5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.5. Những thuận lợi, khó khăn, kiến nghị trong công tác quản lý và
triển rừng tại huyện Na Rì
3.3.5.1. Thuận lợi
- Hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc đã được đầu tư xây dựng. - Lực lượng lao động dồi dào, người dân sống hiền lành, chăm chỉ, đoàn kết.
- Điều kiện khí hậu, đất đai thì thuận lợi phù hợp cho nhiều loại cây lâm nghiệp
- Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo.
- Có sự hỗ trợ của chương trình dự án quản lý và phát triển rừng trong công tác quản lý, phát triển rừng.
- Có sự vào cuộc của các ngành chức năng, chính quyền địa phương trong công tác quản lý phát triển rừng.
3.3.5.2. Khó khăn, kiến nghị
Kết quả tham vấn ý kiến của cán bộ kiểm lâm địa bàn, cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ, cán bộ xã, thôn và người dân tại khu vực nghiên cứu về những khó khăn trong quá trình quản lý, phát triển rừng
- Địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất đai bị sói mòn, rửa trôi, bạc màu, giao thông đi lại khó khăn.
- Đất đai: Diện tích đất trống quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp còn nhiều; tuy nhiên một phần diện tích bị người dân xâm lấn để canh tác nông nghiệp.
- Điều kiện khí hậu: Diễn biến phức tạp, mua đông có sương muối, mùa hè khô hanh nắng hạn kéo dài nguy cơ cháy rừng.
- Hoạt động sản xuất của người dân nhỏ lẻ, còn mang tính tư cung, tự cấp, chưa có thị trường lâm sản.
- Ứng dụng những tiến bộ khoa học, việc đưa giống tốt vào sản xuất của người dân còn hạn chế dẫn đến năng suất cây trồng thấp.
- Khu vực nghiên cứu chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, tính cách bảo thủ, cổ hủ, còn trông chờ vào sự bao cấp, hỗ trợ của Nhà nước.
- Đời sống nhân dân nghèo, sống chủ yếu dựa vào rừng.
- Chính sách và quy định của chính phủ phức tạp và thường xuyên thay đổi do đó hạn chế hiểu biết của người dân về văn bản pháp luật và thực thi pháp luật
- Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động vào rừng cộng đồng khó, vì địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn việc đưa những may móc vào rừng khó.
- Lãnh đạo thôn bản thường xuyên thay đổi, khó khăn trong việc theo dõi, chỉ đạo, kinh nghiệm, năng lực lãnh đạo thì còn yếu.
- Sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, kiểm lâm, BQL rừng phòng hộ còn hạn chế.
- Khó khăn về kinh phí hỗ trợ nhân dân trong quá trình tuần tra, quản lý rừng; kế hoạch quản lý rừng chỉ thực hiện khi còn được hỗ trợ của dự án, hết dự án thì không hoạt đồng.