Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác chuyển quyền sử dụng đất nói riêng những năm gần đây Nhà nước cũng đã có những chủ
trương, chính sách như dự án đo đạc bản đồđịa chính, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn toàn huyện tuy nhiên cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền phổ biến pháp luật vềđất đai đối tới người dân, giúp người dân hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ
những quy định xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng vi phạm pháp luật.
Có những chính sách riêng để đầu tư, phát triển hạ tầng cơ sở, trang thiết bị
phục vụ cho lĩnh vực quản lý đất đai. Có những chính sách khuyến khích và thúc
đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực quản lý đất đai. Cần đầu tư hơn nữa trong việc dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác quản lý nhà nước vềđất đai, nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn toàn huyện.
Có một hệ thống quản lý, lưu hồ sơ đăng ký thủ tục đất đai khoa học, đảm bảo tính thống nhất có hiệu quả, an toàn và bí mật. Sử dụng các phần mềm khoa học để quản lý nguồn cơ sở dữ liệu đất đai khoa học, hiệu quả cao trong công việc.
Cần xem xét, củng cố, tăng cường năng lực lãnh đạo cũng như năng lực làm việc cho các cán bộ quản lý trong lĩnh vực quản lý đất đai. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ tận tình trong công tác tiếp dân. Cần tích cực cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, để việc chuyển quyền sử dụng đất thực sự trở thành thị trường giao dịch đặc biệt phát triển giống như các thành phố lớn khác trên cả nước.
Thường xuyên tổ chức tập huấn, phổ biến triển khai các văn bản pháp luật, các thông tư hướng dẫn thi hành và các quy định cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước để nâng cao nhận thức quần chúng nhân dân.
Xác định công tác chuyển quyền sử dụng đất là một nhiệm vụ rất quan trọng trong quản lý đất đai, bất động sản trên địa bàn huyện, để từđó nâng cao nhận thức chung trong đội ngũ làm cán bộ làm công tác quản lý đất đai.
Tổ chức định kỳ các cuộc gặp gỡ, trao đổi, giải đáp thắc mắc về quản lý đất
đai giữa cán bộ quản lý nhà nước với quần chúng nhân dân. Cần phải có các quy
định khen thưởng và xử phạt đối với các đối tượng thực hiện tốt và đối tượng vi phạm các quy định trong lĩnh vực đất đai.
Thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với các cán bộ làm việc trong lĩnh vực
đất đai, vì đây là lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều vấn đề liên quan tới việc quan liêu, tham nhũng của các cán bộ quản lý đất đai.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
Qua quá trình thu thập và phân tích số liệu về công tác chuyển quyền trên địa bàn huyện Sông Lô, đề tài đã thu được một số kết quả sau:
* Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất:
Quy trình, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất được quy định rõ ràng, cụ
thểđúng pháp luật, thời gian phù hợp với khả năng của người dân.
Tình hình chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Sông Lô giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 không nhiều. Tuy nhiên, tình trạng người dân tự chuyển QSDĐ cho nhau thông qua các hình thức “trao tay”, tự thỏa thuận mà không qua cơ quan có thẩm quyền đăng ký vẫn còn tồn tại.
* Kết quả chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn 2015-2017 như sau:
Giai đoạn từ năm 2015 - 2017 toàn huyện có tổng số 7.102 hồ sơ
chuyển quyền sử dụng đất tập trung vào các hình thức: Thế chấp (3553 hồ
sơ), chuyển nhượng (1745 hồ sơ), thừa kế (127 hồ sơ), tặng cho (1660 hồ sơ), chuyển đổi (17 hồ sơ). Các hình thức chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại và góp vốn không diễn ra
- Hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất theo các năm: 2015 (1.844 hồ sơ) -> 2016 (2.426 hồ sơ) -> 2017 (2.832 hồ sơ).
- Hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất theo loại đất: đất ở (5.773 hồ sơ) -> Đất nông nghiệp (1.329 hồ sơ) -> Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (0 hồ sơ).
* Kết quả việc điều tra, khảo sát sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân cho thấy:
Đối với người dân: Nhân dân trên địa bàn cũng đã có những hiểu biết cơ
bản các quy định về chuyển quyền sử dụng đất. Mặc dù tỷ lệ trả lời đúng khá cao trong các phiếu phỏng vấn, tuy nhiên một bộ phận người dân còn chưa nắm được quy định, pháp luật về đất đai. Một số câu hỏi người dân trả lời đúng nhưng khi
được hỏi tại sao thì trả lời là theo cảm tính, đoán mò. Có sự chênh lệch về hiểu biết của nhân dân giữa các khu vực điều tra. Sự hiểu biết của người dân ở khu vực trung tâm cao hơn sự hiểu biết của người dân ở khu vực xa trung tâm do trình độ
Đối với cán bộ quản lý: Cán bộ quản lý cấp huyện và các xã, thị trấn điều tra có hiểu biết tốt về các quy định chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Pháp luật. Cán bộ trực tiếp quản lý và thực hiện giải quyết hồ sơ vềđất đều trả lời
đúng câu hỏi trắc nghiệm. Một số cán bộ trả lời sai một số câu trả lời là cán bộđịa chính, quản lý cấp xã.
2. Đề nghị
Để các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất cũng như công tác quản lý nhà nước vềđất đai trên địa bàn huyện Sông Lô đạt được kết quả như mong muốn trong những năm tới đây, các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa một số vấn đề sau:
* Đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc:
- Quan tâm đến công tác lưu trữ hồ sơ đất đai đảm bảo thuận tiện khi khai thác sử dụng.
- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
- Quan tâm đến dự án cấp đổi GCN theo kết quảđo đạc bản đồđịa chính và dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Sông Lô.
* Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc:
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn cấp huyện, cấp xã.
- Nhanh chóng triển khai, thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai toàn huyện để sớm đưa vào vận hành và sử dụng.
- Đầu tư thêm trang thiết bị chuyên dụng cho Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh Sông Lô
- Tăng chỉ tiêu biên chế, ký thêm hợp đồng cho Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh Sông Lô để đảm bảo giải quyết thủ tục chuyển quyền đúng thời gian, chất lượng.
* Đề nghị UBND huyện Sông Lô
- Trước mắt, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất, nhất là bố trí phòng làm việc, kho lưu trữ cho Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh Sông Lô.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sát với thực tế và có tính khả thi cao. - Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật vềđất đai tới người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Dân sự năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính, Hà Nội.
4. Chính phủ (2011), Nghịđịnh số 45/NĐ-CP ngày 17/6/2014 về lệ phí trước bạ, Hà Nội.
5. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Đất đai 2013, Hà Nội.
6. Chính phủ (2014), Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá
đất, Hà Nội.
7. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.
8. Nguyễn Đình Bồng, Nguyễn Thanh Trà (2005), Giáo trình thị trường bất
động sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 26 - 27; tr.33 - 34.
9. Nguyễn Thị Thu Hồng, Tổng cục Quản lý Đất đai, 2012, Báo cáo Nghiên cứu khảo sát quản lý đất đai Thụy Điển.
10.Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình quản lý Nhà nước vềđất đai, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
11.Nguyễn Thị Mai (2002), “Hướng hoàn thiện pháp luật vềđất đai”, Hội thảo Chính sách pháp luật đất đai và thị trường bất động sản, 11/2002, Hà Nội.
12.Phạm Hữu Nghị (2002), Về thực trạng chính sách đất đai ở Việt Nam, Nhà nước và Pháp luật.
13.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Luật Đất đai 1993, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
14.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai 2003, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
16.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật thuế thu nhập cá nhân, Nxb Tài chính, Hà Nội.
17.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai 2013, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
18.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Công chứng, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Sông Lô (2015), Báo cáo tổng kết năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016;
20. Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Sông Lô (2016), Báo cáo tổng kết năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017;
21. Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Sông Lô (2017), Báo cáo tổng kết năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018;
22.Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018;
23.UBND huyện Sông Lô 2017, Báo cáo kết quả thống kê đất đai huyện Sông Lô năm 2017.
24.UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Quyết định số 3306/QĐ-CT về việc công bố
thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết chung của cấp huyện
25.UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định về giao đất xây dựng nhà ở không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận diện tích đất ở và diện tích chia, tách thửa đất ở tối thiểu, hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
26.UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Quyết định số 2091/QĐ-CT ngày 04/8/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết chung của UBND cấp huyện.
của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết chung của UBND cấp huyện.
28.UBND huyện Sông Lô (2016), Báo cáo tổng kết năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017
29.UBND huyện Sông Lô (2017), Báo cáo tổng kết năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018
Phụ lục
BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA, PHỎNG VẤN (Dành cho đối tượng là người sử dụng đất)
Họ tên người được phỏng vấn:……….
Địa chỉ:……… Xin Ông (Bà) cho biết ý kiến của mình về công tác chuyển quyền sử dụng
đất tại địa phương mình theo Luật Đất đai hiện hành bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây
(Khoanh tròn vào các phương án mà ông (bà) cho là đúng):
A. Những hiểu biết của đối tượng về những quy định của chuyển QSDĐ
1. Những hiểu biết cơ bản về chuyển quyền sử dụng đất
Câu 1: Chuyển quyền sử dụng đất là quyền của ai?
a) Của cán bộ quản lý b) Của người dân c) Của người sử dụng đất d) Cả a, b và c
Câu 2: Luật đất đai 2013 quy định có bao nhiêu hình thức chuyển QSDĐ?
a) 6 b) 7
c) 8 d) 9
Câu 3: Luật đất đai 2013 quy định thời điểm nào thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình?
a) Không quy định chỉ cần có đất b) Chỉ cần đất không có tranh chấp c) Khi đất được cấp giấy chứng nhận
d) Có đầy đủ các điều kiện do nhà nước quy định
Câu 4: Những khoản tiền nào phải nộp khi thực hiện chuyển QSDĐ? a) Thuế chuyển quyền sử dụng đất b) Lệ phí địa chính c) Lệ phí trước bạ d) Cả a, b và c
Câu 5: Khi thực hiện việc chuyển QSDĐ, người sử dụng đất phải có nghĩa vụ gì với Nhà nước?
a) Khai báo việc chuyển quyền b) Làm đầy đủ thủ tục c) Nộp thuế chuyển quyền d) Cả b và c
Câu 6: Người nhận quyền sử dụng đất phải có nghĩa vụ gì với Nhà nước? a) Không có nghĩa vụ gì b) Khai báo đầy đủ thông tin
2. Những hiểu biết về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất
2.1. Hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất Câu 1: Chuyển đổi QSDĐ là gì (khái niệm)?
a) Là việc đổi đất lấy tiền giữa các chủ thể sử dụng đất b) Là việc đổi đất lấy bất kỳ một tài sản nào khác c) Là việc bán đất
d) Là việc đổi đất lấy đất giữa các chủ sử dụng đất
Câu 2: Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nhằm vào mục đích gì? a) Tổ chức lại sản xuất
b) Khắc phục tình trạng manh mún đất đai c) Khắc phục tình trạng phân tán đất d) Tựđiều tiết đất đai theo nhu cầu xã hội
Câu 3: Dồn điền đổi thửa có phải là hình thức chuyển đổi QSDĐ hay không? a) Phải
b) Là góp vốn bằng quyền sử dụng đất c) Là chuyển nhượng quyền sử dụng đất d) Là chuyển mục đích sử dụng đất
Câu 4: Người sử dụng đất muốn chuyển đổi quyền sử dụng đất cho nhau thì phải làm những gì?
a) Không phải làm gì, cứ thếđổi đất cho nhau.
b) Làm hợp đồng chuyển đổi QSDĐ sau đó gửi UBND xã, thị trấn. c) Chỉ việc thông báo với UBND xã, thị trấn về việc chuyển đổi là được. d) Hai bên viết giấy chuyển đổi có trưởng thôn hoặc 2 đến 3 người làm chứng là được.
Câu 5: Luật Đất đai năm 2013 quy định, việc chuyển đổi quyền sử dụng đất
đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trong giới hạn đơn vị hành chính cấp nào?
a) Tỉnh b) Huyện
c) Trong cùng đơn vị hành chính cấp xã d) Không quy định
2.2. Hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất Câu 1: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?
a) Là việc chuyển quyền sử dụng đất cho người khác theo giá trị QSDĐ. b) Là việc bán đất
c) Là việc cho thuê đất
Câu 2: Người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất phải nộp những khoản tiền gì?
a) Người chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân phát sinh từ hoạt
động chuyển nhượng QSDĐ.
b) Phải nộp lệ phí theo quy định. c) Cả a và b
d) Phải trả tiền cho người chuyển nhượng.
Câu 3: Khi giá chuyển nhượng QSDĐ thực tế thấp hơn giá Nhà nước quy
định thì thuế chuyển nhượng QSDĐ dựa trên giá trị nào của QSDĐ? a) Giá trị chuyển nhượng thực tế
b) Giá theo nhà nước quy định c) Được miễn thuế
d) Trung bình giữa giá nhà nước và giá trị chuyển nhượng thực tế.
Câu 4: Hộ gia đình cá nhân chỉ được nhận chuyển nhượng quyền sử đất