Người lao động nghèo lương thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con người trong phóng sự việt nam giai đoạn 1932 1945 (Trang 41 - 78)

CHƯƠNG 2 : CÁC TẦNG LỚP CON NGƯỜI TRONG PHÓNG SỰ

2.1. Một số tầng lớp dưới đáy xã hội

2.1.1. Người lao động nghèo lương thiện

Dưới chính sách cai trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đời sống của nhân dân Việt Nam đã rất nghèo khó, nhất là những người nông dân và lao

động nghèo đô thị. Người lao động làm việc chăm chỉ nhưng cái nghèo cái khó cứ đeo đuổi, đẩy họ vào hoàn cảnh bi kịch. Ngay cả khi việc làm ăn buôn bán diễn ra bình thường thì họ cũng đã khó mà có thể khấm khá được, đằng này lại thêm chính sách cai trị vô lý, những cấm đoán của chính quyền. Tuy nhiên, điều đáng quý nhất là ở họ vẫn luôn sáng lên phẩm chất lương thiện, không bị tha hóa bởi hoàn cảnh. Bộ phận người lao động nghèo lương thiện được phản ánh trong phóng sự tiểu thuyết Ngoại ô, Ngõ hẻm của nhà văn Nguyễn Đình Lạp.

Trong hai tác phẩm này, Nguyễn Đình Lạp đã tìm hiểu và phản ánh sâu sắc đời sống của những người dân lao động nghèo vùng ngoại ô Hà Nội, khu vực Ô Cầu Rền, Bạch Mai. Họ là những người làm nghề giò chả như vợ chồng bác Vuông, bán phở như bác Mỗ, bán thịt chó như bác Cả Thìn, bán thịt lợn như bà Cả Nẫm, bán cháo lòng như bà ba Sửu, bán thịt trâu, làm đồ tể (Nhớn, Sẹo), làm cô đầu (Huệ)… Trong đó, nhân vật chính của Ngoại ô là vợ chồng bác Vuông giò chả và của Ngõ hẻm là vợ chồng Khuyên (con gái bác Vuông).

Viết phóng sự này, nhà văn Nguyễn Đình Lạp muốn phản ánh chân thực

nỗi thống khổ, bi kịch của những người dân nghèo ngoại ô trước những giông

tố cuộc đời. Cuộc sống bình yên thì họ cũng đã sẵn cái nghèo truyền kiếp, thêm những giông tố bất ngờ thì họ điêu đứng và gục ngã. Gia đình bác Vuông ở trong xóm Hàng Mã, Ô Cầu Rền, trong “Một căn nhà tranh lụp xụp …rất thấp,

rất hẹp, tựa hồ như một cái nón úp xuống mặt đất, khí trời và ánh sáng bên ngoài khó lòng mà vào được tận nơi, cũng như những mùi ẩm mốc bên trong không bao giờ bay hết được ra ngoài” [45; tr. 367] . Mỗi khi trời mưa, nước

ngập cả xóm, nhà bác Vuông có khi nước mấp mé chân giường, giun và cóc đều nhoai lên, ẩm ướt nên gián vỡ tổ bay tung rúc vào đống quần áo còn muỗi thì nhiều vô kể, có thể giơ tay vốc được. Họ làm ăn chăm chỉ, chất phác nhưng dường như ông giời chưa cho khá. Hai vợ chồng bác Vuông chăm chỉ bảo ban nhau làm ăn, chẳng mấy khi cãi vã, nhưng cái nghèo cứ như truyền kiếp và bám theo đeo đẳng. Của cải ba mẹ bác để lại chỉ là “cái thúng đi hàng và cái đèn

chai”. Đến bây giờ, gia tài của bác có lẽ cũng chỉ có vậy. Nhưng đó là cuộc

sống lúc bình yên. Đằng này, lệnh trên ban xuống cấm những người bán hàng rong ở ngoại ô vào thành phố bán đã như một tiếng sét ngang tai, cướp đi sinh kế vốn đã khó khăn của họ. Sự khám xét, bắt bớ diễn ra, hàng làm ra bị ế không bán được, những người làm hàng ở xóm Hàng Mã, Bạch Mai, Văn Chỉ… rơi vào cảnh điêu đứng. Gia đình bác Vuông cũng không ngoại lệ. Vợ chồng bác cũng tìm mọi cách để cứu thoát cái gia đình đương cơn hấp hối, nhưng “họa vô đơn chí”, của cải trong nhà thì bị kẻ vô nhân lừa lọc vào chuyện đút lót quan

để được vào thành phố bán hàng, bác Vuông gái giả chửa đeo thịt vào người đem bán trong thành phố thì bị bắt, rồi bị tả mà đột ngột qua đời, con gái lớn – Khuyên thì bỏ nhà đi theo tiếng gọi của tình yêu khiến bác Vuông bị coi thường, khinh bỉ... Ngần ấy cơn giông tố ập đến một cách gần như liên tiếp, chưa đỡ nổi cơn này thì cơn khác lại ập đến, khiến cho một trụ cột gia đình như bác Vuông trở nên mất phương hướng, điêu đứng và gục ngã: Kinh tế sa sút, thiếu ăn từng bữa, sức khỏe sa sút. Bác Vuông vì khổ quá, uất ức quá mà hóa điên. Đêm, bác chỉ toàn mơ thấy những cảnh tượng chết chóc, máu me ghê gớm và tỉnh dậy thì bàng hoàng sợ hãi. Bác Vuông thực sự bị suy nhược cả về thể xác lẫn tinh thần, luôn sống trong lo lắng, sợ sệt. Những cơn điên ban đầu còn thi thoảng, rồi sau thì điên thật, cứ xé toang quần áo rồi tung tăng ra ngoài phố đâm cả vào người qua lại. Tên của vở chèo mà người ta đem đi quảng cáo“cũng một

kiếp người”[45; tr. 481] cũng là câu nói đầy trăn trở của cô đầu Huệ ở cuối

phóng sự Ngoại ô đã là một lời than đầy đau xót cho số kiếp người lao động nghèo vùng ngoại ô những năm 30 của thế kỉ XX dưới những chính sách cai trị bất công của chính quyền thực dân nửa phong kiến.

Ngõ hẻm chính là một sự tiếp nối từ Ngoại ô, nhà văn khai thác sâu hơn

về số phận con người với những éo le, góc khuất. Cũng như cuộc đời bố mẹ, cuộc đời vợ chồng Khuyên – Nhớn cũng không khá hơn là mấy. Hai người cùng nhau bỏ làng đi ra Hải Phòng, nhưng vì công việc phu mỏ vất vả, sức khỏe

Khuyên yếu dần nên họ lại về ở xóm Bạch Mai, làm những công việc lao động nặng nhọc để kiếm sống qua ngày. Những con người nghèo khổ muốn ra đi để tìm một cuộc sống mới với hi vọng sẽ tốt đẹp hơn, nhưng sự nghèo khó, hoàn cảnh éo le lại mang họ về với “chốn cũ” – nơi sự đói nghèo và tù túng luôn bủa vây lấy họ. Cũng như gia đình bác Vuông, gia đình Nhớn cũng liên tiếp gặp cơn sóng gió, từ việc vợ anh – Khuyên gặp tai nạn phải sinh non, con ốm yếu lên sài lên đẹn đến việc anh bị bắt tạm giam, bị Ba Sự và Cún móm lừa, Khuyên vì bảo toàn trinh tiết mà giết Ba Sự… Sóng gió ào ạt không ngừng khiến vợ chồng Nhớn điêu đứng, có lúc tưởng như gục ngã hoàn toàn.

Viết Ngoại ô, Ngõ hẻm, tác giả Nguyễn Đình Lạp không chỉ tìm hiểu đời sống vật chất mà còn muốn khắc họa đời sống tinh thần của những người

dân nghèo ngoại ô. Xóm Hàng Mã – nơi gia đình bác Vuông ở, mọi người tuy

nghèo nhưng đều yêu thương chia sẻ với nhau, theo đúng lối “hàng xóm tối lửa

tắt đèn có nhau”. Gia đình bác Vuông có việc thì các bác hàng xóm đều xắn

tay giúp sức. Vào dịp Tết, vợ chồng bác Vuông nhận được nhiều đơn hàng bánh chưng, giò chả, thì hàng xóm xa gần đều giúp đỡ, từ gia đình bác bán thịt trâu bên cạnh đến bác Nhớn, bác Sẹo đồ tể. Cuộc sống lao động vất vả nhưng họ vẫn luôn tràn ngập tiếng cười. Những người dân nghèo vẫn yêu thương đùm bọc nhau. Bác Vuông vất vả mới bán được thúng hàng độ đồng bạc nhưng đã không ngần ngại đưa cho cô đầu Huệ vay để mua thuốc, vì cô này mới bị một kẻ ghen ăn tức ở thuê người đánh đập, hành hạ. Hành động nghĩa hiệp cứu người của bác Vuông, bác Mỗ, bác Thịnh khiến người đọc phải khâm phục. Không chỉ vậy, ở những người dân nghèo, khát vọng hạnh phúc vẫn luôn cháy bỏng. Sự việc bác phở Mỗ hỏi Khuyên – con gái lớn của bác Vuông cho thằng Pháo con trai mình, sự ngượng ngùng e thẹn của Khuyên khi bố mẹ nói đến chuyện “lấy chồng” cũng như tình yêu đến bất ngờ và mãnh liệt giữa Khuyên và bác đồ tể Nhớn chính là sự thể hiện mạnh mẽ khát vọng hạnh phúc của người

dân lao động, muốn vượt thoát ra khỏi thế giới tù túng, chật hẹp của những luật lệ hà khắc, cổ hủ “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.

Trong tiểu thuyết phóng sự Ngõ hẻm, nhà văn Nguyễn Đình lạp cũng

khẳng định, đề cao những phẩm chất tốt đẹp, trong sáng ở người lao động nghèo: sự thủy chung, lòng vị tha, tương thân tương ái. Khi nhận ra ý định đen tối của Ba Sự, Khuyên đã một mực chống cự, một lòng chung thủy với chồng, đâm chết Ba Sự để bảo toàn danh tiết. Lão Ất, dẫu chỉ là người hàng xóm, nhưng rất ân cần quan tâm mọi người, nhất là gia đình Khuyên. Khi sự việc xảy ra, lão Ất đã nhận là mình giết Ba Sự, để Khuyên được bình yên lo cho chồng con. Trong khi gia đình Nhớn gặp khó khăn, vợ chồng Sẹo – Bưởi đã hết lòng giúp đỡ. Sau những hiểu nhầm, tình bạn của Nhớn, Sẹo vẫn thắm thiết như xưa. Tin sau những ghen tuông đã rộng lượng mở lòng để yêu thương Còi. Có thể nói, những người dân lao động nghèo, họ thật thà, chất phác và sẵn lòng yêu thương, vị tha. Những phẩm chất đáng quý đó là sợi dây gắn kết họ với nhau sau bao nhiêu giông bão cuộc đời, giúp họ cùng nhau đối phó với sự độc ác, nham hiểm của bọn người có quyền và có tiền.

Phóng sự Ngoại ô và Ngõ hẻm nối tiếp nhau, cho người đọc thấy được bức tranh khá hoàn chỉnh về cuộc đời, số phận của những người dân nghèo ngoại ô – một tầng lớp người trong xã hội Việt Nam những năm 30, 40 của thế kỉ XX. Cái nghèo truyền kiếp đeo bám họ. Những chính sách hà khắc của chính quyền, những thủ đoạn nham hiểm của bọn người có tiền, có quyền đã khiến số phận những người lao động nghèo càng thêm điêu đứng, suy nhược cả về thể xác lẫn tinh thần. Tuy nhiên, trải qua bao sóng gió dập vùi, ở người lao động vẫn sáng lên những phẩm chất đáng quý, đó là khát vọng hạnh phúc, tình cha con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn, xóm làng. Đó là những cái phao tinh thần họ còn giữ được để giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Nhà văn đã thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của những con người lao động lương thiện. Tư tưởng nhân

đạo này, ta đã từng thấy trong sáng tác của Nam Cao, Ngô Tất Tố. Phẩm chất cao quý của người lao động luôn là điểm nhấn làm nên giá trị của tác phẩm.

2.1.2. Người lao động bị tha hóa bởi hoàn cảnh

2.1.2.1. Phu kéo xe

Xe kéo là một phương tiện giao thông “hiện đại” đã theo chân thực dân Pháp vào Việt Nam, đầu tiên ở Hà Nội vào cuối thế kỉ XIX. Từ chiếc xe tay đầu tiên do công sứ Bonnal đem về từ Nhật Bản, số lượng xe tay ngày càng tăng lên, đến năm 1901, Hà Nội có tới 728 chiếc và như thế cũng có từng ấy người phu xe. Khái niệm “anh xe” đã xuất hiện cùng với những chiếc xe kéo như vậy. Vấn đề đời sống của tầng lớp phu xe kéo cũng từ đó trở thành đối tượng quan tâm của văn học. Truyện ngắn Người ngựa, ngựa người (1931) của nhà văn Nguyễn Công Hoan khi ra đời đã gây xúc động mạnh ở độc giả về một bộ phận dân nghèo thành thị mới xuất hiện trong xã hội Việt Nam đương thời. Đến năm 1932, khi phóng sự Tôi kéo xe của nhà báo Tam Lang được trình làng thì vấn đề đời sống tầng lớp phu kéo xe đã được đặt ra, tác động đến không chỉ người đọc mà còn là nhà quản lý, nhà xã hội học.

* Nỗi cơ cực của phu kéo xe

Trong vai một người phu kéo xe mới vào nghề, Tam Lang trải nghiệm những nỗi cơ cực của phu xe. Đồng thời, ông đã lân la bắt chuyện, làm quen với một phu xe lành nghề là anh Tư S, chứng kiến nơi ăn chốn ở và lắng nghe câu chuyện của cuộc đời làm cu-li xe của anh. Mới hay, phu xe kéo là kiếp “người ngựa” khổ nhục, cái ăn - ở - mặc đã thiếu thốn mà việc làm thì cực nhọc, lại thường xuyên bị đánh đập thậm tệ nếu không đủ tiền nộp thuế.

Theo chân một phu xe, tác giả biết được rằng nơi ở qua đêm của họ là bãi Cơ – Xá – Nam – cái tổ của một bọn người nghèo khổ, “cái sọt rách chứa

đầy rác rưởi dưới chân những dinh thự nguy nga” [45; tr. 32], trong những “gian nhà lá vách xiêu cột vẹo”[45; tr. 32]. Thức ăn của họ là những món “lợm

lòng” như món “sáo bò”, “cá rán”, “đậu phụ rán”, “giả cầy” của một hàng cơm

nóng sốt kì thực chỉ là một bát canh đục ngầu như nước cống với “mấy khoanh

lòng bò lều bều nổi như xác chết đuối dưới mấy đám hành răm”[45; tr. 30], chỉ

mới và vào miệng mà “dạ dầy…nó đi một mạch từ bụng lên cổ”[45; tr. 30].

Quần áo họ mặc là loại quần áo cũ kĩ, đặc mùi chuồng ngựa – mùi mồ hôi sà vằn. Đó là mùi mồ hôi của hàng trăm người nó đã ăn chết vào những sợi vải

kinh niên thỉnh thoảng mới được rũ giặt một lần, mà có giặt, chắc cũng chỉ ngã qua vào chậu nước [45; tr. 20]. Trời nắng hay mưa thì phu kéo xe cũng chỉ có

độc một chiếc nón lá ba đồng xu trên đầu, lúc nào cũng dùng đến. Ngôn ngữ tả thực có chút cường điệu của Tam Lang đã cho thấy đời sống vật chất của những cu-li kéo xe đều ở mức dưới đáy, không đáng là của một con người.

Vật chất thiếu thốn nhưng họ phải làm việc cật lực, vất vả, kiếm được bát cơm mà như chan cả mồ hôi, nước mắt. Chỉ một cuốc xe mà Tam Lang đã thấy “như mất hết thịt ở hai gót chân, chỉ còn trơ cái xương nhói buốt”, “miệng

thở, mũi thở rồi đến cả tai cũng thở”, “mồ hôi thì toát ra như mồ hôi trõ” [45;

tr. 23]. Vậy mà phu kéo xe phải kéo bao nhiêu cuốc một ngày? Bao nhiêu ngày một tháng? Bao nhiêu tháng một năm? Đấy là còn chưa kể những cuốc kéo xe mà cảnh tượng nhìn thấy là một nghịch lí: một phu kéo xe gầy ốm kéo trên xe là một anh chàng béo như con trâu trương và bốn đứa con, hay một cu-li hai chân như hai ống sậy kéo một ông vai so, đầu mượt, to lớn như Hộ pháp, nằm sõng sượt trên chiếc xe đi giờ….với cái giá 15 xu một giờ. Khi đích thân cầm hai chiếc càng xe mà kéo, nhà báo Tam Lang mới hiểu rõ sự mệt nhọc của kiếp phu xe, để rồi rút ra một nhận định: Nếu “Quả ở xứ nóng, quả chín sớm” thì

“Người làm cu-li xe kéo, người chết non!” [45; tr. 27].

Vì xe bánh sắt nên trọng lượng của xe rất nặng, nhất là với phu trung tuổi. Sau này, có loại xe bánh cao su, nhẹ hơn chút nhưng phu xe vẫn phải dùng đến sái thuốc phiện mới đủ sức kéo. Trong thiên phóng sự Tôi kéo xe, Tam

Lang cũng đã ghi lại lời kể của anh Tư S về món canh đen của mụ Cai-Đen – một món canh được nấu từ trăm thứ bà dằn và một thứ gia vị “đặc biệt” là sài

sảm – sái thuốc phiện đen như than. Món canh đen 5 xu một bát này vì thế là cứu cánh của những cu-li mắc nghiện mà chưa có tiền hút, đồng thời giúp phu xe dai sức mà kéo. Tuy nhiên, nghiện canh đen thì không chết về chứng nọ cũng chết về bệnh kia, “nước da đen đi, hai mắt chũng vào, cổ thì ngẳng ra,

ăn không được, ngủ không được, đến lúc đi ra máu loãng như nước vỏ nâu là… về, về với ông bà ông vải”[45; tr. 64]. Phu xe dùng sái thuốc phiện để có sức

kéo, kéo xe để có tiền dùng sái thuốc phiện… Giữa cái vòng luẩn quẩn ấy, người phu xe chỉ còn nước…chết non.

Nếu chỉ cực nhọc mà kiếm được tiền, dù là vài ba hào ít ỏi thì cũng đã là may đối với những phu xe. Kiếp cu-li còn gặp nhiều tình huống éo le ứa nước mắt hơn nữa. Đó là những cuốc “xe xoay” (xe chạy xoay quanh để xoay tiền), “xe măng-ca” (xe kéo những thằng chết đường). Anh mang thân “người ngựa” lại kéo phải chị mang kiếp “ngựa người”, đang tìm cách “bắt khách” mà không được thì chỉ còn nước ứa nước mắt mà khóc.

Nỗi cơ cực của những kiếp cu-li xe không chỉ có mồ hôi và nước mắt mà

bát mồ hôi còn pha máu của người. Thời điểm đó, vì cho thuê xe tay mang lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con người trong phóng sự việt nam giai đoạn 1932 1945 (Trang 41 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)