Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 44 - 46)

Chương III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng quản lý sử dụng đất của

3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

3.1.3.1. Về sản xuất nông lâm nghiệp

- Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng đạt 9976,3 ha, giảm 4% so cùng kỳ

đạt 103% kế hoạch. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 43478,2 tấn, tăng 101,1% so cùng kỳ, đạt 108% kế hoạch.

- Về chăn nuôi, thủy sản: Ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển. Số lượng đầu con trên tổng đàn gia súc, gia cầm có xu hướng tăng so với năm 2016. Riêng đối với ngành chăn nuôi lợn, thời gian vừa qua giá lợn có xu hướng giảm mạnh, người chăn nuôi không có lãi, do vậy quy mô sản xuất có xu hướng giảm trong thời gian tới. Sản xuất thuỷ sản duy trì ổn định: Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn đạt ước đạt 530 ha, giảm 0,9% so với cùng kỳ; Sản lượng đạt 737 tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ.

- Về Sản xuất lâm nghiệp: Toàn huyện trồng được 70 ha rừng, đạt 100% kế

hoạch; 110.000 cây phân tán, đạt 100% kế hoạch. Nhờ làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ rừng nên trong năm trên địa bàn không để xảy ra vụ cháy rừng nào. Phát hiện là xử lý 01 vụ vi phạm vận chuyển trái phép lâm sản, xử phạt hành chính 06 triệu đồng [20].

3.1.3.2. Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

- Sản xuất Công nghiệp - Xây dựng: Tổng giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây dựng (theo giá thực tế) ước đạt 29.133 tỷ đồng, tăng 24,31% so với cùng kỳ, đạt 118% kế hoạch.

Sản xuất công nghiệp dần ổn định và tăng trưởng khá mạnh, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng như: Gạch ốp lát, gạch xây dựng, ống thép, hàng may mặc,… Một số doanh nghiệp điện tử đầu tư vào khu công nghiệp Bá Thiện đi vào hoạt động cũng góp phần tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp trên địa bàn.

Năm 2015 có thêm 13 doanh nghiệp FDI đăng ký đầu tư kinh doanh vào các khu công nghiệp trên địa bàn, tổng số vốn đầu tư 138 triệu USD; lũy kế đến nay có 93 doanh nghiệp với tổng số vốn 1.812 triệu USD. Đồng thời có thêm 01 doanh nghiệp DDI đăng ký kinh doanh với số vốn đầu tư 16,2 tỷ đồng; đến nay có 16 doanh nghiệp, tổng nguồn vốn 1.021 tỷ đồng.

Trong năm có thêm 90 doanh nghiệp dân doanh đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn là 810 doanh nghiệp. Nhìn chung các doanh nghiệp đã tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; một số doanh nghiệp mới đầu tư đã đi vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế, góp phần tăng giá trị sản xuất của toàn ngành.

- Tiểu thủ công nghiệp: Sản phẩm mộc dân dụng ước đạt 24.550 m3 gỗ thành phẩm, tăng 26%; sản phẩm gốm Hương Canh ước đạt 21.600 sản phẩm, tăng 11% so với cùng kỳ [20].

3.1.3.3. Thương mại - Dịch vụ

Tổng giá trị ngành Dịch vụ năm 2016 ước đạt 1.887 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ, đạt 99,3% kế hoạch.

Dịch vụ vận tải: Vận tải hành khách và hàng hóa trên địa bàn tăng cả về khối lượng luân chuyển, vận chuyển và doanh thu. Khối lượng vận tải đạt 1.320 tấn, tăng 11,4%; Doanh thu đạt 265,6 tỷ đồng, tăng 13,1%; Số lượng hành khách vận chuyển 320.000 lượt người, tăng 16,4% so với cùng kỳ.

Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, chất lượng các dịch vụ được nâng lên, các dịch vụ tiện ích được cung cấp đa dạng, tổng doanh thu đạt 2.935 triệu đồng, đạt 98% kế hoạch [20].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 44 - 46)