Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội. Thông thường thì cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Theo Hair & ctg để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát nghiên cứu có 28 biến quan sát vậy cần ít nhất là 140 mẫu. Tuy nhiên để đạt được mức độ tin cậy cao trong nghiên cứu, cỡ mẫu trong nghiên cứu được chọn là 200 mẫu.
3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp định tính 3.3.1 Phương pháp định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi, tham khảo ý kiến từ GVHD, phương pháp chuyên gia nhằm khám phá và xây dựng các nhân tố tác động cho vay tiêu dùng KHCN để hình thành nên bảng câu hỏi sơ bộ.
Đối tượng chuyên gia: Phó phòng khách hàng, các anh, chị CBKH phòng KH tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) – CN Bình Tây.
Quá trình nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành tổng hợp ý kiến của các chuyên gia đứng dưới góc độ KH xác định được có 5 yếu tố đo lường chất lượng hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng KHCN đó là: Sự tin tưởng, Sự đáp ứng, Sự đảm bảo, Sự cảm thông và Phương tiện hữu hình, đồng thời xác định có 25 biến quan sát để đo lường các yếu tố đó, có 1 yếu tố đo lường, xác định có 3 biến quan sát để đánh giá chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng KH cá nhân, cuối cùng là thiết kế xây dựng lại mô hình và bảng câu hỏi chính thức rồi tiến hành khảo sát chính thức bắt đầu nghiên cứu định lượng.
3.3.2 Phương pháp định lượng
3.3.2.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Được thực hiện bằng cách phát phiếu lấy ý kiến và phỏng vấn tay đôi.
3.3.2.2 Nghiên cứu chính thức
Bước 1: Phỏng vấn thử 50 Khách hàng.
Bước 2: Thu thập thông tin chính thức bằng bảng câu hỏi.
3.3.2.3 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu thể hiện trong mục này mở đầu bằng đặt vấn đề nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết và kết thúc bằng trình bày kết luận báo cáo nghiên cứu. Trong quy trình này sử dụng hai phương pháp chính: (1) Nghiên cứu định tính để khám phá và xây dựng tới các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN, (2) Nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) – CN Bình Tây.
Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự minh họa) 3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu, các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là:
- Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha:
Khi đánh giá thang đo của các yếu tố chúng ta cần sử dụng phương pháp Cronbach Alpha để loại bỏ các biến rác trước khi tiến hành phân tích yếu tố khám phá EFA
Cơ sở lý thuyết
Thang đo nháp Nghiên cứu định tính: PP
thảo luận với CBKH Hiệu chỉnh thang đo lần 1
Khảo sát thử để hiệu chỉnh thang đo: N = 50
Nghiên cứu định lượng: điều tra bằng bảng câu hỏi
Cronbach Alpha
Hiệu chỉnh thang đo lần 2
Thang đo chính thức
1. Loại bỏ các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ 2. Kiểm tra hệ số Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA 1. Loại bỏ các biến có trọng số EFA nhỏ 2. Kiểm tra các yếu tố trích được
3. Kiểm tra phương sai trích Mô hình hồi quy
Kiểm tra độ thích hợp của mô hình
Kết luận Xác định mô hình
(Exploratory Factor Analysis) để tránh trường hợp các biến rác có thể tạo ra các yếu tố giả và đánh giá độ tin cậy của thang đo.
Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng và các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn mức quy định (<0,3) sẽ bị loại. Phần lớn các nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA:
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo những biến quan sát không phù hợp sẽ bị loại ra, tiếp theo sẽ dùng phương pháp phân tích nhân tố EFA để kiểm định giá trị khái niệm thang đo nhằm rút gọn từ tập hợp nhiều biến quan sát thành biến nhỏ hơn nhưng vẫn mang đầy đủ ý nghĩa. Các bước phân tích nhân tố khám phá:
Bước 1:Kiểm định Bartlett’s (Bartlett’s Test of Sphericity).
Bước 2: Tiến hành xác định số lượng các nhân tố được trích ra bằng chỉ số Eigenvalue.
Bước 3:Xác định hệ số tương quan giữa các nhân tố bằng cách xoay các nhân tố.
Bước 4: Sau khi đã trích ra được các nhân tố từ bước 3, chúng ta cần kiểm định lại độ tin cậy của các nhân tố này.
Khi phân tích nhân tố khám phá chú ý đến các điều kiện sau:
Trị số KMO > 0,5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett’s < 0,05 (Hair & Cộng sự).
Phương pháp trích hệ số được sử dụng là Principal Components với phép xoay Varimax. Những nhân tố eigenvalue > 1 được giữ lại mô hình ( Gerbing & Anderson, 1998). Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 0,5 (Gerbing & Anderson, 1998). Các biến quan sát có trọng số factor loading < 0,5 sẽ bị loại (Hair & cộng sự).
-Phân tích hồi quy đa biến MRA (Multiple Regression Analysis):
-Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, tiến hành phân tích hồi quy. Đó là một kỹ thuật thống kê có thể được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập.
Để mô hình hồi quy đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, ta cần thực hiện các kiểm định sau:
•Kiểm định tương quan từng phần các hệ số hồi quy: mục tiêu của kiểm định này là xem xét các biến độc lập có tương quan ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không. Khi mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy Sig. < 0.05 thì kết luận giữa biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa tương quan với nhau.
•Mức độ giải thích của mô hình: hệ số xác định R2
hiệu chỉnh (Adjusted R Square) được dùng để đánh giá mức độ giải thích của mô hình. R2 hiệu chỉnh càng cao thể hiện mức độ giải thích của mô hình càng cao.
•Mức độ phù hợp của mô hình: mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc hay không. Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng 0 và mô hình được xem là phù hợp khi có ít nhất một hệ số hồi quy khác 0.
Giả thuyết H0: Các hệ số hồi quy đều bằng 0; H1: Các hệ số hồi quy khác 0
Sử dụng phân tích phương sai (Analysis of variance, ANOVA) để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình. Nếu mức ý nghĩa có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig.<0.05) thì chấp nhận giả thuyết H1, mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể.
Hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity):
đây là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ gần như tuyến tính. Việc bỏ qua hiện tượng này sẽ làm cho các sai số cao hơn, giá trị thống kê thấp hơn và có thể không có ý nghĩa. Để kiểm tra hiện tượng này, ta dùng hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor, VIF), VIF < 10 thì không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
3.4 Xây dựng thang đo
Các thành phần tác động (biến độc lập) và thành phần mức độ hài lòng (biến phụ thuộc) đều được đo lường bằng các biến quan sát, sau khi điều chỉnh, bổ sung 25 biến quan sát dùng đo lường 5 thành phần và 3 biến quan sát đo lường chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN. Các biến quan sát này được đo lường cụ thể bằng thang đo Likert 5 mức độ với mức 1 là hoàn toàn không đồng ý và mức 5 là hoàn toàn đồng ý.
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊUDÙNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NH TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM (VCB) - CN BÌNH TÂY
4.1 Tổng quan về NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) - CN Bình Tây 4.1.1 Giới thiệu về NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) - CN Bình Tây 4.1.1 Giới thiệu về NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) - CN Bình Tây
Tiền thân của NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam - CN Bình Tây là PGD Bình Tây thuộc chi nhánh VCB TP.HCM. Ngày 10 tháng 01 năm 1998, theo quyết định số 207/QĐ-TCCB của Chủ tịch Hội đồng Quản trị VCB Trung ương, VCB Bình Tây chính thức đi vào hoạt động với các thông tin.
Tên giao dịch bằng tiếng việt: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) - CN Bình Tây.
Tên giao dịch bằng tiếng anh: Bank for Foreign Trade of Vietnam – Bình Tây Branch, viết tắt là Vietcombank Bình Tây (VCB - BT).
Trụ sở chính: 129-129A Hậu Giang, Phường 5, Quận 6, Tp.HCM.
Logo:
Với vị thế nằm trên địa bàn dân cư phía Tây Nam thành phố, nơi chủ yếu tập trung dân cư là người Hoa với hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ rất phát triển, một mặt lại gần các khu vực buôn bán sầm uất như chợ Bình Tây, chợ Kim Biên…nên sự phát triển của phòng giao dịch Bình Tây thành Chi nhánh chính thức của VCB có ý nghĩa chiến lược quan trọng.
Trải qua hơn 18 năm hoạt động và phát triển CN Bình Tây với sự nổ lực không ngừng nâng cao, phát triển cả về quy mô và chất lượng so với năm 1998, đến nay theo số liệu năm 2016, CN Bình Tây có tổng nguồn vốn lên đến 2,631 tỷ đồng, doanh số xuất nhập
khẩu 250 triệu USD, doanh số mua bán ngoại tệ 280 triệu USD, thu nhập lên đến 273 tỷ đồng.
Về tổ chức mạng lưới của Chi nhánh cũng đã phát triển lên 220 cán bộ nhân viên với 11 phòng tại trụ sở chính và 5 phòng giao dịch trực thuộc.
Ngoài ra, CN Bình Tây còn đầu tư để hình thành khu công nghiệp Vĩnh Lộc, cho vay xây dựng và mua sắm thiết bị cho các bệnh viện trên địa bàn thành phố như Bệnh viện Tim Tâm Đức, Phụ Sản, Trưng Vương… với những hoạt động này CN Bình Tây đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chương trình phát triển của TP. HCM.
4.1.2 Các nghiệp vụ chính của chi nhánh
Nghiệp vụ nhận tiền gửi: Là một hoạt động cơ bản của NHTM (Chi nhánh - Bình Tây). Ngân hàng nhận các khoản tiền gửi của KH dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. NH nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp, NH phải trả gốc và lãi cho KH khi đến hạn.
Nghiệp vụ tín dụng của NH: Nguồn vốn huy động sau khi đã thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ sex được sử dụng cho vay, nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ đặc trưng nhất của NHTM nó tạo ra hình thức tín dụng NH và NH sex tiến hành phân phối có trọng điểm nguồn vốn đã hình thành trong nghiệp vụ huy động, điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh. Đây là nghiệp vụ quan trọng nhất của NH, sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu.
Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại: NH tham gia mua bán ngoại tệ, huy động vốn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của đầu tư cho vay cũng như kiếm lời, góp phần thúc đẩy trong thanh toán quốc tế, tài trợ cho xuất nhập khẩu.
4.1.3 Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) - CN Bình Tây
Ban giám đốc trực tiếp quản lý hoạt động tổ chức và kinh doanh của Chi nhánh, chịu trách nhiệm với VCB Trung ương.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) - CN Bình Tây Giám Đốc Phòng hành chính nhân sự Phòng khách hàng Phòng thanh toán quốc tế Phòng kinh doanh dịch vụ Phòng vi tính
Tổ kiểm tra nội bộ
Phòng nghiên cứu tổng hợp Phòng ngân quỹ Phòng thanh toán thẻ Phòng quản lý rủi ro Phòng quản lý nợ Các phòng giao dịch số Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo
Phòng giao dịch Nguyễn Tri Phương
Phó Giám Đốc 1
4.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) - CN Bình Tây Việt Nam (VCB) - CN Bình Tây
4.2.1Doanh số cho vay phân loại theo đối tượng
Bảng 1: Tình hình DSCV phân loại theo đối tượng
ĐVT:Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tốc độ tăng 2014/ 2013 Tốc độ tăng 2015/ 2014 TDCN 602.81 812.82 971.69 34.83% 19.55% TCKT 1,564.75 1,846.54 1,993.69 18% 8.0% Khác 267.67 289.02 320.80 8% 11%
(Nguồn: Phòng khách hàng NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam(VCB) – CN Bình Tây)
Biểu Đồ 1: Tình hình DSCV phân loại theo đối tượng
Qua bảng 1 và biểu đồ 1 ta thấy DSCV tại VCB – CN Bình Tây liên tục tăng trong giai đoạn 2013-2015.
Cho vay các TCKT năm 2014 DSCV lả 1,846.54 tỷ đồng, tỷ trọng tương đương tăng 18% so với năm 2013. Năm 2015 DSCV tiếp tục tăng trưởng tốc độ tăng trưởng so với năm 2014 là 8%. Sự tăng trưởng trong những năm gần đây cho thấy nhu cầu vốn của các TCKT để mở rộng quy mô kinh doanh ngày càng cao.
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1,564.75 1,846.54 1,993.69 602.81 812.82 971.69 267.67 289.02 320.8 ĐVT: Tỷ đồng TCKT TDCN Khác
DSCV tiêu dùng KHCN có sự tăng trưởng nhanh, năm 2014 tăng 201.01 tỷ đồng, tỷ trọng tương ứng tăng 34.83%. Năm 2015 DSCV tiếp tục tăng trưởng mạnh, tỷ trọng tăng 19.55% tương đương với 158.87 tỷ đồng, điều này cho thấy NH ngày càng quan tâm đến nhu cầu vay tiêu dùng đối với khối KHCN.
Cho vay khác chiếm 10.98% tổng DSCV năm 2013, chiếm 9.8% DSCV trong năm 2014 và chiếm 9.76% DSCV trong năm 2015.
Để đạt được những kết quả đó một phần do VCB –CN Bình Tây biết tận dụng ưu thế của mình, thu hút được nguồn vốn từ các dân cư và các tổ chức kinh tế bên cạnh đó nhờ vào những thay đổi chính sách cho vay tại Chi nhánh, nghiên cứu mở rộng mạng lưới giao dịch, có nhiều ưu đãi với khoản vay tiêu dùng khối KHCN, tăng cường các hình thức tiếp thị để thu hút thêm KH.
4.2.2 Doanh số cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân phân loại theo sản phẩm vay Bảng 2: Tình hình DSCV tiêu dùng cá nhân phân loại theo sản phẩm
ĐVT:Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tốc độ tăng trưởng 2014/2013
Tốc độ tăng trưởng 2015/2014 Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Số tiền Tỷ trọng Tỷ Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng DSCV TDCN 602.81 100% 812.82 100% 971.69 100% 210.01 34.84% 158.87 19.55% Cho vay mua nhà dự án 107.65 17.85% 134.23 16.51% 216.33 22.26% 26.58 24.69% 82.10 61.16% Cho vay mua ô tô 60.12 9.97% 132.67 16.32% 100.81 10.37% 72.55 120.68% (31.86) (24.01)% Cho vay cán bộ CNV 210.51 34.92% 300.10 36.92% 397.06 40.86% 89.59 42.56% 96.96 32.31% Cho vay cầm cố STK 47.8 7.93% 25.89 3.19% 56.79 5.84% (21.91) (45.84)% 30.90 119.35% Cho vay cán bộ QLĐH 76.7 12.72% 100.83 12.40% 99.82 10.27% 24.13 31.46% (1.01) (1.00)% Cho vay SP khác 100.03 16.59% 119.10 14.65% 100.88 10.38% 19.07 19.06% (18.22) (15.30)%
(Nguồn: Phòng khách hàng NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) – CN Bình Tây)
Biểu Đồ 2: Tình hình DSCV tiêu dùng cá nhân phân loại theo sản phẩm
Qua bảng 2 và biểu đồ 2 ta thấy DSCV tiêu dùng cá nhân tại Chi nhánh phân loại