Phương thức lựa chọn con người làm đối tượng phản ánh của phóng sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con người trong phóng sự việt nam giai đoạn 1932 1945 (Trang 87 - 89)

CHƯƠNG 2 : CÁC TẦNG LỚP CON NGƯỜI TRONG PHÓNG SỰ

3.1. Phương thức lựa chọn, tiếp cận con người của phóng sự 1932-1945

3.1.1. Phương thức lựa chọn con người làm đối tượng phản ánh của phóng sự

Phóng sự đòi hỏi phản ánh hiện thực một cách thời sự, nhanh chóng, chuẩn xác, đảm báo tính khách quan và không được hư cấu. Bởi vậy, việc lựa chọn đối tượng điều tra, khám phá của các tác giả là vô cùng quan trọng. Giữa dòng chảy bộn bề của hiện thực, việc lựa chọn đối tượng nào để bật lên “cái thần” của hiện thực, bản chất của vấn đề phụ thuộc vào năng lực và góc nhìn của người viết. Để phản ánh chân thực, rõ nét đời sống vật chất, tinh thần của các giai cấp, tầng lớp người trong xã hội Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà phóng sự giai đoạn này đã rất nhanh nhạy, tinh tế và sắc sảo, lựa chọn những con người tiêu biểu làm đối tượng phản ánh trong tác phẩm của mình, để từ đó khái quát hiện thực, mang đến cho người đọc cái nhìn “toàn cảnh” và chi tiết về một bộ phận người nào đó trong xã hội. Đối tượng lựa chọn của các nhà phóng sự không phải là đám đông láo nháo đủ mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội nhốn nháo mà họ là những con người cụ thể, đại diện cho một tầng lớp. Để rồi, từ lớp người cụ thể ấy, tác giả lại tuyển chọn lấy một “mẫu người” tiêu biểu nhất, xem đây là một “bằng chứng sống” đầy sức thuyết phục để phản ánh chân xác mọi vấn đề của lớp người này, từ công việc, đời sống vật chất đến những suy nghĩ, tình cảm, thái độ của họ trước cuộc đời. Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp, Vũ Trọng Phụng là những cây bút phóng sự tiêu biểu đã tỏ ra rất “nhà nghề” trong việc lựa chọn những “mẫu người” làm đầu mối cho công cuộc điều tra, khảo cứu của mình về một lớp người cụ thể nào đó trong xã hội thành thị Việt Nam đương thời.

Viết phóng sự đầu tay Tôi kéo xe, nhà văn Tam Lang “muốn phác họa

nghề để tìm hiểu về hạng người này.Với “thâm niên”12 năm trong nghề “người kéo người”, anh Tư S. nắm rõ hơn ai hết mọi “bí kíp” của nghề và cũng từng nếm trải tất cả nỗi cơ cực của một cuộc đời cu-li xe kéo. Anh Tư S có thể xem là một con người tiêu biểu cho các “giai đoạn phát triển”, cho nội tâm cũng như ngoại hiện, đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của một hạng người cùng đinh trong xã hội thành thị Việt Nam đương thời: phu kéo xe. Việc lựa chọn Tư S để làm nổi bật cuộc đời, số phận của lớp này là một sự khôn ngoan, tinh tế của nhà báo Tam Lang.

Lựa chọn con người cụ thể, tiêu biểu cho một bộ phận người muốn khám phá, phản ánh cũng là phương thức mà nhà văn Nguyễn Đình Lạp đã sử dụng trong thiên điều tra Thanh niên trụy lạc và phóng sự tiểu thuyết Ngoại ô, Ngõ

hẻm của mình. Để làm rõ cái sự ăn chơi sa đọa của thanh niên Hà Thành lúc

bấy giờ, nhà văn đã theo chân Minh và Kính, những “thanh niên tiêu biểu”, những con người quên ngày tháng, quên cả bản thân và gia đình trong những cuộc vui say, hoan lạc không có điểm dừng. Cái kết bệnh nặng của Minh cũng như thái độ “lạnh lùng” của Kính trước sự đau đớn thảm hại của “bạn đồng hành” cũng là tiêu biểu cho hậu quả và sự tha hóa của con người trong lối sống trụy lạc. Trong Ngoại ô, Ngõ hẻm, nhà văn lại lựa chọn cuộc sống của gia đình bác Vuông và gia đình anh Nhớn để làm nổi bật cuộc sống bần hàn, cơ cực của người dân nghèo vùng ngoại ô. Những sóng gió mà gia đình bác Vuông, anh Nhớn liên tiếp phải trải qua, đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của họ là tiêu biểu cho những người dân vùng ven đô này.

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn có tài nắm bắt hiện thực, lựa chọn đối tượng phản ánh. Phóng sự Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng viết về hạng người cờ bạc bịp, nhà văn đã lựa chọn ông Ấm B. – một ông trùm của “đảng bịp” để hiểu tường tận mọi thủ đoạn được dàn dựng trong mỗi canh bạc. Trong thiên Kỹ nghệ lấy Tây, nhà văn họ Vũ đã lựa chọn đối tượng là những me Tây lấy lính lê dương – loại mạt hạng nhất của nghề lấy Tây để tìm hiểu về lớp

người này. Thâm nhập vào “làng me”, nhà văn cũng lựa chọn tiếp cận những “me Tây cự phách”, thiện nghệ trong nghề là bà hoàng hậu Ách Nhoáng, bà Kiểm Lâm…và đối tác của họ là anh lính già “cự môn thê thiếp” Đi-mi-tốp, sau đó là nhân vật “sắp vào nghề” – cô đầm lai SuZanne và anh lính trẻ đẹp trai Hiếc - Tôn để khám phá những “kỹ nghệ” của cái nghề đặc biệt này cũng như cuộc đời, số phận của họ. Để tìm hiểu sâu sắc số kiếp gái mãi dâm, trong thiên phóng sự Lục sì, nhà văn Vũ Trọng Phụng không chỉ lựa chọn tiếp cận những “cô thợ” tiêu biểu của “kỹ nghệ mãi dâm” như Thị Lành, Thị Yến mà còn tìm đến cả Giám đốc nhà lục sì kiêm Giám đốc ngạch vệ sinh thành phố, ông Joyeux, người am hiểu tường tận về nghề này để tìm hiểu những bi kịch, những ngón nghề và cả những tình cảm, suy nghĩ của những phụ nữ làm đĩ.

Phương thức lựa chọn con người làm đối tượng phản ánh để từ đó tìm hiểu về một tầng lớp người trong xã hội chính là một biện pháp nghệ thuật thể hiện sự nhạy bén của các cây bút phóng sự. Việc “khoanh vùng đối tượng” và lựa chọn con người tiêu biểu, đại diện cho một lớp người đã giúp các nhà văn nắm bắt được “cái thần”, khám phá ra những đặc điểm nổi bật nhất của lớp người đó. Đó cũng là thành công đầu tiên của các nhà văn Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp, Vũ Trọng Phụng trong việc dựng lên bức tranh chân thực, sống động nhất về Con người trong xã hội Việt Nam những năm 30 cuả thế của kỉ XX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con người trong phóng sự việt nam giai đoạn 1932 1945 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)