Khái niệm về dịch vụ công và tài chính công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ tại chi cục thuế huyện hóc môn (Trang 26 - 29)

2.2.2.1 Khái niệm dịch vụ công

Theo tài liệu bồi dưỡng Quản lý hành chính nhà nước, Học viện Hành chính quốc gia-chuyên đề 17: quản lý tài chính công, dịch vụ công và công sản, dịch vụ công được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau:

- Theo nghĩa rộng, dịch vụ công là những hàng hóa , dịch vụ mà nhà nước can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hi ệu quả và công bằng . Theo đó, dịch vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Chính phủ, bao gồm các hoạt động từ ban hành chính sách , pháp luật, tòa án, ... cho đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng.

- Theo nghĩa hẹp, dịch vụ công được hiểu là những hàng hóa, dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của các tổ chức , công dân mà Chính phủ can thiẹ ̂p vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng.

Dịch vụ công có những đặc trưng cơ bản sau:

- Là những hoạt động phục vụ cho lợi ích chung thiết yếu , các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân;

- Do nhà nước chịu trách nhiẹ ̂m trước xã hội về việc trực tiếp cung ứng

hoặc ủy nhiệm việc cung ứng. Ngay cả khi chuyển giao dịch vụ này cho tu ̛ nhân cung ứng thì nhà nước vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này, khắc phục các khiếm khuyết của thị trường.

- Là các hoạt động có tính chất phục vụ trực tiếp , đáp ứng nhu cầu , quyền lợi hay nghĩa vụ cụ thể và trực tiếp của các tổ chức và công dân.

- Mục tiêu nhằm bảo đảm tính công bằng và hiẹ ̂u quả trong cung ứng dịch vụ.

Tùy theo tiêu chí phân loại khác nhau , người ta có thể phân ra thành các loại dịch vụ công khác nhau.

Căn cứ theo tính chất của dịch vụ thì có các loại dịch vụ sau : Dịch vụ hành chính; Dịch vụ sự nghiệp công; Dịch vụ công ích; Dịch vụ pháp lý; Dịch vụ thu; ... Căn cứ tính chất phục vụ của dịch vụ công , có thể phân ra hai loại dịch vụ công:

- Các hoạt động phục vụ các lợi ích chung , thiết yếu của đại đa số hay của cộng đồng, bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần;

- Các hoạt động phục vụ nhu cầu có tính hành chính - pháp lý của các tổ chức và công dân.

Nói tóm lại, dịch vụ công là những hoạt động phục vụ trực tiếp các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân do nhà nước đảm nhận hay ủy nhiẹ ̂m cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện nhằm đảm bảo trật tự và công bằng xã hội.

2.2.2.2 Khái niệm tài chính công:

Tài chính công là một khái niệm hiện đại bắt đầu được sử dụng trong đời sống kinh tế của một quốc gia từ những năm đầu thế kỷ 20. Sự thay đổi có tính bước ngoặt về định nghĩa tài chính công diễn ra vào những năm 30 của thế kỷ 20 gắn liền với mối quan hệ về thiếu hụt ngân sách Nhà nước và tron các mối liên quan với các bộ phẩn cấu thành tài chính công. Sự phát triển lý luận kinh tế học ở các nước phát triển và thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế dẫn đến đánh giá lại một số nguyên tắc được áp dụng trong lĩnh vực tài chính công như: sự phối hợp các công cụ của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, các vấn đề về thâm hụt hoặc bội thu ngân sách Nhà nước, làm sao ổn định kinh tế vĩ mô thông qua hoạt động của tài chính công, vận dụng ngân sách chu kỳ và ngân sách cơ cấu như

thế nào… Ở Việt Nam, khái niệm tài chính công xuất hiện trong thời kỳ đổi mới kinh tế từ năm 1989 cho đến nay và gắn liền với quá trình đổi mới quản lý tài chính vĩ mô, đổi mới hoạt động của khu vực công.

Để xác định khái niệm tài chính công cần phải điểm qua các quan điểm của các nhà kinh tế về tài chính công và cac khái niệm có liên quan. Các nhà kinh tế bằng các quan điểm tiếp cận với những phương pháp khác nhau và ngay từ vấn đề tiếp cận với khái niệm tài chính công, các nhà kinh tế đã đề cập đến hai lĩnh vực đan xen nhau là tài chính công và khu vực công.

Trên cơ sở phân tích và xem xét các quan điểm khác nhau về tài chính công, có thể rút ra khái niệm về tài chính công như sau: Tài chính công là các hoạt động thu chi bằng tiền của Nhà nước; phản ánh hệ thống quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ Nhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng vốn có không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận của Nhà nước đối với xã hội.

Tài chính công có các chức năng sau: tài chính vốn có hai chức năng là phân phối và giám đốc. Là một bộ phận của tái chính nói chung. Tài chính công cũng có những chức năng khách quan như vậy. Tuy nhiên, do tính đặc thù của nó là luôn gắn liền với Nhà nước nên còn biểu lộ ba chức năng khách quan sau:

- Chức năng phân bổ nguồn lực cùa tài chính công là khả năng khách quan cùa tài chính công mà nhờ vào đó các nguồn lực thuộc quyền chi phối cảu các chủ thể công được tổ chức, sắp xếp, phân phối một cách có tính toán, cân nhắc theo những tỷ lệ hợp lý nhằm nâng cao tín hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng các nguồn tài lực đó đảm bảo cho nền kinh tế phát triển vững chắc và ổn định theo các tỷ lệ cân đối đã định của chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

- Chức năng tái phân phối thu nhập của tài chính công là khả năng khách quan của tài chính công mà nhờ vào đó tài chính công được sử dụng vào việc phân phối và phân phối lại các nguồn tài chính trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong phân phối và hưởng thụ kết quả của sản xuất xã hội.

- Chức năng điều chỉnh và kiểm soát của tài chính công là khả năng khách quan của tài chính công để có thể thực hiện việc điều chỉnh lại quá trình phân phối các nguồn lực tài chính và xem xét lại tính đúng đắn, tính hợp lý của các quá trình phân phối đó trong mọi lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ tại chi cục thuế huyện hóc môn (Trang 26 - 29)