Phân tích SWOT trong công tác quản lý, phát triển rừng trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phát triển rừng trên địa bàn huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 68 - 69)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.4. Phân tích SWOT trong công tác quản lý, phát triển rừng trên địa

huyện Na Rì

Bảng 3.19. Phân tích SWOT

Điểm mạnh Điểm yếu

- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của TTHU, UBND huyện, Chi cục kiểm lâm, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể của huyện ủy và cấp ủy chính quyền các xã, thị trấn

- Cán bộ kiểm lâm là lực lượng nòng cốt với trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm công tác lâu năm rất có trách nhiệm, luôn tận tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn rộng, địa hình đồi núi cao, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn - Biên chế lực lượng kiểm lâm trên địa bàn còn thiếu, phải kiêm nhiệm nhiều xã với diện tích rừng và đất lâm nghiệp rộng lớn

- Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và PCCCR của lực lượng kiểm lâm còn hạn chế.

Cơ hội Thách thức

- Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trong quản lý và phát triển rừng đặc biệt là công nghệ GIS và viễn thám, các phần mềm cập nhật diễn biến rừng đã mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý và phát triển rừng.

- Thực hiện tốt công tác quản lý và phát triển rừng đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Hoạt động trồng rừng hiện nay đã và đang đem lại nguồn thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

- Sự điều chỉnh và các chính sách, luật mới như Luật lâm nghiệp, Thông tư số 27/TT-BNNPTNT đã cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm quản lý và phát triển rừng của lực lượng Kiểm lâm.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi cán bộ lực lượng Kiểm lâm cần liên tục nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cao năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Nhận thức của một số người dân về công tác quản lý phát triển rừng còn hạn chế chưa chủ động tố giác các đối tượng vi phạm luật quản lý rừng.

- Đời sống người dân vùng sâu vùng xa còn khó khăn phải sống dựa vào rừng.

Kết quả ở Bảng phân tích SWOT cho thấy công tác quản lý phát triển rừng đã được các cấp chính quyền từ huyện cho đến cơ sở hết sức quan tâm. Tuy nhiên những khó khăn mà quản lý phát triển rừng đang gặp phải chính là: Phương tiện trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý rừng thì còn thiếu thốn và chưa phù hợp, biên chế cán bộ thiếu, kiêm nhiệm, nhận thức của người dân chưa cao…. Ngoài ra ngành lâm nghiệp cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trong quản lý và phát triển rừng đặc biệt là công nghệ GIS và viễn thám, các phần mềm cập nhật diễn biến rừng và sự điều chỉnh các chính sách, Luật mới, sự phát triển của khoa học, công nghệ đồi hỏi các cán bộ không ngừng học tập, nâng cao trình độ. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với ngành lâm nghiệp tại huyện Na Rì.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phát triển rừng trên địa bàn huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)