3.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017.
Theo kết quả số liệu thống kê năm 2017, huyện Sông Lô có tổng diện tích
đất tự nhiên 14.996,32 ha, phân bốở 16 xã và 01 thị trấn. Trong đó, xã có diện tích nhỏ nhất là xã Nhạo Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 364,27ha; xã có diện tích lớn nhất là xã Lãng Công với diện tích 2.024,03 ha. [23]
Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng đất năm 2017 của huyện Sông Lô như sau:
- Đất nông nghiệp: 11.464,32 ha chiếm 76,45% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 2.875,99ha chiếm 19,18 % tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 656,01 ha chiếm 4,37% tổng diện tích tự nhiên.
Bảng 3.1. Cơ cấu các loại đất theo hiện trạng sử dụng đất năm 2017 Huyện Sông Lô
ĐVT: ha Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Tổng diện tích các loại đất trong địa giới hành chính Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích tự nhiên Tổng diện tích tự nhiên 14.996,32 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 11.464,32 76,45 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.994,37 61,01 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4.555,33 65,13 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3.578,12 78,55 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 977,21 21,45 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2.439,04 34,87 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 4.317,34 37,66 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.714,37 62,87 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.602,96 37,13 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 152,61 1,33 1.4 Đất làm muối LMU 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH
2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.875,99 19,18
2.1 Đất ở OTC 534,97 18,60
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 514,46 96,17 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 20,51 3,83
2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.498,41 52,10
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan CTS 14,03 0,94 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 5,37 0,36 2.2.3 Đất an ninh CAN 1,71 0,11 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 84,85 5,66 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 96,28 6,43 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1.296,18 86,50
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 12,47 0,43 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 4,63 0,16 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang
lễ, NHT NTD 97,37 3,39
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 634,09 22,05 2,7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 94,04 3,27
2,8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00
3 Đất chưa sử dụng CSD 656,01 4,37
3,1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 86,22 13,14 3,2 Đất đồi núi chưa sửdụng DCS 437,97 66,76 3,3 Núi đá không có rừng cây NCS 131,82 20,09
3.1.3.2. Tình hình quản lý đất đai tại huyện Sông Lô.
* Công tác quản lý địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CT của Thủ tướng Chính phủ về việc xác định địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. Toàn bộ ranh giới hành chính của huyện
đã được rà soát cụ thể theo từng tuyến. Các tuyến địa giới đã được xác nhận trên thực địa các mốc ranh giới và các điểm đặc trưng được đo đạc định vị bằng máy GPS theo toạđộ nhà nước và có thống kê toạđộ chi tiết.
Huyện Sông Lô có 17 đơn vị hành chính gồm 16 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 14.996,32 ha [23].
* Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được UBND các xã, thị
trấn quan tâm. Trên địa bàn huyện Sông Lô đã thực hiện nghiêm túc Nghị định số
35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ Về việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa cho nên đã hạn chế tối đa việc việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục
đích phi nông nghiệp đểđảm bảo an ninh lương thực.
- Tổ chức kiểm tra, rà soát và điều chỉnh, bổ sung phương án quy hoạch sử
dụng đất đã được phê duyệt của huyện và các xã, thị trấn cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Tổ chức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật. Công khai đồ án xây dựng các điểm phát triển du lịch, đồ án quy hoạch đô thị Đức Bác… việc giới thiệu địa điểm đầu tư, các quyết định thu hồi
đất, giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư theo hướng xây dựng môi trường minh bạch, bình đẳng trong việc tiếp cận quỹđất cho đầu tư.
- Tổ chức kiểm tra, rà soát tình hình sử dụng đất của các tổ chức, đơn vị, các dự án sử dụng đất trên địa bàn, phát hiện và xử lý dứt điểm tình trạng “Dự án treo”
đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹđất hiện có. Xét duyệt điều chỉnh quy hoạch
đất ở nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế nhu cầu đất ở các xã, thị trấn, thường xuyên kiểm tra, rà soát, bảo đảm các quyết định giao đất, cho thuê đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
* Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Công tác thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường GPMB và cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện được thực hiện đúng pháp luật.
UBND huyện Sông Lô đã ban hành quyết định phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2011 - 2020 cho 16/16 xã, UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và thị trấn Tam Sơn.
UBND huyện Sông Lô chỉđạo các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ giải quyết tồn tại vềđất đai, tiếp tục thực hiện chính sách chi trảđất dịch vụ cho người dân, đến nay
đã giao đất cho phần lớn các hộđược thụ hưởng đất dịch vụ trên địa bàn huyện.
* Công tác đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơđịa chính, cấp GCN.
Nhìn chung công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu theo thẩm quyền trên địa bàn huyện đã cơ
bản hoàn thành theo đúng tinh thần Nghị quyết số 30/2012 của Quốc hội và UBND tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể như sau: Đất nông nghiệp, đến nay đã hoàn thành 100% chỉ
tiêu kế hoạch với 24.542 giấy, với tổng diện tích 5.954 ha; đất lâm nghiệp đã cấp
được 2.528 giấy đạt 78,58% số giấy chứng nhận cần cấp với tổng diện tích 2.327,24 ha đạt 70,12 % diện tích cần cấp; đất ở đã cấp được 18.217 giấy đạt 92,26% số giấy chứng nhận cần cấp với tổng diện tích 50.052,52 ha, đạt 93,56 % so với diện tích cần cấp. Diện tích đất ở, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được cấp trên cơ sở bản
đồ giải thửa 299 và trích đo địa chính thửa đất.
Đối với đất của các tổ chức: Đã triển khai lập hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ cho các tổ chức trên địa bàn (thuộc thẩm quyền cấp tỉnh). Đến nay đã cấp được 164 giấy CNQSDĐ, các đơn vị còn lại trên địa bàn đang được lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
Năm 2015 đã triển khai đo đạc bản đồ địa chính ở tất cả các xã, thị trấn trên
địa bàn huyện. Đến nay, cơ bản đã thực hiện xong việc đo đạc đang thực hiện việc kê khai cấp đổi GCN theo kết quảđo đạc bản đồđịa chính.
* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
Thực hiện Luật đất đai, công tác thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai
định kỳ (5 năm một lần) được UBND huyện, phòng tài nguyên và môi trường, UBND các xã, thị trấn nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định.
Tính đến thời điểm điều tra, công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2015 trên địa bàn huyện đã được cơ quan chức năng kiểm tra, nghiệm thu theo quy định; công tác thống kê đất đai năm 2016, 2017 cũng
đã tổng hợp số liệu toàn huyện báo cáo sở Tài nguyên và Môi trường đúng tiến độ đề ra.
* Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai
UBND các xã, thị trấn đã thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật vềđất đai; chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng do vi phạm pháp luật vềđất đai trên địa bàn.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thi hành pháp luật về đất đai đối với việc sử dụng đất của các dự án đầu tư; việc sử dụng đất của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước được giao đất để đảm bở việc sử dụng đất
đúng mục đích, tiết kiệm, theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
* Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai
Đẩy mạnh việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai. Giải quyết dứt điểm các đơn thư tồn đọng và giải quyết kịp thời đơn thư phát sinh theo đúng quy định của pháp luật, góp phần ổn định an ninh chính trị trịđịa phương.
Chủ tịch UBND huyện, chủ tịch UBND các xã, thị trấn thực hiện duy trì tiếp công dân 2 ngày/tháng để trực tiếp chỉđạo công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố
cáo theo quy định của pháp luật; khắc phục cho được tình trạng chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết đơn thư; coi trọng việc tổ chức hòa giải, đối thoại giữa người có đơn thư với cơ quan hoặc người có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại; hoàn thiện công tác tiếp dân, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể về
pháp luật cho người có đơn thư hoặc đến trình bày, khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân; công bố công khai sốđiện thoại, hòm thưđể tiếp nhận các phát hiện, kiến nghị của công dân.