3.1.1.1. Vị trí địa lý
Sông Lô là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên 30 km. Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2009. Địa giới hành chính huyện Sông Lô:
Phía Đông giáp huyện Lập Thạch.
Phía Tây giáp huyện Phù Ninh thuộc tỉnh Phú Thọ. Phía Nam giáp thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ. Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.
Tổng diện tích tự nhiên 149,96 km2, dân số trung bình năm 2017 là 101.921 người, mật độ dân số 678 người/km2. Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 16 xã. Huyện lỵđặt tại thị trấn Tam Sơn [23].
3.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên
* Đặc điểm địa hình:
Địa hình của huyện Sông Lô có thể chia thành ba vùng chính.
Vùng 1: gồm các xã miền núi phía bắc (Đồng Quế, Nhân Đạo, Lãng Công, Quang Yên, Phương Khoan). Đây là vùng đồi núi cao xen lẫn các thung lũng nhỏ
hẹp, tầng đất dầy, ít bị rửa trôi. Trong vùng còn có các đồi thấp, tầng đất dày, thích nghi với cây màu lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng 2: gồm các xã Yên Thạch, Đồng Thịnh, Nhạo Sơn, Tân Lập. Tiểu vùng này có đặc trưng là đất ruộng và đồi gò xen kẽ nhau, địa hình nhấp nhô, lượn sóng, dốc thoải, bao gồm ruộng bậc thang và những cánh đồng nhỏ hẹp. Đất nông nghiệp hầu hết là bạc màu, nghèo dinh dưỡng.
Vùng 3: gồm các xã ven sông Lô (Hải Lựu, Bạch Lưu, Phương Khoan, Đôn Nhân, Tam Sơn, Như Thụy, Tứ Yên, Đức Bác, Cao Phong). Các xã này có dải đất phù sa nhỏ hẹp, phân bố không đều phía ngoài đê, hằng năm thường bị xói lở. Phía trong đê, phù sa bồi đắp ăn sâu vào các vạt ruộng ven đồi, lẫn sản phẩm dốc tụ, thành phần cơ giới đất phần lớn là cát pha, liên kết dạng viên xốp, vùng thấp thích hợp trồng lúa, vùng cao thích hợp trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
* Địa chất khoáng sản:
Trên địa bàn có các loại khoáng sản sau:
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu gồm: Than đá, than nâu tạo thành những dải hẹp ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh.
- Nhóm vật liệu xây dựng gồm:
+ Cát sỏi sông Lô là loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dính liên kết tốt.
+ Đá xây dựng, mỹ nghệở Hải Lựu đã và đang được khai thác.
* Khí hậu:
Khí hậu huyện Sông Lô là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và khô hanh vào mùa đông. Khí hậu được chia làm bốn mùa rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình năm từ 220 - 230C (cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 và lạnh vào tháng 12, 1, 2). Nhiệt độ cao nhất là 400C, thấp nhất là 4 - 70C.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 1.700 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 8, tháng cao nhất lên tới 355 mm (tháng 8), thấp nhất chỉ có 8,3 mm (tháng 12). Độẩm không khí trung bình năm là 84%, cao nhất vào tháng 4 (87%), thấp nhất vào tháng 2 (79%).
Có hai hướng gió chính thổi trên địa bàn huyện là gió đông nam từ tháng 4
đến tháng 9, và gió đông bắc, từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.
* Tài nguyên đất:
Đất canh tác của huyện Sông Lô bao gồm 3 nhóm chính:
- Nhóm đất phù sa ven Sông Lô, tập trung ở các xã Hải Lựu, Bạch Lưu, Phương Khoan, Đôn Nhân, Tam Sơn, Như Thụy, Tứ Yên, Đức Bác, Cao Phong. Thành phần cơ giới đất phần lớn là cát pha, liên kết dạng viên xốp, vùng thấp thích hợp trồng lúa, vùng cao thích hợp trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ có sản phẩm feralit, tập trung ở các xã Yên Thạch, Đồng Thịnh, Nhạo Sơn, Tân Lập. ruộng và đồi gò xen kẽ nhau, địa hình nhấp nhô, lượn sóng, dốc thoải, bao gồm ruộng bậc thang và những cánh
đồng nhỏ hẹp.
- Đất đồi núi: tập trung ở các xã nằm phía Bắc huyện Sông Lô gồm các xã
Đồng Quế, Nhân Đạo, Lãng Công, Quang Yên. Đây là vùng đồi núi cao xen lẫn các thung lũng nhỏ hẹp, tầng đất dầy, ít bị rửa trôi, thích nghi với cây màu lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày