Đơn vị tính: % Xã/thôn Tổng số hộ phỏng vấn
Biến động tài nguyên rừng
Tăng lên Không thay đổi Kém hơn
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Lạng San 30 21 70,0 6 20,0 3 10,0 Văn Minh 30 19 63,3 9 30,0 2 6,6 Kim Hỷ 30 25 83,3 5 16,6 - N 90
Qua Bảng 3.7 cho thấy, đối với diện tích rừng ở 03 xã thuộc huyện Na Rì đã được giao khoán quản lý, phát triển và hưởng lợi thì có 65/90 người được phỏng vấn cho rừng chất lượng và diện tích rừng đã tăng lên so với trước đây, chiếm 72,2%, cụ thể tại các xã: Lạng San là: 21/30 người chiếm 70,0%, Văn Minh là: 19/30 người chiếm 63,3%, Kim Hỷ là: 25/30 người chiếm 83,3%, có 20/90 người được phỏng vấn cho rằng chất lượng rừng là không thay đổi chiếm 22,2% cụ thể tại các xã: Lạng San là: 6/30 người chiếm 20,0%, Văn Minh là: 09/30 người chiếm 30,0%, Kim Hỷ 5/30 người chiếm 16,6% và chỉ có 5/90 người nhận xét là là chất lượng rừng kém hơn chiếm 5,6% cụ thể tại các xã: Lạng San là: 3/30 người chiếm 10,0%, Văn Minh là 2/30 người chiếm 6,7%.
3.1.6. Đánh giá chung công tác quản lý phát triển rừng trên địa bàn huyện Na Rì
a) Thuận lợi
Na Rì là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là có lợi thế về đất lâm nghiệp chiếm 76,5 % diện tích tự nhiên toàn huyện. Huyện ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở các xã, thị trấn đều rất quan tâm đến phát triển lâm nghiệp của huyện. Đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện Na Rì giai đoạn 2016-2020 ở cấp huyện và các Ban phát triển rừng cấp cơ sở. Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý và phát triển rừng của Na Rì đã đạt được một số kết quả như sau:
- Kết quả: Từ năm 2015 - 2017 toàn huyện trồng được 2.688,9 ha; Trong đó: Trồng rừng tập trung: 1.855,1 ha; trồng rừng phân tán: 583,9 ha; trồng rừng sau khai thác: 243,9 ha; trồng rừng phòng hộ: 6 ha;
- Công tác giao rừng gắn với giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân: Từ khi thực hiện Luật Đất đai sửa đổi năm 2003 và Nghị định 181/NĐ-CP, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tổ chức giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức và hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Sau khi được
giao đất giao rừng, thì nhận thức của người dân về công tác quản lý và phát triển rừng đã chuyển biến rõ rệt, không còn tình trạng coi rừng là của chung mà đã tập trung đầu tư quản lý và phát triển rừng trên diện tích đất được giao; các vụ vi phạm pháp luật về quản lý và phát triển rừng giảm đi rõ rệt. Mặt khác việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp là cơ sở pháp lý quan trọng để các tổ chức, cá nhân có tăng cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng để đầu tư cho phát triển rừng.
- Công tác trồng rừng: Chủ yếu là trồng các giống cây lâm nghiệp bản địa như Mỡ, Keo, Quế.
- Ngoài ra trong những năm qua thực hiện chương trình dự án quản lý và phát triển rừng, cũng có những chuyển biến và đạt được những kết quả quan trọng khác như: Vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng của các ngành và chính quyền các cấp được nâng cao, các tổ chức xã hội đã có những nỗ lực tham gia vào công tác quản lý, phát triển rừng việc triển khai trồng rừng được chính quyền quan tâm triển khai đầy đủ người dân đã tích cực tham gia đến nay diện tích trồng rừng đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nâng cao độ che phủ rừng và phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Nhiều biện pháp cương quyết để quản lý và phát triển rừng đã được tổ chức thực hiện như: Giải tỏa các tụ điểm phá rừng trái phép, ngăn chặn chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và phát triển rừng được thực hiện quyết liệt hơn qua đó rừng được quản lý và phát triển tốt hơn. Phối hợp xây dựng, bổ sung quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Quân sự, Kiểm lâm trong quản lý và phát triển rừng và phòng, chống cháy rừng theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ việc thực hiện được triển khai khá tốt định kỳ họp kiểm điểm đánh giá kết quả, nhiều vụ việc vi phạm được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời.
b) Những tồn tại
Quản lý rừng: Tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép khu vực rừng giáp ranh, rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ cơ bản đã ngăn chặn được, tuy nhiên vẫn còn một số ít đối tượng lén lút khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng thời điểm hiện tại giảm nhưng tính chất phức tạp hơn, một số vụ khai thác rừng trái phép có tính chất nghiêm trọng chưa tìm ra được đối tượng, việc xử lý các đương sự không chấp hành nộp tiền phạt còn gặp rất nhiều khó khăn; tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng ở mức cao; chưa quản lý tập trung được triệt để cưa xăng đăng ký tại các trạm chốt Kiểm lâm; hoạt động khai thác vàng trái phép trong Khu bảo tồn đã hạn chế nhiều, còn một số cố tình bám trụ mặc dù đã bị truy quét xử lý nhiều lần, đối tượng bỏ chạy lên rừng, chui trong hang sâu để trốn, rất khó để ngăn chặn triệt để. Công tác tuyên truyền đã triển khai đến 100% các thôn bản, nhưng chất lượng hiệu quả chưa đáp ứng được theo yêu cầu, vẫn còn có một số hộ ký cam kết nhưng vẫn vi phạm.
- Phát triển rừng: Công tác phát triển rừng chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch giao, nhiều diện tích rừng không đạt nghiệm thu, được thiết kế nhận cây giống không trồng, không trồng hết diện tích, trồng dầy hoặc không chăm sóc, việc vận động chủ rừng tự bỏ vốn trồng lại rừng rất khó khăn.
3.2. Đặc điểm nhóm hộ nghiên cứu và các hoạt động quản lý và phát triển rừng tại Hạt kiểm lâm huyện Na Rì
3.2.1. Đặc điểm nhóm hộ nghiên cứu
Thực tế điều tra ở các hộ cho thấy độ tuổi trung bình của chủ hộ là 44,9 tuổi là độ tuổi có năng suất lao động cao, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững; tỷ lệ chủ hộ có trình độ cấp 1 là 11,1% điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định hoạt động phát triển hộ. Với xã hội ngày càng phát triển, đi lên và phổ cập giáo dục thì trình
độ của các chủ hộ đang dần được nâng cao. Từ bảng trên ta có thể thấy chủ hộ có trình độ từ cấp 2 chiếm 61,1%, chủ hộ có trình độ cấp 3 chiếm trên 27,8%. Tuy trình độ cao đẳng, đại học vẫn còn rất hiếm.
Bảng 3.8. Đặc điểm nhóm hộ nghiên cứu
STT Chỉ tiêu ĐVT Tổng
Số lượng Cơ cấu (%)
Tổng số hộ điều tra Hộ 90 100
1 Độ tuổi trung bình của chủ hộ Tuổi 44,9
2 Trình độ văn hóa
Không đi học Người - -
Cấp 1 Người 10 11,1
Cấp 2 Người 55 61,1
Cấp 3 Người 25 27,8
Đại học/cao đẳng Người - -
3 Dân tộc Kinh Người 4 4,4 Tày Người 71 78,9 Nùng Người 10 11,1 Dao Người 5 5,6 Mông Người - -
(Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2018)
Tóm lại, trình độ học vấn của người dân địa phương vẫn chưa cao. Trình độ dân trí phát triển chậm ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển nguồn nhân lực của hộ cũng như quản lý và phát triển rừng.
3.2.2. Đặc điểm thu nhập của hộ và vai trò của rừng đối với đời sống của hộ gia đình hộ gia đình
Thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nghiên cứu đạt 1.000.000 đồng/người/tháng; đạt 12.000.000 đồng/người/năm là thấp so với thu nhập bình quân chung của huyện.
Thu nhập bình quân/hộ/năm đạt 50.400.000 đồng/hộ/năm, trong đó cơ cấu thu nhập từ trồng rừng đạt thập chỉ chiếm 4,3 % trong tổng số thu nhập; cơ cấu thu nhập đạt cao nhất là từ chăn nuôi đạt 43,22 % so với tổng thu nhập, nông nghiệp đạt 37,65 % so với tổng thu nhập, ngành nghề khác đạt 12,67 % so với tổng thu nhập, rừng cộng đồng 2,16% so với tổng thu nhập
Bảng 3.9. Cơ cấu thu nhập bình quân của một hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu
Đơn vị tính: Triệu đồng TT Hạng mục Thu nhập từ RCĐ Thu nhập từ trồng rừng Thu nhập từ sản xuất NN Thu nhập từ chăn nuôi Thu nhập khác Tổng thu nhập 1 Thu nhập bình quân/hộ/năm 1,09 2,17 18,98 21,78 6,39 50,40 2 Tỷ lệ thu nhập bình quân/hộ/năm (%) 2,16 4,3 37,65 43,22 12,67 100,00 3 Thu nhập bình quân/hộ/tháng 0,09 0,18 1,58 1,82 0,53 100,00 4 Thu nhập bình quân/người/năm 0,26 0,52 4,52 5,19 1,52 12,00 5 Thu nhập bq/người/tháng 0,02 0,04 0,38 0,43 0,13 1,00
(Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2018)
Như vậy có thể thấy rằng thu nhập của người dân tại khu vực nghiên cứu vẫn chủ yếu dựa vào chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp là chính, tài nguyên rừng chưa trở thành nguồn thu chính trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình. Chính vì thế, các hoạt động liên quan đến công tác quản lý, phát triển rừng chưa phải là hoạt động kinh tế chính của hộ gia đình. Ngoài ra còn một số hộ làm thêm ngành nghề khác như buôn bán, sửa chữa…
Mặc dù thu nhập của người dân từ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp đạt tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình tuy nhiên chi phi thu nhập của người dân cho những thu nhập đó cũng rất lớn, giá cả phụ thuộc nhiều vào thị trường, do vậy thu nhập của người dân cũng không thực sự là ổn định.
Từ những nhận xét trên có thể rút ra kết luận:
Để quản lý phát triển rừng một cách hiệu quả, bền vững thì một trong những vấn đề mang tính chất quyết định là làm cho các hoạt động quản lý và phát triển rừng trở thành hoạt động kinh tế chính của những người dân trong cộng đồng nơi có rừng. Gắn trách nhiệm và lợi ích một cách song hành sẽ giúp cho các hoạt động quản lý, phát triển rừng trở nên tự giác, có trật tự ngay trong chính cộng đồng.
3.2.3. Các hoạt động quản lý phát triển rừng tại Hạt kiểm lâm Na Rì
3.2.3.1. Tuyên truyền giáo dục
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục từ năm 2015-2017 trong công tác quản lý và phát triển rừng của huyện Na Rì
Hoạt động Cuộc họp, hội nghị (cuộc) Số lượng người tham gia (người) Nội dung
2015 104 3.480 Tuyên truyền, triển khai công tác bảo
vệ và phát triển rừng và PCCCR
2016 53 3.064 bảo vệ và phát triển rừng và PCCCR
2017 209 7.022 Tuyên tuyền quy định về bảo vệ và
phát triển rừng
(Nguồn Hạt kiểm lâm huyện Na Rì từ năm 2015-2017)
Qua bảng 3.10 ta thấy hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong công tác quản lý và phát triển rừng của Hạt kiểm lâm huyện Na Rì thông qua các năm được thể hiện rõ:
Năm 2015 Hạt kiểm lâm huyện Na Rì đã chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các phòng ban chuyên môn tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý và phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng kết quả đã tổ chức 104 cuộc họp, với 3.480 lượt người tham gia.
Năm 2016 tổ chức 53 cuộc họp với 3.064 lượt người tham gia; năm 2017 với 209 cuộc họp, 7.022 lượt người tham gia; năm 2018 tổ chức 156 cuộc họp, 5.198 người tham gia Hạt kiểm lâm đã chỉ đạo kiểm lâm địa bàn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý và phát triển rừng; Chỉ thị số 13- CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban chấp hành trung ương tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý và phát triển rừng; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 02/7/2012 của Tỉnh ủy Bắc Kạn; Văn bản số 7919/BNN-TCLN ngày 21/9/2017 của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường công tác quản lý rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng; Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc "Về tăng cường công tác quản lý, phát triển rừng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới"; Văn bản số 6241/UBND-KT ngày 12 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Tăng cường công tác quản lý, phát triển rừng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới”, các quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản, phòng cháy, chữa cháy rừng và các chính sách phát triển rừng.