Ngôn ngữ châm biếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con người trong phóng sự việt nam giai đoạn 1932 1945 (Trang 106 - 108)

CHƯƠNG 2 : CÁC TẦNG LỚP CON NGƯỜI TRONG PHÓNG SỰ

3.3. Ngôn ngữ thể hiện con người trong phóng sự 1932 – 1945

3.3.2. Ngôn ngữ châm biếm

Trong xã hội Việt Nam những năm 30, 40 của thế kỉ XX, sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc. Các tầng lớp thượng lưu như quan lại, ông chủ, bà chủ thì giàu có nhưng keo kiệt và lố bịch, tìm đủ mọi cách để bóc lột những người lao động nghèo khổ, bần hàn. Đồng thời, rất nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh như nạn mãi dâm, nạn cờ bạc, trộm cắp, thanh niên thì ăn chơi đàng điếm không biết đến tương lai. Ngôn ngữ châm biếm được sử dụng triệt để để phán ánh những lớp người này. Ngôn ngữ châm biếm được sử dụng nhiều nhất khi viết về tầng lớp thượng lưu trong xã hội, là những ông quan lại, ông chủ, bà chủ, cô chủ. Trong phóng sự Tập ảnh, nhà văn Tam Lang đã mỉa mai Quan Hàn một cách sâu cay:“Rồi gặp vận tấy, “quan” đã trở nên quan Hàn; “quan” đã lấy

cái bài ngà Hàn lâm đeo trước ngực để che lấp cái quá khứ chẳng…thơm tho gì của “quan”. “Quan” đã rắp chôn sâu cái mỉa mai của số phận ấy đến tận bùn đen cho nó mất tăm mất tích”. [45; tr. 192]. Cụ Thừa Hào coi công việc

chính của mình là “khoét xu” thiên hạ được nhà văn đưa lên trang giấy với sự đả kích mạnh mẽ: “Với số tiền chẳng phải là tiền mồ hôi nước mắt, cụ sắm một

bộ xa-lông lát, “mua” một thằng đầy tớ để tối tối cho nó chia tổ tôm hầu. Cái chí khí hăng hái lúc còn là một anh thư sinh “mặt trắng”, cụ đã đem di dưới gót, vùi thật chặt, thật sâu” [45; tr. 194]. Làm quan phụ mẫu nhưng những

người như Quan Hàn, Cụ Thừa Hào đã không những không chăm lo cho con dân mà còn lợi dụng chức quyền để kiếm chác, để bóc lột dân lao động. Đôi lúc, lời lẽ đả kích của nhà văn thật mạnh mẽ, quyết liệt khi phê phán sự xấu xa của quan lại. Tam Lang đã phê phán quan phủ Nguyễn Lập Lễ “Có điều, trong

khi mở mồm chửi rủa những người làm báo…, có lẽ quan phủ Lễ cũng quên bẵng hẳn cái nghề báo đã đẻ nổi ra những đứa con làm đến thượng thư, tổng đốc, nghĩa là những người còn đáng bậc sư phụ, ngồi trên đầu trên cổ ông

Nguyễn Lập Lễ, Tri phủ Nho Quan.” [45; tr. 119]. Với những ông chủ phục sức

cho mình để “giống Tây” một cách lố bịch thì tác giả mỉa mai: Ông Morit…Vồ luôn băn khoăn vì mũi mình không được “lõ”, “nhưng nhìn đến mớ tóc quăn,

mớ tóc mỗi tuần lễ phải chịu cái tội quằn mình một lần giữa hai càng kìm uống của anh thợ cạo, ông lại tự yên ủi được ngay lúc đó, vì ngay lúc đó, ông tự nghĩ: Tây cũng có lắm người mũi không lõ, còn An Nam thì “đích thật” là không có ai tóc quăn bao giờ” [45; tr. 180]. Ngôn ngữ châm biếm của nhà văn

đã phê phán sự “mất gốc”, học đòi Âu hóa một cách lố bịch của những con người tự xưng là thượng lưu này. Các bà, các cô phụ nữ tân thời cũng là đối tượng châm biếm của các cây bút phóng sự. Trong Lọng cụt cán, nhà báo Tam Lang đã mỉa mai các bà trưởng giả ở Hà Nội, vì quá sung sướng đầy đủ mà khởi xướng những chuyện “chẳng đâu vào đâu”: Vấn đề phụ nữ nên dùng giầy

hay dép để đi lượn” [45; tr. 113].

Trong thiên Thanh niên trụy lạc, Nguyễn Đình Lạp đã châm biếm sự ăn chơi sa đọa, lí tưởng sống đồi bại của thanh niên Hà Thành đương thời: “bây giờ

thanh niên thờ một lý tưởng: khoái lạc, đuổi một mục đích: tiền tài, dõi một ý muốn: cười cợt. Thanh niên chỉ có một ý đinh thỏa mãn vật chất và giày xéo lên hết để đạt cái ý định ấy” [45; tr. 208]. Những thói ăn chơi đó đã khiến thanh niên

ngày càng phạm vào tội lỗi, đến mức không còn thấy hành động của mình là tội lỗi nữa: “Họ vui vẻ hứng lấy tội lỗi. Họ sung sướng nhúng tay vào tội lỗi. Họ

hăng hái lao đầu vào tội lỗi. Bởi vì, người nào càng làm nhiều tội lỗi phi thường thì lại càng được bạn bè tôn phục là lịch duyệt..” [45; tr. 251]

Có thể thấy, việc sử dụng những từ ngữ có sắc thái châm biếm là một trong những thủ pháp nghệ thuật làm tăng giá trị tả chân của các thiên phóng sự. Các tác phẩm vì thế không chỉ có giá tị phản ánh hiện thực mà còn thể hiện rõ thái độ, quan điểm của nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con người trong phóng sự việt nam giai đoạn 1932 1945 (Trang 106 - 108)