Tình hình NQH cho vay tiêu dùng cá nhân phân loại theo sản phẩm vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tình hình cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (VCB) chi nhánh bình tây giai đoạn 2013 2015​ (Trang 45 - 50)

ĐVT:Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ tăng trưởng 2014/2013 Tốc độ tăng trưởng 2015/2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng NQH 7.25 100% 8.79 100% 9.25 100% 1.54 21.24% 0.46 5.23%

Cho vay mua nhà

dự án 1.07 14.76% 1.96 22.30% 1.79 19.35% 0.89 83.18% (0.17) (8.67)% Cho vay mua ô tô 1.13 15.59% 1.09 12.40% 1.91 20.65% (0.04) (3.54)% 0.82 75.23% Cho vay CB CNV 2.18 30.07% 2.07 23.55% 2.28 24.65% (0.11) (5.05)% 0.21 10.14% Cho vay cầm cố STK 0.92 12.69% 1.9 21.62% 1.09 11.78% 0.98 106.52% (0.81) (42.63)% Cho vay cán bộ QLĐH 0.86 11.86% 0.57 6.48% 0.87 9.41% (0.29) (33.72)% 0.30 52.63% Cho vay SP khác 1.09 15.03% 1.2 13.65% 1.31 14.16% 0.11 10.09% 0.11 9.17%

(Nguồn: Phòng khách hàng NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) – CN Bình Tây)

Biểu Đồ 6: Tình hình nợ quá hạn cho vay tiêu dùng cá nhân theo loại theo sản phẩm

1.03 1.96 1.79 1.13 1.09 1.91 2.18 2.07 2.28 0.92 1.9 1.09 0.86 0.57 0.87 1.09 1.2 1.31 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

ĐVT:Tỷ đồng

Cho vay mua nhà dự án Cho vay mua ô tô Cho vay CB CNV

Qua bảng 6 và biểu đồ 6 ta thấy NQH của Chi nhánh có xu hướng tăng cụ thể như sau:

Cho vay mua nhà dự án năm 2014 NQH là 1.96 tỷ đồng tăng 0.89 tỷ đồng, tỷ trọng tăng tương ứng với 83.18% so với năm 2013 nhưng đến năm 2015 NQH có xu hướng giảm, năm 2015 NQH là 1.79 tỷ đồng giảm 0.17 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng giảm 8.67% so với năm 2014 tuy giảm không nhiều nhưng nhìn chung NQH cũng dần được khắc phục. Nguyên nhân giai đoạn 2013-2014 NQH tăng là do nhiều cá nhân có nhu cầu nhà ở giá cao nhưng mà chưa đảm bảo chắc chắn thu nhập của mình trong việc trả nợ cho NH, Chi nhánh không quá thắt chặt về nguồn trả nợ thứ hai vì vậy NQH tăng. CBKH nên cho vay tín chấp đối với những KH thân thiết có uy tín với NH, đối với những KH mới cần cho vay có tài sản đảm bảo để hạn chế tình trạng nợ quá hạn.

NQH cho vay mua ô tô giai đoạn 2013-2014 có xu hướng giảm, năm 2014 là 1.09 tỷ đồng giảm 0.04 tỷ đồng, tỷ trọng giảm tương ứng là 3.54% so với năm 2013. Năm 2015 NQH tăng lên 1.91 tỷ tăng 0.82 tỷđồng, tương ứng tỷ trọng tăng 75.23% so với năm 2014. Nguyên nhân của sự tăng trưởng NQH trong sản phẩm cho vay mua ô tô giai đoạn 2014-2015 là do cá nhân người vay mua ô tô để phục vụ nhu cầu đi lại của gia đình nhiều hơn là mua ô tô để kinh doanh. Hằng năm DSCV tiêu dùng KHCN mua ô tô tăng lên cao, một phần cũng do thủ tục cho vay tại Chi nhánh khá thoáng, người vay chỉ cần có CMND, hộ khẩu, bảng lương, hợp đồng sơ khảo với hãng xe có quy định của NH quy định thu nhập để vay tối thiểu, lãi suất cho vay mua ô tô cũng được đánh giá là mềm mỏng nên đã thu hút nhiều khách hàng CN cho vay thông thường với lãi suất 9%/năm. Nếu cố định trong 12 tháng đầu lãi suất cho vay 7.2%/năm và nếu cố định 2 năm lãi suất ở mức 8.49%/năm.

NQH cho vay CB CNV có sự tăng giảm không đều giai đoạn 2013-2014 NQH giảm, nhưng giai đoạn 2014-2015 lại có xu hướng tăng. Năm 2014 NQH cho vay CB CNV là 2.07 tỷ đồng giảm 0.11 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng giảm 5.05% so với năm 2013. Năm 2015 NQH là 2.28 tỷ tăng lên đến 0.21 tỷ đồng, tỷ trọng tương ứng tăng 10.14% so với năm 2014 nguyên nhân tình hình tài chính giai đoạn kinh tế nước ta 2013- 2015 mặc dù là ngày một phát triển nhưng cũng có không ít những biến động, mặt khác đối tượng này chủ yếu vay tín chấp không bắt buộc phải có tài sản đảm bảo là nguồn trả nợ thứ 2.

Cùng với sự tăng trưởng dư nợ thì NQH của sản phẩm cho vay tiêu dùng khác cũng tăng lên hàng năm, năm 2014 tỷ trọng chênh lệch NQH tăng 10.09% so với năm 2013, năm 2015 tỷ trọng chênh lệch NQH tăng 9,17% so với năm 2014 CN cần đề ra những biện pháp thật thích hợp để cải thiện sự gia tăng cần đánh giá kỹ hơn nữa trước khi ra quyết định cho vay.

Tóm lại NQH hằng năm tăng lên nhưng không tăng ở mức quá cao có thể khắc phục được. Mục tiêu của CN chính là nâng cao chất lượng tín dụng giảm thấp tỷ lệ NQH vì vậy NH cần phải có những biện pháp thích hợp để cải thiện tình trạng NQH để mang lại kết quả kinh doanh tốt cho NH trong những năm tới,đối với KHCN việc vay vốn chủ yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng do đó bên cạnh phương án cho vay vốn, kế hoạch trả nợ, thu nhập, tài sản đảm bảo cũng là yếu tố quan trọng khi NH ra quyết định cho vay vì vậy nên đặc biệt quan tâm đến những yếu tố đó.

4.2.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân

Bảng 7: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Tổng nguồn vốn huy động Tỷ đồng 2,911.02 3,256.21 3,339.97

2. Doanh số cho vay Tỷ đồng 602.81 812.82 971.69

3. Doanh số thu nợ Tỷ đồng 298.39 512.02 408.26 4. Tổng dư nợ Tỷ đồng 308.68 412.4 655.67 5. Dư nợ bình quân Tỷ đồng 304.345 360.54 534.035 6. Nợ quá hạn Tỷ đồng 7.25 8.79 9.25 7. Lợi nhuận Tỷ đồng 8.32 11.61 19.94 8. Tỷ lệ dư nợ/Huy động vốn % 10.60 12.67 19.63 9. Hệ số thu nợ % 49.50 62.99 42.02 10. Nợ quá hạn/Tổng dư nợ % 2.35 2.13 1.41 11. Vòng quay vốn tín dụng Lần 0.98 1.42 0.76

12. Tỷ lệ lợi nhuận/Tổng dư nợ

% 2.70 2.82 3.04

Tỷ lệ dư nợ/Huy động vốn:

Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng qua các năm chứng tỏ khả năng huy động vốn của Chi nhánh NH tốt theo đó thì tỷ lệ DNCV tiêu dùng KHCN trên vốn huy động cũng tăng đều qua các năm điều này chứng tỏ Chi nhánh đã sử dụng và khai thác tiềm lực của nguồn vốn, cụ thể tỷ lệ DNCV tiêu dùng KHCN năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là 10.60%, 12.67% và 19.63%. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của DSCV và DNCV cùng với những thế mạnh của NH thì việc tận dụng tối đa nguồn vốn huy động phát huy hết hiệu quả cho vay để kiếm lợi nhuận cho NH là việc hoàn toàn có thể.

Trong quá trình huy động vốn cũng như cho vay NH cũng nên chú ý thời hạn của nguồn vốn huy động với thời hạn của hoạt động cho vay sao cho hợp lý để tránh ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của NH.

Hệ số thu nợ:

Phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của NH. Hệ số này phản ánh trong thời kỳ nào đó, ứng với DSCV của NH thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số càng cao càng thể hiện đồng vốn cho vay càng an toàn công tác thu nợ càng tốt. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ qua các năm cũng khá cao tuy nhiên tăng giảm không đều năm. Cụ thể 2013 là 49.50% năm 2014 là 62.99% năm 2015 giảm xuống còn 42.02%. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của NH thực hiện khá tốt, công tác thu hồi nợ và xử lý nợ của NH ngày càng được chú trọng hơn, đôn đốc KH trả nợ và lãi khi đến hạn, thường xuyên phân loại nợ để có các biện pháp xử lý nợ hợp lý.

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ:

Tỷ lệ NQH của Chi nhánh giai đoạn 2013-2015 có xu hướng giảm, năm 2014 tỷ lệ NQH là 2.13% giảm 0.22% so với năm 2013, năm 2015 tỷ lệ NQH là 1.41% giảm 0.72% so với năm 2014, nhìn chung NQH giai đoạn 2013-3015 của nhóm đối tượng cho vay tiêu dùng KHCN khá tốt, tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ giảm dần qua các năm tỷ lệ này không vượt quá mức cho phép (3%). Tuy vậy giai đoạn này vẫn còn tồn đọng NQH nguyên nhân là do KH gặp nhiều khó khăn trong công việc, thu nhập bất ổn định, phương án sử dụng vốn vay chưa hiệu quả không đủ vốn để trả nợ cho NH dẫn đến NQH vẫn còn, tỷ lệ này có xu hướng giảm qua các năm điều này cho thấy NH đã có những giải pháp kịp thời trong quá trình thu hồi nợ. CN Bình Tây cần phải tích cực hơn nửa thường

xuyên nhắc nhở KH trả nợ, chủ động với việc gia hạn nợ phù hợp với chu kỳ kinh tế, điều chỉnh kịp thời khi tình trạng NQH tăng lên và có mức lãi suất linh hoạt cho vay để KHCN có thể tiếp cận nguồn vốn, tăng cường thu hồi các khoản nợ không có lý do chính đáng, cần nâng cao hơn nửa công tác quản trị rủi ro thắt chặt quy trình tín dụng, thẩm định kỹ các hồ sơ vay vốn trước khi ra quyết định cho vay để đẩy lùi nợ xấu về mức kiểm soát dưới 3%.

Vòng quay vốn tín dụng:

Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định. Hệ số vòng quay càng lớn thì hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao. Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng của NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam - (VCB) CN Bình Tây trong năm 2013 là 0.98 năm 2014 là 1.42 năm 2015 là 0.76 có sự tăng giảm không đều. Điều này cho thấy, trong những năm qua NH cũng đã chú trọng hơn công tác thu hồi những món nợ đã đến hạn tuy nhiên hiệu quả chưa được cao một số KH trả nợ gốc và nợ lãi chưa đúng hạn. Qua đó thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng đối với cho vay tiêu dùng KHCN của NH chưa mang lại những kết quả tích cực như mong muốn.

Tỷ lệ lợi nhuận/Tổng dư nợ:

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, là mạch máu của NHTM nên kết quả của HĐTD đóng góp lớn vào kết quả HĐKD chung của NH. Lợi nhuận trước thuế từ HĐTD cho vay tiêu dùng KH cá nhân tại Chi nhánh Bình Tây liên tục tăng trong giai đoạn 2013-2015 năm 2013 đạt 8.32 tỷ đồng, năm 2014 đạt 11.61 tỷ đồng năm 2015 đạt 19.94 tỷ đồng điều này phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN đạt kết quả tương đối tốt trong giai đoạn này.

Trong những năm gần đây HĐKD của NH không ngừng khởi sắc đạt được những kết quả ngoài mong muốn. Qua công cuộc đẩy mạnh tái cơ cấu các hệ thống NH, xử lý nợ xấu của NHNT trong những năm gần đây đạt hiệu quả tích cực giúp người dân mạnh dạn tìm nguồn vốn từ CN Bình Tây để vay vốn mua nhà, mua những vật dụng cần thiết phục vụ nhu cầu cá nhân chính nhờ vậy hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng KH cá nhân ở CN ngày một được phát triển.

Hiện nay nhu cầu vay vốn tiêu dùng cá nhân là rất cao, việc tài trợ vốn từ NH là rất cần thiết vì vậy CN NH cần nổ lực hơn nữa để phát triển thương hiệu của mình, thu hút được nhiều KH tốt. NH cần cắt giảm những chi phí không cần thiết tập trung các sản phẩm dịch vụ là thế mạnh để góp phần nâng cao kết quả HĐKD và tăng cường khả năng cạnh tranh với các NH khác trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tình hình cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (VCB) chi nhánh bình tây giai đoạn 2013 2015​ (Trang 45 - 50)