3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý.
Thành phố Yên Bái là đô thị miền núi phía Bắc, giữ vị trí cửa ngõ đi vào khu Tây Bắc của Tỉnh Yên Bái và của cả nước, có toạ độ địa lý 21040’- 21016’độ vĩ bắc; 104050’08’’-104058’15’’ độ kinh đông;
- Phía Bắc và phía Tây, phía Nam giáp huyện Trấn Yên và tỉnh Phú Thọ; - Phía Đông, Đông Bắc giáp huyện Yên Bình;
Thành phố Yên Bái có diện tích tự nhiên là 10.674,19 ha bao gồm 17 đơn vị hành chính với 9 phường, 8 xã; dân số Thành phố năm 2014 có 95.515 người. Là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng của cả tỉnh. Có vị trí và mối quan hệ với hành lang kinh tế xuyên Á (Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) thông qua hệ thống giao thông đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường sắt, đường thủy cấp quốc gia. Là đầu mối giao thông quan trọng giữa các huyện, thị trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực, có các tuyến đường giao thông liên tỉnh đi qua.
Quốc lộ 32, 32C nằm trên tuyến đường sắt liên vận Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), có đường thuỷ (sông Hồng), có sân bay quân sự, tạo cho Thành phố có nhiều yếu tố thuận lợi và luôn giữ vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh và các tỉnh lân cận trong vùng; là cửa ngõ vào vùng Tây Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Với vị trí ở trung độ của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ Hà Nội - Lào Cai. Là đầu mối giao thông đường bộ đi các tỉnh: Sơn La, Lai
39
Châu. Thành phố cách Lào Cai 156 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 186 km về hướng Đông. Vì vậy, tuy nằm sâu trong nội địa nhưng thành phố Yên Bái có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các địa phương trong cả nước. Đó là điều kiện thuận lợi cho Thành phố trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong hiện tại và tương lai.
Hình 3.1: Bản đồ hành chính Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo.
Thành phố Yên Bái có độ cao trung bình từ 75 - 100m so với mực nước biển; được chia làm 3 dạng địa hình chủ yếu:
- Địa hình bậc thềm phù sa Sông Hồng bằng phẳng, có độ cao từ 31 - 35m so với mực nước biển;
40
- Địa hình vùng đồi bát úp đỉnh bằng, sườn dốc;
- Địa hình vùng thung lũng xen giữa đất đồi là các dải đất bằng và ruộng lúa nước. Nhìn toàn cảnh từ khu vực thành phố Yên Bái nằm trong một thung lũng rộng lớn, được bao từ xa bởi hệ thống núi con Voi và phần kéo dài của dãy Hoàng Liên Sơn.
Với địa hình Thành phố đất đồi rừng chiếm diện tích chủ yếu, do vậy thích hợp với trồng rừng sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường, song lại rất khó khăn cho việc sử dụng đất cho xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thành phố do phải bỏ ra chi phí rất lớn cho san tạo mặt bằng.
Vì vậy các khu dân cư, các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kỹ thuật của Thành phố chủ yếu được bố trí tập trung dọc theo các tuyến đường, được quy hoạch, thiết kế tương đối phù hợp với địa hình tự nhiên, đây cũng là nét đặc trưng riêng của thành phố Yên Bái.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Thành phố Yên Bái nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, cùng với điều kiện địa lý tự nhiên, thành phố Yên Bái mang tính chất tiểu vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Qua số liệu quan trắc nhiều năm của Nha khí tượng Thuỷ văn Yên Bái, các yếu tố khí hậu như sau:
- Nhiệt độ trung bình trong năm: 22,98oC, nhiệt độ cao tương đối là 39,4oC nhiệt độ thấp nhất là 4,3oC. Do điều kiện khí hậu Trái Đất có xu thế ngày càng nóng lên, bởi vậy một vài năm gần đây nhiệt độ trung bình trong năm là 23,7oC, nhiệt độ thấp nhất trong năm 10,5oC nhiệt độ cao nhất trong năm 39,8oC;
- Độ ẩm không khí: Bình quân cả năm từ 85 - 87%, độ ẩm cao nhất trong năm là 94% (tháng 3), thấp nhất là 80%;
41
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình cả năm đạt 2.339,5 mm, năm có lượng mưa cao nhất 3.256mm, năm thấp nhất 1.284 mm. Mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9 chiếm tới 80 - 85% lượng mưa cả năm;
- Ánh sáng: Số giờ nắng trong năm bình quân là 1.315 giờ. Độ dài ban ngày bình quân là 11 giờ, ngày dài nhất là 13,2 giờ (tháng 6), ngày ngắn nhất là 10,48 giờ (vào tháng 10);
- Gió: Hướng gió chủ yếu là gió Tây Bắc và gió Đông - Đông Nam, tốc độ gió bình quân từ 1,4m/s, đến 1,8m/s, tốc độ gió lớn nhất đạt 27m/s;
- Giông: Tổng số ngày có giông trung bình năm là 100,2 ngày.
Với vùng khí hậu của Thành phố nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, chí tuyến gió mùa chịu ảnh hưởng nhiều của địa hình, có lượng mưa trung bình trong năm lớn, độ ẩm không khí cao, có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các mùa. Nhìn chung khí hậu Thành phố tương đối phù hợp cho phát triển nông - lâm nghiệp.