3.2.1. Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017 theo các hình thức chuyển quyền giai đoạn 2015 - 2017 theo các hình thức chuyển quyền
3.2.1.1. Đánh giá kết quả chuyển đổi quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017
Chuyển đổi quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển quyền sử dụng đất
được pháp luật đất đai quy định với đất nông nghiệp trong cùng một đơn vị cấp xã trên cơ sở ngang giá trị theo giá quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Chuyển đổi QSDĐ là phương thức đơn giản nhất của việc chuyển QSDĐ. Hành vi này chỉ bao hàm việc “đổi đất lấy đất” giữa các chủ thể sử dụng đất, nhằm mục đích chủ yếu là tổ chức lại sản xuất cho phù hợp, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán đất đai hiện nay.
Hình thức này rất ít sảy ra vì đối tượng chuyển đổi chỉ là đất nông nghiệp,
đồng thời phải ngang nhau về giá trị và đối tượng chuyển đổi phải là các hộ gia
đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong cùng xã, thị trấn. Kết quả
chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.2. Kết quả chuyển đổi QSDĐ huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017 Năm hSố trường
ợp đăng ký
Đã giải quyết xong Chưa giải quyết xong Trường hợp Tỷ lệ (%) Trhườợp ng Tỷ lệ (%) 2015 2 2 100% - - 2016 8 8 100% 0 0 2017 7 7 100% 0 0 Tổng 17 17 100%
(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Sông Lô)
Qua kết quả điều tra, trên địa bàn huyện Sông Lô, từ năm 2015 đến năm 2017 chỉ có 17 trường hợp đăng ký và thực hiện chuyển đổi quyền sử dụng đất đều
được giải quyết xong. Điều đó cho thấy việc chuyển đổi quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sông Lô không được người dân áp dụng nhiều, các trường hợp chuyển
đổi đất nông nghiệp chủ yếu là những người sử dụng đất muốn tổ chức lại sản xuất cho phù hợp thuận tiện cho sản xuất.
Tuy nhiên, trên thực tế nhu cầu chuyển đổi đất nông nghiệp giữa các hộ gia
đình, cá nhân tại các xã diễn ra tương đối nhiều nhưng do người sử dụng đất ngại thực hiện thủ tục theo đúng quy định nên họ chỉ chuyển đổi cho nhau thỏa thuận bằng lời với nhau mà không khai báo, đăng ký theo đúng quy định của pháp luật.
3.2.1.2. Đánh giá kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017
Bảng 3.3. Kết quả chuyển nhượng QSDĐ huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017
Năm Số trường hợp đăng ký
Đã giải quyết xong Chưa giải quyết xong Trường hợp Tỷ lệ (%) Trường hợp Tỷ lệ (%) 2015 395 380 96.20 15 3.80 2016 581 554 95.35 27 4.65 2017 769 739 96.10 30 3.9 Tổng 1.745 1.673 95,87 72 4,13
(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Sông Lô)
Số liệu bảng 3.3 cho thấy:
Trong giai đoạn 2015-2017, tại huyện Sông Lô có tổng số 1.745 hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trong đó: đã giải quyết xong 1.673 trường hợp, chiếm 95,87%; 72 trường hợp chưa giải quyết xong chiếm 4,13%.
Nguyên nhân hồ sơ còn tồn tại chưa giải quyết xong là do: hồ sơ chưa đủ các giấy tờ liên quan như hợp đồng chuyển nhượng VPCC lập không chính xác các thông tin phải chỉnh sửa lại, thiếu thông tin nhân thân… nguyên nhân này có 20 trường hợp chiếm 27,78% số hồ sơ còn tồn lại, đất đang tranh chấp có 15 trường hợp chiếm 20,83% số hồ sơ còn tồn lại, chưa thống nhất về ranh giới khi kiểm tra hiện trạng có 25 trường hợp chiếm 34,72% số hồ sơ còn tồn lại, nguyên nhân khác có 12 trường hợp chiếm 16,67% số hồ sơ còn tồn lại chưa được giải quyết.
Một số xã có số lượng hồ sơ chuyển nhượng nhiều như: xã Đôn Nhân, xã Yên Thạch, xã Nhân Đạo, Đức Bác.
3.2.1.3. Đánh giá kết quả tặng cho quyền sử dụng đất tại huyện Sông Lô giai đoạn 2015-2017
Bảng 3.4. Kết quả tặng cho QSDĐ huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017 Năm Số trường
hợp đăng ký
Đã giải quyết xong Chưa giải quyết xong Trường hợp Tỷ lệ (%) Trhườợp ng Tỷ lệ (%) 2015 426 385 90,38 41 9,62 2016 570 526 92,28 44 7,72 2017 664 614 92,47 50 7,53 Tổng 1.660 1.525 91,87 135 8,13
(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Sông Lô)
Kết quả tặng cho quyền sử dụng đất giai đoạn 2015 đến 2017 trên địa bàn huyện Sông Lô được thể hiện tại bảng 3.4 cho thấy, trong 3 năm toàn huyện có 1.660 trường hợp đăng ký tặng cho quyền sử dụng đất, trong đó: đã giải quyết xong 1.525 trường hợp, chiếm 91,87%; số hồ sơ chưa giải quyết xong 135 trường hợp chiếm 8,13% tổng số hồ sơ.
Nguyên nhân hồ sơ tặng cho chưa giải quyết xong là do: hồ sơ chưa đủ các giấy tờ liên quan như: thiếu giấy tờ chứng minh mối quan hệ huyết thống để làm thủ
tục miễm giảm thuế theo quy định nguyên nhân này có 48 trường hợp chiếm 35,56% số hồ sơ còn tồn lại, đất đang tranh chấp có 22 trường hợp chiếm 16,3% số
hồ sơ còn tồn lại, chưa thống nhất về ranh giới khi kiểm tra hiện trạng có 35 trường hợp chiếm 25,93% số hồ sơ còn tồn lại, nguyên nhân khác có 30 trường hợp chiếm 22,22% số hồ sơ còn tồn lại chưa được giải quyết.
Các trường hợp tặng cho QSDĐ chủ yếu là bố mẹ chia tách đất cho con, anh chị em ruột tặng cho nhau; Do nhu cầu tách riêng giấy chứng nhận QSDĐ để thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng.
Mặt khác hình thức tặng cho QSD đất là một hình thức chuyển quyền QSD
đất cho người khác theo quan hệ tình cảm mà người chuyển quyền không thu lại tiền hoặc hiện vật nào cả. Nó thường diễn ra theo quan hệ tình cảm huyết thống. Khi bố mẹ cho con, anh chị em ruột tặng cho nhau QSDĐ thì không phải chịu thuế
thuế như hình thức khác, các thủ tục từđó cũng được đơn giản hơn rất nhiều. Hơn nữa người dân đã phần nào đó hiểu được những chính sách, pháp luật liên quan đến
đất đai để tránh những tranh chấp về quyền sử dụng đất nên họ đã thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất của mình.
3.2.1.4. Đánh giá kết quả thừa kế quyền sử dụng đất tại huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017
Bảng 3.5. Kết quả thừa kế QSDĐ tại huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017 Năm Số trường
hợp đăng ký
Đã giải quyết xong Chưa giải quyết xong Trường hợp Tỷ lệ (%) Trường hợp Tỷ lệ (%) 2015 35 32 91,43 3 8,57 2016 48 43 89,58 5 10,42 2017 44 40 90,91 4 9,09 Tổng 127 115 90,55 12 9,45
(Nguồn: Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Sông Lô)
Thừa kế QSDĐ là việc người sử dụng đất khi chết đi để lại QSDĐ của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Quan hệ thừa kế là một dạng đặc biệt của quan hệ chuyển nhượng, nội dung của quan hệ này vừa mang ý nghĩa kinh tế, vừa mang ý nghĩa chính trị xã hội.
Số liệu bảng 3.5 cho thấy, trong cả giai đoạn 3 năm 2015-2017 trên địa bàn huyện Sông Lô có 127 hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất. Đã giải quyết xong 115 hồ sơ, chiếm 90,55%; còn 12 trường hợp chiếm 9,45% tổng số hồ sơ chưa giải quyết được do còn tranh chấp, chưa đủ giấy tờ chứng minh về thừa kế theo quy
định,… có những trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất rất phức tạp.
3.2.1.5. Đánh giá kết quả thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017
Thế chấp QSDĐ là việc người sử dụng đất mang giá trị QSDĐ của mình đến thế chấp cho một tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nào đó theo quy
định của pháp luật để vay tiền hoặc mua chịu hàng hóa trong một thời gian nhất
Do nền kinh tế của huyện Sông Lô đang trên đà phát triển, những hoạt động kinh doanh, buôn bán, đầu tư cơ sở hạ tầng diễn ra ngày càng sôi động chính vì vậy số lượng người sử dụng đất có nhu cầu vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất cũng ngày càng đông đảo. Hơn nữa, đất đai là một tài sản đặc trưng có giá trị nhất được người dân mang đi thế chấp tại các tổ chức tín dụng để lấy vốn đầu tư cho sản xuất phát triển, chính vì vậy mà hoạt động thế chấp bằng giá trị QSDĐ trên địa bàn huyện diễn ra ngày càng nhiều năm sau cao hơn năm trước.
Giai đoạn 2015-2017, tổng số hồ sơ thế chấp bằng quyền sử dụng đất tại các
đơn vị tín dụng trên địa bàn huyện Sông Lô là 3.553 hồ sơ. Trong đó, đã giải quyết xong 100% tổng số hồ sơđăng ký thế chấp để vay vốn.
Bảng 3.6. Kết quả thế chấp QSDĐ huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017 Năm Shốợ trp đăường ng
ký
Đã giải quyết xong Chưa giải quyết xong Trường hợp Tỷ lệ (%) Trhườợp ng Tỷ lệ (%) 2015 986 966 100,00 0 - 2016 1.219 1.219 100,00 0 - 2017 1.348 1.348 100,00 0 - Tổng 3.553 3.553 100,00 0 -
(Nguồn: Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Sông Lô)
Bảng 3.6 cho thấy thủ tục thế chấp bằng quyền sử dụng đất diễn ra trên địa bàn huyện Sông Lô không nhiều. Số lượng mặc dù có tăng qua từng năm nhưng vẫn
ở mức trung bình thấp. Mặc dù đã có những cố gắng trong quá trình cải biến nền kinh tế nông thôn, nhưng nhìn chung kinh tế huyện Sông Lô vẫn dựa vào nông nghiệp là chính. Trong định hướng phát triển của huyện, nhiệm vụ hàng đầu được xác định tập trung vào việc khai thác tiềm năng, lợi thế nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, theo hướng sản xuất hàng hóa.
3.2.1.6. Đánh giá kết quả cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất huyện Sông Lô giai đoạn 2015- 2017
Đến nay, hình thức cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất vẫn ít được người dân sử dụng. Sở dĩ trên địa bàn huyện Sông Lô không có trường hợp thuê và thuê lại QSD đất là do hộ gia đình có nhu cầu thuê đất của Nhà nước là rất ít vì liên
quan thủ tục hành chính rườm rà và có nhiều điều khoản. Do vậy khi kinh doanh người dân chủ yếu thuê của địa điểm của hộ gia đình cá nhân, có thể dễ dàng lựa chọn được những vị trí đất phù hợp, giao dịch cũng nhanh chóng và thuận lợi. Trên thực tế có rất nhiều hoạt động cho thuê và cho thuê lại của người dân mà không nằm trong sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Đây là một vấn đề khó trong công tác quản lý đất đai, không chỉ có hoạt động chuyển quyền dưới hình thức là cho thuê và cho thuê lại mà còn nhiều hoạt động khác nữa mà chính quyền địa phương không kiểm soát được. Hơn nữa, nếu người dân có quyền sử dụng đất cho thuê thường họ thường làm hợp đồng cho thuê tại tại Ủy ban nhân dân hoặc là chỉ là viết tay với nhau không qua chính quyền địa phương.
Vì vậy cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng trên để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất cũng như tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý đất đai tại địa phương.
Theo số liệu mà Ủy ban nhân dân huyện Sông Lô thì trong ba năm 2015-2017 này không có trường hợp đăng ký cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất nào.
3.2.1.7. Đánh giá kết quả góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017
Từ năm 2015 đến năm 2017, trong vòng 03 năm trên địa bàn huyện Sông Lô không có trường hợp nào đăng ký góp vốn bằng QSDĐ kể cả hình thành pháp nhân mới và không hình thành pháp nhân mới. Trên thị trường hiện nay, hình thức góp vốn bằng tài sản hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chủ yếu diễn ra đối với việc thành lập công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân. Huyện Sông Lô, là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc nên hình thức này ít xảy ra hoặc có xảy ra nhưng chỉ là các cá nhân tự góp vốn làm ăn hoặc tự công nhận với nhau chứ không thông qua chính quyền. Đây cũng là một bất cập còn tồn tại gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước vềđất đai.
3.2.1.8. Đánh giá chung kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Sông Lô giai
đoạn 2015 - 2017 theo các hình thức chuyển quyền
Trong giai đoạn 2015-2017, trên địa bàn huyện Sông Lô chỉ diễn ra 5 trong 7 hình thức chuyển quyền, đó là: chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế
chấp; còn hình thức: cho thuê/cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không có trường hợp nào
Bảng 3.7. So sánh các hình thức chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017
TT Hình thức chuyển quyền Số trường hợp Tỉ lệ (%)
1 Chuyển đổi 17 0,24 2 Chuyển nhượng 1.745 24,57 3 Tặng cho 1.660 23,37 4 Thừa kế 127 1,79 5 Thế chấp 3.553 50,03 Tổng 7.102 100,00
(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Sông Lô)
Số liệu bảng 3.7 cho thấy: Hình thức thế chấp bằng quyền sử dụng đất là hình thức chuyển quyền diễn ra nhiều nhất trong giai đoạn này (3.553 hồ sơ), chiếm 50,03% tổng số hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện. Tiếp theo là hình thức chuyển nhượng (1.745 hồ sơ), chiếm 24,57%. Thứ ba là hình thức tặng cho (1.660 hồ sơ), chiếm 23,37%; thứ tư là hình thức thừa kế chỉ có 127 hồ sơ
(1,79%); cuối cùng là hình thức chuyển đổi (17 hồ sơ), chiếm 0,24%.
3.2.2. Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017 theo các năm giai đoạn 2015 - 2017 theo các năm
Bảng 3.8. So sánh kết quả chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017 theo các năm
TT Năm Số trường hợp Tỷ lệ (%)
1 2015 1.844 25,96
2 2016 2.426 34,16
3 2017 2.832 39,88
Tổng cả giai đoạn 7.102 100,00
(Nguồn: Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Sông Lô)
Theo số liệu bảng 3.8 kết quả chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sông Lô tính theo các năm có sự khác nhau. Nhu cầu chuyển quyền sử dụng đất năm sau cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ: Nhu cầu sử dụng đất của người dân
trên địa bàn huyện ngày càng tăng; Thủ tục hành chính quy định thực hiện chuyển quyền ngày càng được đơn giản, nhanh gọn đảm đáp ứng nhu cầu của nhân dân;….