CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu gồm 3 bước:
Bước 1: Xây dựng thang đo:
Thang đo nháp được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết, cùng với tổng hợp, xem xét đánh giá việc các thang đo đã được kiểm định trong các nghiên cứu trước đây. Trong đó, nghiên cứu tài liệu là bước đầu tiên rất quan trọng của quá trình nghiên cứu, thông qua bước này để tìm hiểu những nghiên cứu trước đó của các tác giả trên thế giới và Việt Nam, có liên quan đến công tác KTQTCP trong các Công ty Điện lực khu vực TP. HCM và các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, tổng hợp các ưu nhược điểm của
các nghiên cứu trước nhằm xác định hướng đi của luận văn cũng như đề xuất mô hình nghiên cứu.
Bước 2: Nghiên cứu định tính:
Các thang đo trong nghiên cứu sẽ được điều chỉnh và bổ sung qua một nghiên cứu định tính với kỹ thuật xin ý kiến chuyên gia (nhóm thảo luận gồm 09 chuyên gia).
Thông qua kết quả nghiên cứu định tính này, thang đo nháp sẽ được điều chỉnh và sau đó sẽ được dùng cho nghiên cứu định lượng.
Bước 3: Nghiên cứu định lượng:
Thang đo chính thức sau khi đã hiệu chỉnh thang đo nháp sẽ dùng cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này sẽ kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và giả thuyết. Các thang đo này được kiểm định trở lại bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Anpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiếp theo sau khi kiểm định thang đo, các biến còn lại sẽ được sử dụng để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội.