Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình biến động giá đất ở và một số yếu tố ảnh hưởng giá đất ở tại một số xã, phường phía tây thuộc thành phố yên bái giai đoạn 2014 2018​ (Trang 53 - 61)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội tác động

việc sử dụng đất.

3.1.3.1 Thuận lợi.

Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và An ninh quốc phòng của tỉnh, được Chính phủ công nhận là thành phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại 3 vào năm 2000, Năm 2015 trở thành đô thị loại 2. Có vị trí và mối quan hệ với hành lang kinh tế xuyên Á (Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) thông qua hệ thống giao thông đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào cai; đường sắt, đường thủy cấp quốc gia. Là đầu mối giao thông quan trọng giữa các huyện, thị trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực, có các tuyến đường giao thông liên tỉnh đi qua.: Quốc lộ 32, 32C. Nằm trên tuyến đường sắt liên vận Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), có đường thuỷ (sông Hồng), có sân bay quân sự, tạo cho thành phố có nhiều yếu tố thuận lợi và luôn giữ vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh và các tỉnh lân cận trong vùng, là cửa ngõ vào vùng Tây Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Vì vậy, tuy nằm sâu trong nội địa nhưng thành phố Yên Bái có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các địa phương trong cả nước. Đó là điều kiện thuận lợi cho thành phố trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong hiện tại và tương lai.

3.1.3.2. Khó khăn.

Yên Bái là một tỉnh nghèo, lại nằm sâu trong nội địa, xa các trung tâm phát triển kinh tế trọng điểm, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế,

Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng tới sản xuất của các doanh nghiệp, thị trường xuất khẩu thu hẹp, thiếu việc làm, đời sống người lao động khóp khăn.

Trình độ phát triển giữa các xã, phường không đồng đều, điểm xuất phát về kinh tế ở một số địa phương thấp. Hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ.

Thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm gây ra những thiệt hại đáng kể, ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

46

Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Đã được quan tâm chú trọng đặt ở vị trí hàng đầu nhưng chưa tạo ra bước chuyển biến mang tính đột phá, chưa thu hút được nhiều các dự án đầu tư vào thành phố cũng như khu công nghiệp phía nam của tỉnh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế nhà nước còn thấp, công nghệ chậm được đổi mới.

Thương mại - Du lịch - Dịch vụ: có mức tăng trưởng khá, tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng, chưa trở thành trung tâm giao lưu thương mại, buôn bán lớn cho các địa phương trong tỉnh và khu vực, các loại hình dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng phục vụ còn nhiều hạn chế.

3.1.4. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

3.1.4.1. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

Thành phố đã tổ chức tốt việc thực hiện các văn bản quy phạm về quản lý đất đai (Luật Đất đai năm 1993, 2003, 2013, các văn bản hướng dẫn luật…), đã ban hành các văn bản như: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; các Quyết định xử lý vi phạm hành chính về đất đai thuộc các lĩnh vực giải phóng mặt bằng, xây dựng, sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm dòng chảy, giải quyết tranh chấp đất đai… Đều được chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt 95 - 97%.

3.1.4.2. Việc quản lý hồ sơ địa giới hành chính

Thành phố thực hiện theo đúng quy định của Bộ Nội Vụ, tổ chức chỉ đạo việc kiểm tra định kỳ và báo cáo tình hình quản lý hồ sơ, mốc giới 6 tháng một lần trong năm, để kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm trong công tác quản lý, giải quyết việc xâm canh, xâm cư tại những vùng giáp ranh với các huyện lân cận.

3.1.4.3. Việc khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính

Từ năm 1995 đến năm 1998 trên toàn địa bàn Thành phố đã tiến hành đo đạc, lập bản đồ địa chính trên địa bàn 11 xã phường và trong 06 xã thuộc huỵện Trấn Yên chuyển về có 2 xã Văn Phú và Văn Tiến đã được đo đạc lập

47

bản đồ địa chính. Trong quá trình sử dụng, đất đai có sự biến động lớn, bản đồ chưa được chỉnh lý thường xuyên, nên hiện nay có nhiều hạn chế và có những khu vực không đúng với hiện trạng sử dụng đất. Hiện nay Thành phố đang triển khai thực hiện đo đạc xây dựng bản đồ địa chính của 17 xã, phường phục vụ cho thực hiện Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn Thành phố.

3.1.4.4. Công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 2003, công tác lập quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhưng tới nay do quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có sự điều chỉnh, Điều chỉnh chung quy hoạch Thành phố được phê duyệt; quy hoạch của các ngành có sự điều chỉnh về nhu cầu sử dụng đất, nên quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt không còn phù hợp. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết của 11 xã, phường đến nay đã được thực hiện, còn lại 6 xã chuyển từ huyện Trấn Yên về Thành phố năm 2008 chưa lập được quy hoạch sử dụng đất (xã Âu Lâu, Hợp Minh, Giới Phiên, Phúc Lộc, Văn Phú, Văn Tiến).

3.1.4.5. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- Đối với việc giao đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền Thành phố: Từ khi áp dụng Luật Đất đai năm 2003 đến nay Thành phố đã giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân theo đúng trình tự theo quy định.

- Đối với việc thu hồi đất: Trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất hàng năm UBND thành phố Yên Bái tiến hành các thủ tục theo đúng trình tự quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật Đất đai năm 2003 để trình UBND tỉnh Yên Bái ra quyết định thu hồi đất đáp ứng kịp thời cho các công trình dự án triển khai trên địa bàn. Hiện nay tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh, cấp huyện đã được thành lập và đi vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ, đã phát huy tốt hiệu quả. Từ năm 2004 đến nay trên địa bàn Thành phố đã thu hồi đất phục vụ trên 200 công trình.

48

Trong những năm qua, công tác đăng ký sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính cấp GCN đã được các cấp Uỷ Đảng và chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện theo quy định và đã đạt được những kết quả quan trọng. Tính từ đến nay cơ bản đã cấp GCN cho các loại đất đủ điều kiện cấp, thuộc thẩm quyền cấp GCN của UBND Thành phố.

3.1.4.7. Tình hình thống kê, kiểm kê đất đai

Thống kê đất đai được thực hiện 01 năm 01 lần và kiểm kê đất đai 05 năm một lần đều đã được chỉ đạo thực hiện đảm bảo về thời gian và tiến độ, chất lượng số liệu, hồ sơ thống kê, kiểm kê đất đai được Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá đạt yêu cầu theo quy định.

49

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của Thành phố Yên Bái năm 2018

STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 10678,1 100,0 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 7052,76 66,04

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2972,14 27,83

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 976,44 9,14

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 641,88 6,01

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 334,56 3,13 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1995,70 18,68

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3858,50 36,13

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3858,50 36,13

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 218,09 2,04

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 4,02 0,03

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 3550,28 33,24

2.1 Đất ở OCT 700,36 6,55

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 256,02 2,39

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 444,34 4,16

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1974,60 18,49 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 48,94 0,45

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 418,64 3,92

2.2.3 Đất an ninh CAN 43.60 0,40

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 185,24 1,73 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp CSK 477,92 4,47

2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 800,25 7,49

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 3,30 0,03

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 5,69 0,05

2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng NTD 45,22 0,42

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 596,56 5,58

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 219,19 2,05

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 5,36 0,05

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 75,09 0,70

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 42,63 0,39

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 32,47 0,30

50

3.1.4.8. Thực hiện việc quản lý tài chính về đất đai

Trong những năm qua Thành phố đã thực hiện tốt việc quản lý tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành. Tổng thu các khoản từ đất hàng năm chiếm từ 35% đến 40% trong tổng thu ngân sách của Thành phố. Các số thu về đất của Thành phố Yên Bái năm sau cao hơn năm trước.

3.1.4.9. Việc quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

- Thị trường quyền sử dụng đất ở, nhà ở:

+ Trong những năm qua, thị trường bất động sản nói chung và thị trường đất ở, nhà ở nói riêng tại thành phố Yên Bái diễn ra có lúc rất sôi động, song rất khó quản lý, hoạt động mang tính tự phát, các cơ quan quản lý nhà nước chưa định hướng được sự phát triển của thị trường này;

+ Chính vì vậy việc ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế xây dựng và quản lý đấu giá quyền sử dụng đất và đấu giá một số bất động sản gắn liền với đất chưa được thực hiện tại thành phố Yên Bái;

- Thị trường đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình công cộng tại thành phố Yên Bái chưa thu hút được đầu tư do là một tỉnh miền núi còn nghèo có mức thu nhập bình quân trên đầu người thấp;

- Thị trường bất động sản trong lĩnh vực nông nghiệp hầu như không có mà chỉ là những đối tượng mua đất nông nghiệp sau đó chuyển mục đích sử dụng vào các mục đích khác như xây dựng nhà xưởng, làm đất ở hoặc đầu cơ tích trữ đất;

- Thị trường bất động sản khu vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ: có phần sôi động do nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày một cao, có trường hợp đầu tư để kinh doanh, có trường hợp do điều kiện làm việc tại các khu công nghiệp, có trường hợp đón trước quy hoạch nên đã đầu tư vào các thị trường này;

51

- Thị trường dịch vụ hỗ trợ giao dịch bất động sản có nhưng không phổ biến, do giá trị đất thấp, mật độ dân số trên tổng diện tích tự nhiên lớn nhu cầu không cao do vậy không phổ biến.

3.1.4.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua việc cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để phát triển kinh tế theo đúng quy định của pháp luật.

3.1.4.11. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai.

Trong thời gian qua thành phố Yên Bái đã chỉ đạo tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất và việc chấp hành các quy định về pháp luật đất đai.

Tính từ năm 2014 đến năm 2017 thanh tra đã kiểm tra 920 trường hợp, phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính 254 trường hợp đổ đất trái phép, 155 trường hợp vi phạm về quản lý sử dụng đất đai. Hiện nay công tác kiểm tra được duy trì thường xuyên tại địa bàn 17 xã, phường để xử lý và giải quyết kịp thời những vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.

3.1.4.12. Việc giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Trong những năm qua Thành phố đã thường xuyên duy trì tiếp dân, tiếp nhận các đơn thư về khiếu nại, tố cáo, liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai, tranh chấp đất đai theo đúng trình tự pháp luật quy định. Phối hợp với các ngành giải quyết các vụ tranh chấp đất đai theo địa giới hành chính. Do sự phát triển kinh tế xã hội, quá trình đô thị hoá của Thành phố, đất đai ngày

52

càng có giá trị, trình độ dân trí ngày càng tăng, trong những năm qua số đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai ngày càng tăng.

Từ năm 2014 đến năm 2018 đã tiếp nhận 787 đơn, và đã giải quyết theo quy định, với phương châm lấy việc hoà giải là chính, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng và UBND các cấp trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai. Việc xử lý, giải quyết đều đảm bảo đúng pháp luật, đúng thẩm quyền nên đã có hiệu quả tốt, việc khiếu kiện tràn lan không xảy ra, nhiều vụ được giải quyết xong ngay từ cơ sở phường, xã. Nhìn chung công tác quản lý Nhà nước về đất đai của Thành phố trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

3.1.4.13. Việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

- Thực hiện việc cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa”:

+ Căn cứ Nghị quyết số 38/CP ngày 04/05/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức;

+ Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/09/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010;

+ Quyết định số 387/QĐ-UB ngày 16/09/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc giao cho Uỷ ban nhân dân Thành phố Yên Bái xây dựng đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”.

+ Ngày 20/11/2003 Uỷ ban nhân dân Thành phố Yên Bái có Quyết định số 120/QĐ-UB, ban hành bản quy định các thủ tục hành chính và trình tự giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Uỷ ban nhân dân Thành phố Yên Bái;

+ Quyết định số 1021/QĐ-UB, ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND-UBND Thành phố Yên Bái.

53

Công việc được tiến hành thuận lợi hơn, đã rút ngắn được thời gian trong công tác cấp Giấy chứng nhận QSD đất xuống còn 10 - 15 ngày tại Thành phố. Công tác chỉnh lý Giấy chứng nhận QSD đất khi người sử dụng đất thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình biến động giá đất ở và một số yếu tố ảnh hưởng giá đất ở tại một số xã, phường phía tây thuộc thành phố yên bái giai đoạn 2014 2018​ (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)