Phụ nữ tân thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con người trong phóng sự việt nam giai đoạn 1932 1945 (Trang 81 - 84)

CHƯƠNG 2 : CÁC TẦNG LỚP CON NGƯỜI TRONG PHÓNG SỰ

2.2.2. Phụ nữ tân thời

Chúng tôi muốn nói đến ở đây là những bà chủ, cô chủ - những người tự mệnh danh là tân tiến, biết theo thời. Họ thuộc đủ mọi thành phần, nghề nghiệp khác nhau trong xã hội, như Bà chủ mỏ, Mợ Đốc Bốn, Bà chủ đất trong phóng sự Tập ảnh, mấy bà trưởng giả ở Hà Nội trong phóng sự Lọng cụt cán, bà Thị Cả đồng bóng, vợ bác Tập chủ hiệu may trong phóng sự Đĩa mứt gừng hay

những mụ chủ nhà, chủ xe trong phóng sự Cơm thầy cơm cô, Tôi kéo xe. Những nhân vật này được các nhà văn miêu tả bằng bút phát tả thực, có phần cường điệu và ít nhiều mỉa mai, châm biếm sâu cay.

Là phụ nữ tân thời, là vợ, là con của các ông quan, ông chủ lắm tiền nhiều của nên các bà, các cô cũng dát vào mình những thứ đồ trang sức đắt tiền, “cổ

tay đầy những vàng” cùng những bộ trang phục kiểu mới. Nhưng, bên trong

cái “mã” đẹp và tốt ấy là những thói hư tật xấu, những lời nói cay nghiệt, độc địa đáng lên án. Cũng như rất nhiều những ông chủ tân thời, các bà trưởng giả ở đất Hà Thành cũng tập cái thói “học làm sang”. Sự đầy đủ về vật chất đã

dùng giầy hay dép để đi lượn [45; tr. 113]. Các bà trăn trở và phải tìm đến cụ

Hội Quang – một người có tiếng là ăn mặc sành điệu nhất nước để hỏi ý kiến. Với một giọng văn mỉa mai, châm biếm, nhà văn Nguyễn Đình Lạp đã cho thấy cái lố bịch của thói trưởng giả học làm sang của những phụ nữ tân thời ở đất Hà Thành. Trong khi rất nhiều phu xe phải còng lưng kéo mà còn bị các bà “cò kè

bớt một thêm hai”, trong khi rất nhiều con sen, thằng nhỏ còng lưng bổ củi, gánh

nước, hầu hạ dạ vâng mà còn bị các bà “chửi như vặt thịt” và lương trả chỉ có 1-2 đồng thì các bà lại chỉ lo việc nên dùng giày hay dép để đi lượn cho nền, cho đẹp. Đó chính là sự bất công, ngang trái của xã hội, cũng là sự vô lương tâm của một bộ phận người.

Cũng có lẽ vì hoàn cảnh sống đầy đủ, sung sướng, nên những bà, những mợ đâu biết đến “nữ công gia chánh” – cái nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Khi trong nhà nuôi con sen, thằng nhỏ, các bà chỉ có việc ăn, chơi và làm đẹp, trưng diện. Mợ Đốc Bốn trong phóng sự Tập ảnh của nhà văn Tam Lang là một người phụ nữ “cà không biết nén, dưa không biết muối, cơm

không biết thổi, đậu không biết kho” [45; tr. 181]. Công việc của mợ hàng ngày

chỉ là “cạo tường, quét vôi, kẻ hoa” cho cái mặt ra cái mặt, hai lần mỗi ngày, sau mỗi lần thức dậy. Ở nhà mãi chán thì mợ tổ chức cuộc rút bất tiêu khiển hoặc tiệc nem chua chả rán… Sự giàu sang, sung sướng của mợ - một phụ nữ tân thời khiến nhiều người phải ghen tị và cũng khiến ta không khỏi suy ngẫm về cái số phận con người. Cũng là phụ nữ, nhưng có người được nằm giường ngủ lát hoa để cho người phụ nữ khác (con sen) bưng tách nước với cái ống nhổ hầu hạ. Sự bất công trong xã hội không thể hiện ở đâu xa, ở chính hai người phụ nữ trong một bối cảnh mà nhà văn đã miêu tả trong phóng sự Tập ảnh này. Nhà văn Tam Lang đã còn đưa lên trang báo hình ảnh những phụ nữ tân thời vụng về, mới chỉ “nhuốm”qua màu thành thị một nước, như “một thứ cỏ

đồng được đánh vào trồng trong chậu sứ” [45; tr. 185] nhưng lại cứ thích khoe

chức cho chồng hai nhưng có lúc bất bình lại đe dọa gọi người “xích cổ ông lại”, coi “thằng thành hoàng làng” nhà ông cũng chỉ đáng để bà “đặt dưới gót giầy” như Bà Chủ Mỏ. Lại có người phụ nữ ham mê đồng cô bóng cậu như bà

Thị Cả ở Cầu Giấy, cô gái già 79 tuổi còn có chửa với thằng nhãi con 27 tuổi hay vợ ông chủ hiệu may ăn nằm với thằng thợ học khi chồng đi vắng trong phóng sự Đĩa mứt gừng. Cái bức tranh về những phụ nữ tân thời với những thói xấu, sự dâm dật đã được nhà báo Tam Lang phản ánh một cách đầy châm biếm trên mỗi trang phóng sự của mình, như một lời kết án cho cái Âu hóa rởm đời đang diễn ra trong xã hội Việt Nam đương thời.

Không chỉ mang những thói hư tật xấu mà đối với kẻ ăn, người ở, người làm thuê, họ là những con người độc địa. Trong phóng sự Cơm thầy cơm cô,

qua lời kể của con sen Đũi và những người đi ở khác, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã nhận thấy tâm địa độc ác của những bà chủ, cô chủ. Mụ Me Tây – bà chủ thứ nhất của cái Đũi dẫu đã hết duyên về già nhưng vẫn liếc mắt đưa tình. Với con ở, mụ vô cùng độc địa, không chỉ “chửi tiên sư cha đầy tớ” hàng ngày mà còn bầy kế để thằng oẳn hiếp con sen mới chỉ 13 tuổi. Bà chủ thứ hai của cái Đũi thì giàu có nhưng keo kiệt vô cùng. Cô chủ của con bé bị động kinh thì độc ác đến mức vu oan cho nó lấy trộm tiền bỏ trốn, để nó bị bắt bỏ tù. Trong phóng sự Tôi kéo xe, dẫu không phải trọng tâm, nhưng nhà văn Tam Lang cũng đã khiến người đọc phải chú tâm đến một mụ chủ nhà xe “to lớn” với “cặp vú sọ

dừa to như hai chiếc ấm giỏ” [45; tr. 28]. Vì phu xe thiếu hai hào mà mụ “búi tóc ngược, sấn sổ đứng dậy. Túm đầu người kia dìm xuống…vừa tát vừa lên gối, chửi rủa một hồi” [45; tr. 29]. Sự giàu có nhưng độc ác, tàn nhẫn, không

chút tình người của những bà chủ, cô chủ này chính là một nguyên nhân dẫn đến cuộc đời khổ cực của những kiếp lao động nghèo.

Các cây bút phóng sự đã không ngần ngại phô lên trang giấy tất cả những sự giàu sang, độc địa và thói hư tật xấu của phụ nữ tân thời để người đọc nhận được bộ mặt thật của một tầng lớp người được coi là văn minh, tân tiến trong

xã hội, để hoàn thiện thêm bức tranh nhiều màu về đời sống xã hội Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con người trong phóng sự việt nam giai đoạn 1932 1945 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)