài mà còn góp phần tạo nên tính sinh động, trực quan và giàu hình ảnh biểu trưng cho lời thoại của các nhân vật. Việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ đã khẳng định phong cách ngôn ngữ đa dạng, linh hoạt, gần gũi với phong cách khẩu ngữ quần chúng của các cây bút phóng sự. Có thể khẳng định, đây là một điều kiện rất căn bản để những thiên phóng sự điều tra của Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp, Vũ Trọng Phụng đến gần và sống mãi với độc giả.

Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có những biến đổi lớn về mọi mặt. Phong trào Âu hóa đã diễn ra, nhất là ở các đô thị, đã dẫn đến những thay đổi trong lối sống, tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam ở mọi giai cấp, tầng lớp. Vì thế, để phản ánh chân xác cuộc sống con người, các nhà phóng sự Việt Nam đương thời vốn là những trí thức Tây học không chỉ sử dụng những khẩu ngữ, tiếng lóng, thành ngữ, tục ngữ mà còn dùng lớp từ ngữ mới của thời đại, chúng tôi gọi là ngôn ngữ Âu hóa. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy số lượng từ ngữ mang tính chất Âu hóa được sử dụng khá lớn, xuất hiện ở hầu hết tác phẩm nhưng đậm đặc nhất ở những phóng sự viết về tầng lớp trên của xã hội như Đĩa mứt gừng, Lọng cụt cán, Tập ảnh. Những từ ngữ mang tính chất Âu hóa được sử dụng để thể hiện con người trong phóng sự của Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp, Vũ Trọng Phụng gồm những từ tiếng Pháp được sử dụng nguyên bản như cinema, tango, Java, valse hay đã được phiên âm như cát-cút (ăn bánh với các thứ ăn nguội), “Va tăng! Ê tút-suýt! (bước ngay tức khắc), coóc xê, a-

lê-măng-te,… Có khi là những từ Tiếng Việt mới xuất hiện như “me”, “cô đầm”, “tóc quăn”, “nhảy”, “săm”… Nếu việc sử dụng những thành ngữ, tục

ngữ khiến câu văn mang tính khái quát, đậm chất triết lý hoặc thể hiện tự nhiên nhất lối sống, ngôn ngữ của con người thì việc sử dụng lớp từ Âu hóa khiến tác phẩm mang hơi thở hiện đại, góp phần phản ánh chân thực nhất lối sống của con người thời đại này. Sự kết hợp các thành ngữ, tục ngữ với lớp từ Âu hóa thể hiện tài năng vận dụng sáng tạo ngôn ngữ của các tác giả phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945.

* Tiểu kết

Để thể hiện chân xác đặc điểm của từng tầng lớp con người cụ thể trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945, các cây bút phóng sự đã vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo các hình thức nghệ thuật. Sự “nhà nghề” của các nhà báo thể hiện trong việc lựa chọn và tiếp cận, khai thác thông tin từ đối tượng con người cụ thể. Các nhà phóng sự giai đoạn này là tiên phong cho lối thâm nhập thực tế để điều tra, khám phá hiện thực.

Các tác giả sử dụng bút pháp tả chân để dựng lên một bức tranh chi tiết và thật nhất về từng lớp người cụ thể. Các yếu tố thuộc về ngoại hình, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật đều được tái hiện chân thực như ở ngoài đời. Từng cảnh tượng, sự việc đều được miêu tả sinh động bằng góc nhìn hiện thực, giúp người đọc hình dung cụ thể nhất về đời sống, tính cách, phẩm chất của từng lớp người trong xã hội đương thời.

Ngôn ngữ là một phương tiện đắc lực và các nhà văn viết phóng sự giai đoạn này đã thành công trong việc sử dụng sáng tạo và đa dạng phương tiện này. Các khẩu ngữ, tiếng lóng, thành ngữ, tục ngữ hay từ ngữ Âu hóa đều được các tác giả vận dụng một các triệt để, chứng tỏ khả năng thâm nhập sâu sát vào thực tế đời sống, hấp thụ ngôn ngữ từ chính đời sống hàng ngày của con người. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các tác phẩm phóng sự.

Những hình thức nghệ thuật trên là phương tiện phản ánh hiện thực, thể hiện tài năng tiếp cận, quan sát, khám phá và thể hiện con người của các nhà phóng sự. Phương pháp tiếp cận hiện thực và các hình thức nghệ thuật trên đã được các nhà báo hiện đại kế thừa và phát huy.

KẾT LUẬN

Vấn đề con người trong văn học chưa bao giờ là cũ, bởi con người là tâm điểm của mọi sáng tác ở mọi thời đại. Tuy nhiên, mỗi thể loại, mỗi giai đoạn sẽ có cách khám phá về con người khác nhau. Tìm hiểu Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 chúng tôi nhận thấy rõ những vấn đề cơ bản sau:

1. Quan niệm về con người trong văn học là một vấn đề lí luận quan trọng, chi phối sáng tác văn học ở các thời đại. Nếu như con người được thể hiện trong văn học dân gian là con người tự nhiên với cả phần bản năng và ý thức, con người trong văn học trung đại chủ yếu là con người vũ trụ, con người đạo đức, con người đấng bậc thì con người trong văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 chủ yếu là con người cá nhân, con người là sản phẩm của hoàn cảnh. Phóng sự là một thể loại văn học hiện đại ra đời muộn nhưng đạt được những thành tựu lớn với nhiều tác phẩm giá trị. Trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945, con người được khám phá ở góc độ con người cá nhân, chịu tác động bởi hoàn cảnh, nhưng chính con người cũng tạo nên sự thay đổi của chính mình. Với đặc tính phi hư cấu của thể loại, con người được phản ánh trong phóng sự là con người có thật ngoài đời chứ không phải là sản phẩm của hư cấu tưởng tượng. Phóng sự 1932 – 1945 thuộc đối tượng tìm hiểu của luận văn là những phóng sự văn học nên nhân vật được xây dựng trong tác phẩm không chỉ đảm bảo tính phản ánh khách quan người thật việc thật mà còn mang tính điển hình, tiêu biểu cho một lớp người trong xã hội. Mỗi tác phẩm đều thể hiện cái nhìn, đánh giá chủ quan, nhiều chiều của tác giả.

2. Đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Trong một xã hội đang trên đường đô thị hóa, tình trạng phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc. Trong khi một bộ phận quan lại, ông chủ, bà chủ sống sung túc, giàu sang nhưng độc ác và lắm thói hư tật xấu thì người dân lao động nghèo sống kiếp cơ hàn, dẫu

cực nhọc mà cuộc đời không thể khá lên được. Trong xã hội Tây – Ta lẫn lộn đó, rất nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh, đầy rẫy những thói rởm đời, các nhân vật dở ông dở thằng, dở cô dở cậu, dở người dở ngợm… Người ta sẵn sàng bịp nhau để kiếm chác, dù là người thân thiết cũng không tha. Các tác giả cũng không ngần ngại chỉ ra tình trạng tha hóa nhân cách của một bộ phận lớp người dưới đáy trước sự bóc lột thậm tệ của tầng lớp trên. Các nhà phóng sự cũng đồng thời thể hiện thái độ đồng cảm xót thương trước nỗi thống khổ của người lao động nghèo, gián tiếp hoặc trực tiếp lên án những thủ đoạn bóc lột, những thói hự tật xấu của bọn người có quyền và có tiền, chỉ ra sự bất công, tàn bạo, thối nát của xã hội thực dân nửa phong kiến. Dựng lên một bức tranh xã hội đầy sức tố cáo, các tác giả phóng sự không chỉ cảnh tỉnh xã hội mà còn cảnh tỉnh lương tri của con người, đánh thức những thiên lương đang bị hủy hoại hoặc còn lại của những con người bị coi là cặn bã của xã hội. Đề cập đến những vấn đề nhức nhối về thân phận con người trong một xã hội “khốn nạn”, “chó đểu”, các tác giả phóng sự đã viết bằng cả tình cảm chân thành và ý thức công dân đầy trách nhiệm.

3. Để thể hiện chân xác đặc điểm của từng tầng lớp con người cụ thể trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945, các cây bút phóng sự đã vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo các hình thức nghệ thuật. Sự “nhà nghề” của các nhà báo thể hiện trong việc lựa chọn và tiếp cận đối tượng con người. Tác giả đã “khoanh vùng đối tượng” và chọn lấy một “mẫu người” tiêu biểu nhất, đủ để đại diện cho một lớp người, từ đó làm thân, làm quen để khai thác thông tin chân thật và chi tiết về lớp người đó. Một số tác giả đã nhập vai là người trong cuộc, tự mình trải nghiệm cuộc sống của người lao động nghèo để thấu hiểu mọi nhẽ và tìm hiểu mọi góc khuất của hiện tượng. Tác giả sử dụng bút pháp tả chân để phản ánh chân thật tất cả những điều đã ghi nhận được trong quá trình điều tra. Từ việc tả người đến tả cảnh, kể sự việc, từ ngoại hình đến hành động, suy nghĩ của con người đều được nhà văn viết một cách “đời” nhất,

khiến người đọc nhiều khi cũng phải ám ảnh, rùng mình hoặc căm tức, bất bình, hoặc thương xót, hoặc chua chát trước hiện thực xã hội. Bên cạnh bút pháp tả chân thì việc sử dụng sáng tạo và đa dạng các lớp ngôn từ khác nhau đã giúp tác giả thể hiện tự nhiên và chân xác nhất về từng lớp người cụ thể trong xã hội. Những khẩu ngữ, tiếng lóng, những thành ngữ tục ngữ, từ ngữ châm biếm hay lớp từ Âu hóa đều được nhà văn vận dụng thanh thục khi viết những trang phóng sự. Đó là tài năng và cũng là khả năng thâm nhập thực tế sâu sắc, sự trải đời của những nhà văn, nhà báo. Những nghệ thuật phóng sự này đã được các nhà báo ở giai đoạn sau học tập và phát huy. Phóng sự hiện đại sau này đã có sự hỗ trợ của nhiều phương tiện kĩ thuật hơn nhưng cách lựa chọn, tiếp cận và khai thác thông tin ở đối tượng, quan điểm hiện thực, cái nhìn biện chứng khi điều tra, khám phá, tinh thần nhập cuộc, dấn thân của các nhà phóng sự giai đoạn 1932 – 1945 vẫn là một bài học nghề nghiệp được các nhà báo hiện đại kế thừa, phát triển để thực hiện được tôn chỉ, mục đích của thể loại này: phản ánh thật nhất những vấn đề thời sự của hiện thực xã hội và con người.

4. Kế tiếp từ phóng sự giai đoạn 1932 – 1945, phóng sự hiện đại hướng đến thể hiện chân thực mọi vấn đề của đời sống con người trong thời đại mới. Vấn đề con người cá nhân, cái Tôi cá nhân được khai thác sâu sắc hơn. Phóng sự hiện đại bên cạnh thể hiện đời sống vật chất, đời sống tinh thần còn có nhiều tác phẩm đi sâu khám phá thế giới tâm linh của con người – một mảng hiện thực bí ẩn mà khoa học cũng chưa có lời giải cuối cùng. Điều đó càng chứng tỏ, thế giới con người có vô vàn vấn đề được đặt ra và phóng sự đã thực hiện được chức năng của nó là phản ánh chân thực, cụ thể, sâu sắc hiện thực đời sống, cung cấp nguồn tư liệu hữu ích cho các nhà xã hội học, sử học, văn hóa học… Từ việc thực hiện đề tài này, chúng tôi có thể mở rộng hướng nghiên cứu đến phóng sự hiện đại, tìm hiểu cách khám phá, thể hiện con người của phóng sự thời đại mới, góp thêm tiếng nói khẳng định giá trị của thể loại phóng sự trong văn học hiện đại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ văn hoá thông tin và thể thao- Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

2. Nguyễn Đình Chú (1991), Về giai đoạn văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX-1945 (tài liệu bồi dưỡng môn văn lớp 11), Vụ giáo viên, Hà Nội.

3. Nguyễn Đức Dũng (1996), Các thể ký báo chí, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

4. Phan Cự Đệ - chủ biên, Nguyễn Hoành Khung, Trần Hữu Tá - sưu tầm, biên soạn (2000), Tổng tập văn học Việt Nam, 29, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Hà Minh Đức (1962), Tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Hồ Thế Hà (2015), Đặc điểm không gian nghệ thuật trong phóng sự của Vũ

Trọng Phụng, www.baomoi.com, ngày 20/08/2016.

7. Trần Thị Việt Hà (2006), Đặc điểm phóng sự của Vũ Trọng Phụng, LVThS Ngữ Văn, Trường Đại học Vinh, Nghệ An.

8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi - chủ biên (2007), Từ điển thuật

ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Lê Thị Đức Hạnh (1989), “Nhìn lại việc đánh giá Vũ Trọng Phụng, suy nghĩ về vấn đề đổi mới tư duy trong nghiên cứu văn học”, Tạp chí Văn học (1), Hà Nội.

10. Lê Thị Đức Hạnh (2013), Văn chương và nhân cách Nguyễn Đình Lạp,

nhavantphcm.com.vn, ngày 20/08/2016.

11. Nguyễn Thị Bích Hòa (2008), Đề tài nông thôn trong phóng sự văn học

Việt Nam 1930 – 1945, LVThS Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm

Thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.

12. Trần Thị Huyền (2012), Đặc trưng phóng sự Vũ Trọng Phụng, LVThS

13. Phùng Văn Khai (2014), Vũ Trọng Phụng – Cây bút phóng sự lừng danh, nhà

văn tiền chiến xuất sắc, www.baomoi.com, ngày 20/08/2016.

14. Phan Khôi (1956), “Không đề cao Vũ Trọng Phụng chỉ đánh giá đúng”, Vũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con người trong phóng sự việt nam giai đoạn 1932 1945 (Trang 108 - 119)