3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế
3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a) Sản xuất NLN, thủy sản:
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo giá so sánh 2010 đạt 450.159 triệu đồng tương đương với 100,03%KH, tăng 6,41% so với năm 2016. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 85 triệu đồng tương đương với 100%KH.
* Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây nông nghiệp đạt: 2.521,7 ha, giảm 6,37% so với 2016. Trong đó:
- Cây hàng năm: Diện tích đạt 1.959,8ha giảm 2% (giảm 39,9ha). Trong đó, Lúa: Diện tích đạt 828,2ha, giảm 5,4% (giảm 47,1ha); năng xuất 48,81tạ/ha tương đương với 100,4%KH, tăng 0,4%; sản lượng đạt 4.041,4 tấn tương đương với 95,5%KH, giảm 5%. Ngô: Diện tích đạt 293,2ha, tăng 0,24%; năng suất đạt 27,3 tạ/ha, tương đương với 100%KH, tăng 0,15%; sản lượng đạt 800,4 tấn,
42
tương đương với 103%KH, tăng 0,48%. Rau diện tích đạt 598,2ha, giảm 0,55%
(giảm 3,5ha), tương đương với 92,4%KH; năng suất đạt 160 tạ/ha, tăng 0,37%; sản lượng đạt 9.570,6 tấn, giảm 0,2% so với năm 2016.
- Cây lâu năm: Diện tích đạt 561,9 ha, giảm 19% (giảm 131,6ha). Trong đó, chè đạt 305ha, tương đương 69,3%KH; giảm 30,7% (giảm 135ha), cây ăn quả đạt 255ha, tương đương 98%KH, tăng 1,61% (tăng 4ha). Chè búp tươi năng suất đạt 50 tạ/ha, giảm 3,5%, sản lượng đạt 1.525 tấn, giảm 33%; sản lượng cây ăn quả đạt 1.767,9 tấn, tăng 3,2% so với năm 2016.
* Chăn nuôi: Thời điểm 1/10, đàn trâu 700 con, giảm 21,1%; đàn bò 439 con, tăng 6%; đàn lợn 30.498 con, giảm 6,7%; đàn gia cầm 205,87 nghìn con, giảm 4,1%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 8.767 tấn, tương đương 103,14%KH tăng 9,93% (so với năm 2016). Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y.
* Lâm nghiệp: Diện tích trồng rừng mới đạt 170 ha tương đương 100% KH, diện tích rừng hiện có được bảo vệ, chăm sóc tốt, trong năm không xảy ra vụ cháy rừng nào.
* Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 236,9ha, tăng 1,3% so với thực hiện năm 2016. Sản lượng thủy sản đạt 367,9 tấn, trong đó: Sản lượng khai thác đạt 11,5 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 356,4 tấn.
b) Sản xuất CN-TTCN:
Giá trị sản xuất CN-TTCN trên địa bàn đạt 3.000 tỷ đồng. Tổ chức hội nghị gặp gỡ tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; xây dựng phương án di chuyển cụm công nghiệp Đầm Hồng. Triển khai xây dựng Đề án khu sản xuất miến tập trung tại xã Giới Phiên.
c)Thương mại - Dịch vụ:
Tổng mức hàng hóa bán lẻ trên địa bàn đạt 7.313,8 tỷ đồng, =101,58% KH, tăng 6,77%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đạt 807,9 tỷ đồng, tương đương 101%KH; tăng 7,72% (so với năm 2016).
43
Tăng cường kiểm tra liên ngành, nắm bắt ổn định giá cả thị trường; kiểm tra ATTP, hàng giả, hàng kém chất lượng. Từ đầu năm đến nay thực hiện cấp mới, cấp đổi 22 giấy phép bán lẻ rượu, thuốc lá; 05 giấy phép sản xuất rượu thủ công; cấp 34 giấy chứng nhận cơ sở đủ điệu kiện an toàn thực phẩm. Phối hợp tổ chức Hội chợ xuân, hội chợ thương mại thành phố năm 2017; tham gia Hội chợ công thương khu vực Tây Bắc.
Xuất, nhập khẩu: Giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn đạt 28 triệu USD, tương đương 112%KH, tăng 33,3% so với năm 2016. Phần thành phố quản lý đạt 14 triệu USD, tương đương 116,7%KH, tăng 16,7% (so với năm 2016).
3.1.3.2. Thực trạng xã hội a) Hiện trạng dân số
Tổng dân số trung bình thành phố đến năm 2017 là 102.425 người trong đó: - Khu vực thành thị 76.945 người chiếm 75,12%;
- Khu vực nông thôn 25.480 người chiếm 24,88%;
Nam giới 52.304 người chiếm 51,06%, nữ giới 50.121 người chiếm 48,94%.
b) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
Năm 2017 là 0,803%, mật độ dân số là 887 người/km2.
c) Dân tộc
Toàn thành phố có 22 dân tộc trong đó:
Dân tộc kinh chiếm khoảng 96% dân số, dân tộc khác chiếm 4% dân số.
d) Lao động và việc làm
Lực lượng lao động trong độ tuổi đến 2017 là 57.833 người chiếm 61% dân số, trong đó người có khả năng lao động là 57.335 người.
Với đặc thù của nền kinh tế đô thị, lực lượng lao động của thành phố trong các lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ chiếm tỷ
44
lệ chủ yếu (86,85% tổng lao động trong các ngành kinh tế). Số lao động qua đào tạo chiếm 70% tổng số lao động trong độ tuổi.
Số lao động chưa có việc làm đầy đủ tập trung ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động bổ xung hàng năm còn một số chưa có việc làm, chủ yếu là học sinh mới ra trường chưa tìm được việc.
e) Tập quán sinh hoạt, sản xuất có liên quan đến việc sử dụng đất
Thành phố Yên Bái có 22 dân tộc sinh sống, tham gia sản xuất ở nhiều ngành nghề, được phân bố trên địa bàn 7 phường và 10 xã, tập quán sinh hoạt sản xuất theo đặc thù từng vùng. Đặc biệt thể hiện rõ nét ở khu vực nông thôn cuộc sống sinh hoạt mang tính cộng đồng cao, nơi ở gần nơi sản xuất, diện tích đất sản xuất manh mún, tập quán sản xuất hàng hoá bước đầu đã phát triển nhưng quy mô nhỏ hẹp, sức cạnh tranh kém.
f) Đánh giá khái quát tình hình dân số, lao động, việc làm, tập quán sản xuất tác động đến việc sử dụng đất
Cơ cấu lao động tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm lao động trong khu vực sản xuất nông lâm nghiệp, tăng dần lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ song vẫn chưa đạt mục tiêu quy hoạch đề ra.
Trình độ lao động ngày một nâng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 56% năm 2010 lên 70% năm 2017.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu sử dụng đất của thành phố, đất nông nghiệp giảm mạnh đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không ngừng tăng, nội bộ đất nông nghiệp cũng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp ngày càng tăng (năm 2017 đạt 55 triệu đồng /ha/năm), bước đầu đã tạo ra những hàng hoá có giá trị kinh tế cao với số lượng lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, việc sử dụng đất hiệu quả và tiết kiệm.
45