Công tác quản lý nhà nước về đất đai đối với các tổ chức được giao, cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 36)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.5.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai đối với các tổ chức được giao, cho

Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1997, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra nhiều chính sách để từng bước thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Một trong những chính sách đó là: tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư; thực hiện có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường tốt nhất cho các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn tỉnh. Tính đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã giao cho thuê đối với 2.694 lượt tổ chức với diện tích là 9.313,0 ha, ký và ký lại hợp đồng thuê đất (theo chu kỳ giá đất) hợp đồng thuê đất với 2.565 tổ chức, diện tích là 11.427,9 ha. Số tố chức được giao cho thuê đất tăng theo từng giai đoạn phát triển, cụ thể:

+ Giai đoạn 1997 - 2000 thực hiện giao cho thuê, chuyển mục đích sử dụng và ký hợp đồng thuê đất cho 194 trường hợp được Nhà nước cho thuê đất với diện tích đất 362,1ha.

+ Giai đoạn 2001-2005 thực hiện giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và ký hợp đồng thuê đất với 507 tổ chức với 1.233,6ha, tăng mạnh so với giai đoạn 1997-2000, cấp được 1.054 GCN cho các tổ chức sử dụng đất; xác nhận được 233 bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, phê duyệt 47 Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án được giao, cho thuê đất theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo tiền đề từng bước đưa công tác bảo vệ môi trường đi vào nề nếp.

+ Giai đoạn 2006-2010 thực hiện giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và ký hợp đồng thuê đất với 968 tổ chức tổng diện tích là 5.144,6ha.

+ Giai đoạn 2011-2017, đây là giai đoạn nền kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung gặp nhiều khó khăn do sự chậm hồi phục của các ngành sản xuất sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, giai đoạn này thực hiện giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được 1025 dự án (bao gồm cả các tổ chức để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp) với diện tích 2.573 ha phục vụ phát triển KT-XH, ANQP. Ký và ký lại hợp đồng thuê đất đối với 896 tổ chức với tổng diện tích là 5.921,2 ha [18].

* Đánh giá chung v tng quan

Trên cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của đề tài, để việc sử dụng đất thực sự tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng đất với mục đích nhằm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thì quản lý nhà nước về đất đai có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên một vấn đề bất cập hiện nay là nhiều trường hợp các tổ chức được giao cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng hiện trạng đang sử dụng có sự chênh lệch về diện tích giữa quyết định giao cho thuê đất, Giấy chứng nhận đã cấp. Đặc biệt vẫn còn tình trạng các tổ chức kinh tế chưa sử dụng hết diện tích đất được giao, cho thuê, còn để đất trống, bỏ hoang. Đây cũng là một trong những khó khăn cần phải có biện pháp xử lý nhằm hoàn thiện hồ sơ của các tổ chức để quản lý đất đai ngày một tốt hơn.

Bình Xuyên là một huyện phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, dịch vụ. Trên địa bàn huyện hình thành 4 khu công nghiệp (Khu công nghiệp Bình Xuyên, Khu

công nghiệp Bá Thiện, Khu công nghệp Bá Thiện II, Khu công nghiệp Sơn Lôi và 1 cụm công nghiệp (Cụm công nghiệp Hương Canh), đây là những khu công nghiệp lớn của tỉnh, vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá thc trng và gii pháp nâng cao hiu qu công tác qun lý, s dng đất đối vi các t chc kinh tế được giao cho thuê đất trên địa bàn huyn Bình Xuyên, tnh Vĩnh Phúc” là rất thiết thực, có ý

Chương II

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu

2.1.1.Phm vi nghiên cu:

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.1.2. Thi gian nghiên cu:

Thực hiện nghiên cứu từ tháng 6/2017 đến tháng 6/2018.

2.1.3. Đối tượng nghiên cu:

Nghiên cứu thực trạng quản lý quỹ đất và các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai do Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo các đối tượng, mục đích sử dụng của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Bình Xuyên.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Điu kin t nhiên, kinh tế xã hi, hin trng s dng và qun lý đất ca huyn Bình Xuyên, tnh Vĩnh Phúc huyn Bình Xuyên, tnh Vĩnh Phúc

2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

2.2.1.3. Tình hình công tác quản lý và sử dụng đất.

2.2.1.4. Đánh giá chung vềđặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội.

2.2.1.5. Đánh giá tình hình công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Bình Xuyên.

2.2.2. Đánh giá tình hình công tác qun lý, s dng đất ca các t chc kinh tếđược giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyn Bình Xuyên, tnh Vĩnh Phúc được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyn Bình Xuyên, tnh Vĩnh Phúc

2.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế.

2.2.2.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Bình Xuyên.

+ Công tác cấp Giấy chứng nhận.

+ Công tác ký hợp đồng thuê đất đối với các tổ chức được giao cho thuê đất. + Tình hình chuyển nhượng đất, chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp, cho thuê đất của các tổ chức được giao đất, thuê đất.

2.2.3. Đánh giá tình hình công tác qun lý và s dng đất ca các t chc được giao đất, cho thuê đất qua ý kiến cán b qun lý và cán b chuyên môn, người giao đất, cho thuê đất qua ý kiến cán b qun lý và cán b chuyên môn, người dân và t chc s dng đất

2.2.3.1. Đánh giá tình hình công tác quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được giao đất, thuê đất thông qua ý kiến của cán bộ quản lý.

2.2.3.2. Đánh giá hình hình công tác quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tếđược giao đất, thuê đất thông qua ý kiến của cán bộ chuyên môn và người dân. 2.2.3.3. Đánh giá tình hình công tác quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được giao đất, thuê đất qua ý kiến của các tổ chức

2.2.3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tếđược giao đất, thuê đất trên địa bàn huyện Bình Xuyên

2.2.4. Đề xut các gii pháp nâng cao hiu qu công tác qun lý và s dng đất

đối vi các t chc kinh tế được giao đất, thuê đất trên địa bàn huyn Bình Xuyên, tnh Vĩnh Phúc

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điu tra thu thp s liu

2.3.1.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bình Xuyên (lấy từ nguồn báo cáo do phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Xuyên cung cấp và niên giám thống kê của tỉnh Vĩnh Phúc).

- Số liệu về tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Xuyên

(nguồn thu thập từ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Xuyên và Sở Tài nguyên và Môi trường);

- Số liệu về hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Bình Xuyên (nguồn số liệu từ thống kê đất đai năm 2017 do Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc cung cấp);

- Số liệu về hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được giao cho thuê đất trên địa bàn huyện Bình Xuyên (nguồn lấy từ số liệu Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc đang quản lý);

- Số liệu về giao đất, thuê đất, ký hợp đồng thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Bình Xuyên

(nguồn số liệu lấy từ Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc);

- Số liệu về các tổ chức đã chuyển nhượng đất đối với đất được giao hoặc chuyển nhượng tài sản gắn liền trên đất thuê trên địa bàn huyện Bình Xuyên (Số liệu thu thập từ số liệu Sở Tài nguyên và Môi trường đang quản lý).

2.3.1.2. Phương pháp điều tra các số liệu sơ cấp

- Điều tra bằng bảng hỏi cán bộ làm công tác quản lý ở cấp huyện, xã, cấp tỉnh thông qua bộ câu hỏi trong phiếu điều tra. Điều tra tổng thể 50 cán bộ quản lý của các phòng, ban thuộc Sở tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, cấp xã.

- Điều tra bằng bảng hỏi đối với cán bộ làm công tác chuyên môn tại Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyền và Môi trường và cán bộ chuyên môn cấp xã và người dân, điều tra tổng thể 60 phiếu.

- Điều tra bằng bảng hỏi đối với các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua bộ câu hỏi trong phiếu điều tra. Điều tra 40 tổ chức (Lựa chọn các chủ sử dụng đất có đủ năng lực, hành vi dân sự theo quy định của pháp luật).

2.3.2. Phương pháp thng kê, x lý s liu

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, tôi tiến hành tổng hợp trình bày kết quả: các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu. Sử dụng phần mềm Excel kết hợp với các phần mềm khác để xử lý và tổng hợp dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo tổng hợp.

2.3.3. Phương pháp kế tha các tài liu có liên quan

Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu đề tài.

Chương III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng quản lý sử dụng đất của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bình Xuyên là một huyện có địa hình đồng bằng, trung du và miền núi, nằm gần trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, trung tâm huyện cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo QL2, có diện tích tự nhiên là 14.847,81 ha, được giới hạn bởi toạ độ địa lý từ 21012’57” đến 21027’31”độ vĩ Bắc và 105036’06”đến 105043’26” độ kinh Đông. Ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên. - Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên.

- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và huyện Mê Linh - TP. Hà Nội. - Phía Tây giáp huyện Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Bình Xuyên có ba vùng địa hình khá rõ rệt: đồng bằng, trung du, miền núi. Nhìn chung địa hình phân bố thấp dần từ Bắc xuống Nam.

- Vùng núi: Tập trung ở phía Bắc của huyện là những ngọn núi cao từ 300- 1.500m chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đất thích hợp với mục đích lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu và du lịch nghỉ dưỡng, phát triển dịch vụ gắn với vùng du lịch sinh thái.

- Vùng trung du: Phần lớn là đồi trọc bị xói mòn, vùng này ngoài mục đích lâm nghiệp còn có thể phát triển nông lâm kết hợp, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp tập trung, xây dựng cơ bản và nhiều mục đích chuyên dùng khác. Khai thác, sử dụng một cách hợp lý quỹ đất hiện có, ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp và giao thông.

- Vùng đồng bằng: Địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều ưu thế trong sản xuất nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, dân cư tập trung, giao thông thuận tiện hơn vùng đồi núi và trung du, do vậy vùng này cũng là mục tiêu của các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp [20].

3.1.1.3. Tài nguyên đất

Theo phân loại đất mới của FAO-UNESCO, trên địa bàn huyện có 21 loại đất bao gồm 7 nhóm chính. Trong đó đất bằng có diện tích khoảng 6.692,91 ha , chiếm 44,99% diện tích đất tự nhiên, gồm các nhóm đất chính là đất phù sa, đất glây chua điển hình, đất mới biến đổi, đất loang lổ và đất cát. Đất đồi núi có diện tích khoảng 8.181,4 ha, chiếm 49,03% diện tích đất tự nhiên gồm 2 nhóm đất chính là đất xám feralit và đất xám mùn. Nhìn chung, điều kiện thổ nhưỡng của huyện Bình Xuyên rất thích hợp cho việc canh tác nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt các loại rau màu tại các khu vực như Bá Hiến, Thanh Lãng, Hương Canh [20].

3.1.2. Đặc đim kinh tế xã hi

3.1.2.1. Dân số

Tính đến cuối năm 2017, dân số của huyện Bình Xuyên là 118.392 người, chiếm 10,96% dân số toàn tỉnh Vĩnh Phúc, mật độ dân số 797 người/km2 [22].

3.1.2.2. Lao động, việc làm

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động thường xuyên được quan tâm. Trong năm giải quyết việc làm cho 2.250 lao động (đạt kế hoạch), trong đó xuất khẩu lao động được 180 người (đạt 120% kế hoạch) [22].

3.1.3. Thc trng phát trin kinh tế xã hi

3.1.3.1. Về sản xuất nông lâm nghiệp

- Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng đạt 9976,3 ha, giảm 4% so cùng kỳ

đạt 103% kế hoạch. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 43478,2 tấn, tăng 101,1% so cùng kỳ, đạt 108% kế hoạch.

- Về chăn nuôi, thủy sản: Ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển. Số lượng đầu con trên tổng đàn gia súc, gia cầm có xu hướng tăng so với năm 2016. Riêng đối với ngành chăn nuôi lợn, thời gian vừa qua giá lợn có xu hướng giảm mạnh, người chăn nuôi không có lãi, do vậy quy mô sản xuất có xu hướng giảm trong thời gian tới. Sản xuất thuỷ sản duy trì ổn định: Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn đạt ước đạt 530 ha, giảm 0,9% so với cùng kỳ; Sản lượng đạt 737 tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ.

- Về Sản xuất lâm nghiệp: Toàn huyện trồng được 70 ha rừng, đạt 100% kế

hoạch; 110.000 cây phân tán, đạt 100% kế hoạch. Nhờ làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ rừng nên trong năm trên địa bàn không để xảy ra vụ cháy rừng nào. Phát hiện là xử lý 01 vụ vi phạm vận chuyển trái phép lâm sản, xử phạt hành chính 06 triệu đồng [20].

3.1.3.2. Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

- Sản xuất Công nghiệp - Xây dựng: Tổng giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây dựng (theo giá thực tế) ước đạt 29.133 tỷ đồng, tăng 24,31% so với cùng kỳ, đạt 118% kế hoạch.

Sản xuất công nghiệp dần ổn định và tăng trưởng khá mạnh, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng như: Gạch ốp lát, gạch xây dựng, ống thép, hàng may mặc,… Một số doanh nghiệp điện tử đầu tư vào khu công nghiệp Bá Thiện đi vào hoạt động cũng góp phần tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp trên địa bàn.

Năm 2015 có thêm 13 doanh nghiệp FDI đăng ký đầu tư kinh doanh vào các khu công nghiệp trên địa bàn, tổng số vốn đầu tư 138 triệu USD; lũy kế đến nay có 93 doanh nghiệp với tổng số vốn 1.812 triệu USD. Đồng thời có thêm 01 doanh nghiệp DDI đăng ký kinh doanh với số vốn đầu tư 16,2 tỷ đồng; đến nay có 16 doanh nghiệp, tổng nguồn vốn 1.021 tỷ đồng.

Trong năm có thêm 90 doanh nghiệp dân doanh đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn là 810 doanh nghiệp. Nhìn chung các doanh nghiệp đã tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)