Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2017​ (Trang 50 - 52)

3.1.2.1. Dân số và nguồn lực lao động

Dân số huyện Sông Lô năm 2017 là 101.921 người, trong đó: Đô thị 7.655 người chiếm 7,51% dân số toàn huyện, nông thôn 94.266 người chiếm 92,49%. Gồm 3 dân tộc là Kinh, Dao, Cao Lan cùng sinh sống.

Mật độ dân số trung bình 678 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính. Mật độ dân số cao nhất là thị trấn Tam Sơn (2.036 người/km2), tiếp đến là Đồng Thịnh (844 người/km2), thấp nhất là xã Quang Yên (533 người/km2). [29]

Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2017 là 46.998 người chiếm 46,11% tổng dân số. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có 4.025 người chiếm 85,65 [29].

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vc kinh tế công nghip.

Trong những năm qua khu vực kinh tế công nghiệp đã có những chuyển biến rõ nét, cơ cấu kinh tếđã có sự chuyển dịch tích cực.

Đảng và chính quyền huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, coi đây là lĩnh vực đột phá của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do áp dụng linh hoạt các cơ chế chính sách của tỉnh và cải cách từng bước thủ tục hành chính, đồng thời tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng, nên mức thu hút đầu tư vào địa bàn tăng đáng kể.

Huyện đã tiến hành xây dựng mới được nhiều công trình như các trụ sở

UBND các xã thị trấn, trường học các cấp, trạm y tế, công trình thuỷ lợi,…cũng trong giai đoạn vừa qua đã tận dụng mọi nguồn vốn và huy động nội lực để phát triển mạng lưới giao thông.

Nhìn lại những năm qua các chương trình đầu tư phát triển đã tạo ra nhiều cơ

sở vật chất, cải thiện và nâng cao năng lực phục vụ trực tiếp đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện.

* Khu vc kinh tế nông nghip:

Trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp Sông Lô có những bước chuyển biến tích cực, nhất là trong sản xuất và chăn nuôi. Cụ thể:

- Sản xuất nông nghiệp: Công tác chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xác định là một trong nhiệm vụ

trọng tâm của huyện. Cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo

đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các loại cây con giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, chỉ đạo thâm canh tăng vụ, xây dựng nhiều mô hình, có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện nông dân phát triển sản xuất. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, tiềm năng lao động, đất đai

được khai thác có hiệu quả, năng suất, sản lượng cây trồng hàng năm đều tăng. - Ngành chăn nuôi: Hiện là thế mạnh của huyện và ngày càng được tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Gần đây, phong trào chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn huyện phát triển mạnh, mở ra một hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi. Doanh thu từ các hộ nuôi động vật hoang dã (nhím, rắn.) những năm qua đạt trên 8,3 tỷ đồng, góp phần tích cực trong việc xóa

đói, giảm nghèo. Huyện đã mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, tạo điều kiện về vốn, hỗ trợ kinh phí tiêm phòng, nên không xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn. Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn, huyện đã tiến hành quy hoạch sáu khu chăn nuôi tập trung tại các xã: Bạch Lưu, Đôn Nhân, Đồng Quế, Nhạo Sơn, Đồng Thịnh và thị trấn Tam Sơn. Các dự án trên hiện đang trong giai đoạn khởi động.

- Lâm nghiệp: Là huyện miền núi, do đó rừng đóng vai trò quan trọng trong khu vực phòng hộ, chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Từ khi có chính sách giao rừng cho nhân dân bảo vệ, chăm sóc, rừng của Sông Lô dần

được khôi phục, diện tích rừng trồng tăng nhanh. Tính đến đầu năm 2017, huyện có 2.679,73 ha rừng sản xuất, 1.126,29 ha rừng phòng hộ. Diện tích đất trống có thể

phát triển lâm nghiệp gần như không còn, rừng phục hồi nhanh. Do làm tốt công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao ý thức của người dân về công tác trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng. Tình trạng phá rừng, cháy rừng đã hạn chếđến mức thấp nhất.

- Thủy sản: Nhìn chung, sản xuất thuỷ sản ở huyện Sông Lô phát triển khá. Huyện đã thực hiện có hiệu quả các dự án 1 lúa, 1 cá ở đồng chiêm trũng. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 960 ha. Sản lượng đạt 1.152 tấn. Các địa phương đã khai thác tốt diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản và phát huy hiệu quả các dự án khoanh nuôi vùng trũng, các hồđập nội đồng.

* Khu vc kinh tế thương mi - dch v.

Hoạt động trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ trong những năm qua đã có bước phát triển khá, với sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế.

- Về thương mại: Thị trường hàng hoá sôi động, phong phú, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống. Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển và mở rộng ở cả khu vực thị trấn và nông thôn. Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm.

- Hoạt động dịch vụ vận tải: Dịch vụ vận tải có bước phát triển, khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2017​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)