CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Xây dựng mô hình nghiên cứu
3.5.1.3. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu
Từ mô hình nghiên cứu ở trên, kết hợp với phần bàn luận và thống nhất ý kiến với các chuyên gia tác giả đề xuất 07 giả thiết cần phải kiểm định, bao gồm:
Giả thiết H1 - Mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty có ảnh hưởng, tác động đến công tác KTQTCP tại các công ty Điện lực khu vực Tp. HCM.
Giả thiết H2 - Nhu cầu thông tin của nhà quản lýcó ảnh hưởng, tác động đến công tác KTQTCP tại các công ty Điện lực khu vực Tp. HCM.
Giả thiết H3 – Các DN càng quan tâm đến công tác khen thưởng động viên đến đội ngũ làm công tác KTQTCP thìcông tác KTQTCP càng thành công cao hơn.
Giả thiết H4–Các DN có môi trường pháp lý hỗ trợ mạnh thì công tác KTQTCP càng thành công cao hơn.
Giả thiết H5 - Các DN có các yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp linh hoạt thì công tác KTQTCP càng thành công cao hơn.
Giả thiết H6 - Các DN có ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán quản trị chi phí càng hiện đại, kịp thời thì công tác KTQTCP càng thành công cao hơn.
Giả thiết H7- Các DN có nhân viên kế toán được đào tạo có chứng chỉ nghề. bằng cấp kế toán chuyên nghiệp hoặc kinh nghiệm cao thì công tác KTQTCP càng thành công cao hơn.
3.5.2. Nghiên cứu định lượng 3.5.2.1 Xây dựng thang đo
Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đã có trong nước và trên thế giới. Các thang đo này được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với đặc điểm thực tế của các Công ty điện lực khu vực TP.HCM và dựa vào kết quả của nghiên cứu định tính với kỹ thuật xin ý kiến chuyên gia, có 07 thang đo trong nghiên cứu này lần lượt như sau:
+ Thang đo 1 - Mục tiêu, nhiệm vụ của Công tybao gồm 3 biến quan sát như sau: _Tối ưu hóa chi phí, tăng lợi nhuận
_Nâng cao hiệu quả của việc huy động, sử dụng các nguồn lực
_Nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý trong quá trình điều hành các hoạt động của đơn vị.
+ Thang đo 2 - Nhu cầu thông tin của nhà quản lýbao gồm 3 biến quan sát như sau: _Trợ giúp cho việc ra quyết định của nhà quản lý
_Kiểm soát chi phí trong hoạt động SXKD
_Đánh giá hiệu quả của bộ máy quản lý trong điều hành, hiệu quả của từng đơn vị hoạt động.
+ Thang đo 3 - Công tác khen thưởng động viênbao gồm 3 biến quan sát như sau: _Công tác khen thưởng được thực hiện thường xuyên
_Công tác khen thưởng được thực hiện kịp thời
_Công tác khen thưởng được thực hiện đúng quy định của đơn vị + Thang đo 4 - Môi trường pháp lýbao gồm 3 biến quan sát như sau:
_Khung pháp lý về kế toán (luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán) _Các luật khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
_Nội quy và quy chế của doanh nghiệp chi phối trực tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán
+ Thang đo 5 - Các yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệpbao gồm 3 biến quan sát như sau:
_Tổ chức sản xuất
_Kỹ thuật công nghệ sản xuất _Quy mô sản xuất
+ Thang đo 6 - Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán quản trị chi phí bao gồm 3 biến quan sát như sau:
_Cung cấp những công cụ góp phần thay đổi, tăng hiệu quả tổ chức kế toán quản trị chi phí
_Cung cấp phần cứng, các phần mềm quản trị chi phí chuyên dụng
+ Thang đo 7 - Trình độ nhân viên thực hiện công việc kế toánbao gồm 4 biến quan sát như sau:
_Trình độ kiến thức
_Kỹ năng làm việc của nhân viên _Thâm niên công tác
_Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp
+ Thang đo 8 - Công tác kế toán quản trị chi phí tại các công ty Điện lựcbao gồm 3 biến quan sát như sau:
_Công tác kế toán QTCP rất hiệu quả.
_Công tác kế toán QTCP kịp thời, đúng tiến độ.
_Công tác kế toán QTCP phù hợp với tình hình thực tế tại công ty điện lực và xu hướng chung của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
3.5.2.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng
+ Phương pháp thu thập dữ liệu: quá trình nghiên cứu cụ thể sẽ được tiến hành kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp kết hợp với gửi bảng câu hỏi qua bưu điện, email. Việc chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp phi xác suất thuận tiện, có nghĩa là tác giả chọn các đối tượng có thể tiếp cận được có hiểu biết và liên quan đến công tác KTQTCP.
Phương pháp chọn mẫu này hiện nay khá phổ biến vì điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được.
+ Cỡ mẫu: để sử dụng công cụ phân tích EFA, kích thước mẫu phải lớn. Tuy nhiên,việc xác định kích thước mẫu phù hợp là rất phức tạp nên thông thường dựa vào kinh nghiệm. Nội dung luận văn đã được xác định khu vực khảo sát là ở các công ty điện lực trong khu vực TP.HCM. Để đạt được sự chính xác trong kích thước mẫu và ý nghĩa của các chỉ số thống kê, tác giả đã dựa vào các nghiên cứu trước đây nhằm đảm bảo độ tin cậy và độ giải thích cao. Có nhiều quy ước về kích thước mẫu, chẳng hạn
như Hair & ctg (1998) cho rằng kích thước mẫu phải tối thiểu từ 100 đến 150, theo Gorsuch (1983) cho rằng phân tích nhân tố cần ít nhất 200 quan sát. Tuy nhiên, tác giả theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước lượng. Theo đó, nghiên cứu này có 25 biến quan sát, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 25 x 5 = 125. Để đạt được tối thiểu 125 quan sát, tác giả đã gửi 230 bản câu hỏi đến những người am hiểu về công tác KTQTCP tại các công ty điện lực trên địa bàn Tp.HCM, cụ thể là: (lãnh đạo phòng kế toán, nhân viên kế toán tại các công ty điện lực trên địa bàn Tp.HCM).Sau khi đã chọn được mẫu bước kế tiếp trình bày sẽ là phương pháp thu thập thông tin từ các mẫu đã chọn.
Đã có 202 phiếu điều tra được thu nhận, trong đó có 07 phiếu khảo sát bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 195 phiếu.
+ Đối tượng khảo sát: đối tượng khảo sát là cá nhân làm công tác kế toán, các nhà quản lý, các trưởng phòng tài chính kế toán và các Giám đốc, các chuyên viên trực tiếp làm công tác KTQT tại các Công ty điện lực trên địa bàn thành phố. Đặc biệt là cấp quản lý cao hơn là Tổng công ty Điện lực TP.HCM, nhằm khảo sát thực trạng công tác KTQTCP của các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM.
3.5.2.3 Mô hình hồi quy
Trên cơ sở các giả thuyết và các biến được trình bày ở phần trên, luận văn đề xuất phương trình hồi quy dự kiến phản ánh mối tương quan giữa “công tác kế toán
quản trị chi phí tại các công ty điện lực trên địa bàn Tp.HCM ” theo phương trình hồi quy như sau:
Y = β0 + β1 MTNV + β2 NCTT + β3 KTDV + β4 MTPL + β5 DDDN + β6 CNTT + β7 TDKT + ε
Trong đó:
Biến phụ thuộc Y: công tác KTQTCP.
α: Hằng số (constant term)
βi: Hệ số các biến giải thích
Các biến độc lập:
MTNV: Mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty NCTT: Nhu cầu thông tin của nhà quản lý KTDV: Công tác khen thưởng động viên MTPL: Môi trường pháp lý
DDDN: Các yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp
CNTT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán quản trị chi phí TDKT: Trình độ nhân viên thực hiện công việc kế toán
Phần dư được sử dụng để đo lường sự chính xác của mô hình, phản ánh mối quan hệ thật sự giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc hoặc giữa các biến độc lập với nhau. Đây là một biến ngẫu nhiên độc lập, nó đại diện cho các biến (hay nhân tố) có ảnh hưởng đến biến quan sát mà vì một số lý do nào đó nghiên cứu chưa xem xét đến nên không đưa vào mô hình (như biến nguồn lực khách hàng, văn hóa doanh nghiệp, hệ thống kiểm soát nội bộ, …). Nếu mô hình phân tích được thiết lập phù hợp thì giá trị phần dư sẽ rất nhỏ, ngược lại thì nghiên cứu đã bỏ qua những biến có ảnh hưởng đáng kể hoặc trong mô hình có những biến không phù hợp.
3.5.2.4 Câu hỏi khảo sát
Theo tác giả điều quan trọng nhất trong việc xây dựng bảng câu hỏi là làm thế nào để lựa chọn các câu hỏi phù hợp với các biến trong mô hình khảo sát. Chính vì vậy trong bảng câu hỏi này tác giả chỉ chọn những câu hỏi phù hợp với nội dung quản lý của các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM với nội dung rất rõ ràng và khúc chiết nhằm cho người trả lời có thể dễ dàng hiểu được mục tiêu của bảng câu hỏi và đáp ứng được mục đích nghiên cứu.
Sau một quá trình khảo sát và điều chỉnh tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi xung quanh các vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể như sau:
+ Mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty + Nhu cầu thông tin của nhà quản lý + Công tác khen thưởng động viên
+ Môi trường pháp lý
+ Các yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán quản trị chi phí + Trình độ nhân viên thực hiện công việc kế toán
+ Công tác KTQTCP tại các công ty Điện lực trên địa bàn Tp.HCM
Bảng 3.1 Bảng mã hóa dữ liệu STT Mã hóa YẾU TỐ STT Mã hóa YẾU TỐ (1) Rất khôn g đồng ý (2) Khô ng đồn g ý (3) Bình thườ ng (4) Đồng ý (5) Rất đồng ý
MTNV – Mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty
1 MTNV1 Tối ưu hóa chi phí, tăng lợi nhuận
2 MTNV2 Nâng cao hiệu quả của việc huy động,
sử dụng các nguồn lực
3 MTNV3
Nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý trong quá trình điều hành các hoạt động của đơn vị
NCTT - Nhu cầu thông tin của nhà quản lý
4 NCTT1 Trợ giúp cho việc ra quyết định của nhà
quản lý
5 NCTT2 Kiểm soát chi phí trong hoạt động
SXKD
6 NCTT3
Đánh giá hiệu quả của bộ máy quản lý trong điều hành, hiệu quả của từng đơn vị hoạt động
KTDV - Công tác khen thưởng động viên
7 KTDV1 Công tác khen thưởng được thực hiện thường xuyên
8 KTDV2 Công tác khen thưởng được thực hiện kịp thời
9 KTDV3 Công tác khen thưởng được thực hiện đúng quy định của đơn vị
MTPL - Môi trường pháp lý
10 MTPL1 Khung pháp lý về kế toán (luật kế toán,
chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán)
11 MTPL2 Các luật khác liên quan đến hoạt động
của doanh nghiệp
12 MTPL3
Nội quy và quy chế của doanh nghiệp chi phối trực tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán
DDDN - Các yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp
13 DDDN1 Tổ chức sản xuất
14 DDDN2 Hệ thống kiểm soát nội bộ
15 DDDN3 Kỹ thuật công nghệ sản xuất
16 DDDN4 Quy mô sản xuất
CNTT - Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán quản trị chi phí
17 CNTT1 Các thành tựu KHKT, ứng dụng công
nghệ mới
18 CNTT2
Cung cấp những công cụ góp phần thay đổi, tăng hiệu quả tổ chức kế toán quản trị chi phí
quản trị chi phí chuyên dụng
TDKT - Trình độ nhân viên thực hiện công việc kế toán
20 TDKT1 Trình độ kiến thức
21 TDKT2 Kỹ năng làm việc của nhân viên
22 TDKT3 Thâm niên công tác
23 TDKT4 Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp
Y - Công tác kế toán quản trị chi phí tại các công ty Điện lực
24 Y1 Công tác kế toán QTCP rất hiệu quả.
25 Y2 Công tác kế toán QTCP kịp thời, đúng
tiến độ.
26 Y3
Công tác kế toán QTCP phù hợp với tình hình thực tế tại công ty điện lực và xu hướng chung của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
3.5.2.5 Mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng 3.2: Bảng mẫu nghiên cứu - Giới tính Tần suất Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ Tỷ lệ % tích lũy Nam 76 39 39 39 Nữ 119 61 61 61 Tổng 195 100 100
Bảng 3.3: Bảng mẫu nghiên cứu - Độ tuổi Tần suất Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ Tỷ lệ % tích lũy Từ 18 đến 24 tuổi 20 10,3 10,3 10,3
Từ 25 đến 34 tuổi 62 31,8 31,8 42,1
Từ 35 đến 44 tuổi 53 27,2 27,2 69,2
Từ 45 đến 54 tuổi 52 26,7 26,7 95,9
Trên 55 tuổi 8 4,1 4,1 100,0
Tổng 195 100.0 100.0
Bảng 3.4 : Bảng mẫu nghiên cứu - Trình độ học vấn Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ Tỷ lệ % tích lũy Trung cấp trở xuống 14 7,2 7,2 7,2 Cao đẳng 34 17,4 17,4 24,6 Đại học 136 69,7 69,7 94,4 Trên đại học 11 5,6 5,6 100,0 Tổng 195 100,0 100,0
Bảng 3.5 : Bảng mẫu nghiên cứu - Chức vụTần suất Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ Tỷ lệ % tích lũy Lãnh đạo, nhà quản lý 28 14,4 14,4 14,4 Nhân viên 167 85,6 85,6 100,0 Tổng 195 100,0 100,0
Qua bảng thống kê các đối tượng khảo sát ở trên tác giả đã khảo sát 195 CBCNV hiện đang công tác tại 16 Công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM, các nhân viên, cán bộ quản lý và lãnh đạo cấp cao am hiểu về công tác KTQTCP hoặc đang trực tiếp thực hiện. Trong số đó có 39% là nam và 61% là nữ. Chủ yếu ở độ tuổi từ 25 tuổi đến 44 tuổi chiếm 59%. Đây là độ tuổi có kinh nghiệm cao trong công tác quản lý và
có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm công tác, trong đó số nhân viên trực tiếp làm công tác kế toán chiếm 85,6% và lãnh đạo quản lý người các cấp từ trưởng phòng, kế toán trưởng và một số giám đốc công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này tác giả đã trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu, qui trình nghiên cứu của luận văn. Đầu tiên là việc xây dựng khung nghiên cứu, tiếp theo là tác giả đã trình bày cụ thể từng phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn, phương pháp định tính và phương pháp định lượng để kiểm định các giả thuyết được đưa ra, mô tả mẫu nghiên cứu, lựa chọn thang đo cho quá trình nghiên cứu, mã hóa dữ liệu và trình bày phương pháp phân tích dữ liệu.
Tóm lại thông qua chương này tác giả đã cho thấy chi tiết của quá trình nghiên cứu, từ đó khẳng định được độ tin cậy của kết quả nghiên cứu sẽ trình bày ở chương sau.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU 4.1. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU
4.1.1. Tổng quan về ngành điện Việt Nam
Ngành điện Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia, sự phát triển của nghành điện gắn liền với tốc độ phát triển của đất nước. Trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể thiếu sự đóng góp tích cực của ngành điện. Ngành điện đã từng bước cải thiện phát triển để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Tiêu thụ điện tại Việt Nam tiếp tục gia tăng qua từng năm do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Về cơ cấu tiêu thụ điện, công nghiệp tiếp tục là ngành chiếm tỷ trọng tiêu thụ điện năng nhiều nhất với tốc độ tăng từ 47.4% lên đến 52% tổng sản lượng tiêu thụ điện tương ứng trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010, giai đoạn 2010-2015 tốc độ phát triển có chậm lại tuy nhiên về cơ cấu thì điện phục vụ cho công nghiệp, sản xuất vẫn