3. Ý nghĩa của đề tài
1.5.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam
Từ Hiến pháp năm 1992 cho đến Luật Đất đai 1993, 2003 và Luật Đất đai năm 2013 đều khẳng định chế độ sở hữu đất đai toàn dân, Nhà nước thay mặt nhân dân thực hiện quyền sở hữu và quyền quản lý tối cao. Tuy nhiên, đây không phải là chế độ sở hữu toàn dân một cấp độ mà là chế độ sở hữu đất đai toàn dân với đa cấp độ và hình thức, chủ thể sử dụng. Theo Luật Đất đai 2013 có 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó;
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản đồ hành chính;
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
- Quản lý việc bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thống kê, kiểm kê đất đai; xây dựng hệ thống thông tin đất đai; - Quản lý tài chính về đất đai và giá đất;
- Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; - Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
- Phổ biến giáo dục Pháp luật về đất đai;
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý sử dụng đất đai.
1.5.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai đối với các tổ chức được giao, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc