Đánh giá chung công tác quản lý phát triển rừng trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phát triển rừng trên địa bàn huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 54 - 56)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.6. Đánh giá chung công tác quản lý phát triển rừng trên địa bàn

a) Thuận lợi

Na Rì là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là có lợi thế về đất lâm nghiệp chiếm 76,5 % diện tích tự nhiên toàn huyện. Huyện ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở các xã, thị trấn đều rất quan tâm đến phát triển lâm nghiệp của huyện. Đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện Na Rì giai đoạn 2016-2020 ở cấp huyện và các Ban phát triển rừng cấp cơ sở. Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý và phát triển rừng của Na Rì đã đạt được một số kết quả như sau:

- Kết quả: Từ năm 2015 - 2017 toàn huyện trồng được 2.688,9 ha; Trong đó: Trồng rừng tập trung: 1.855,1 ha; trồng rừng phân tán: 583,9 ha; trồng rừng sau khai thác: 243,9 ha; trồng rừng phòng hộ: 6 ha;

- Công tác giao rừng gắn với giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân: Từ khi thực hiện Luật Đất đai sửa đổi năm 2003 và Nghị định 181/NĐ-CP, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tổ chức giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức và hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Sau khi được

giao đất giao rừng, thì nhận thức của người dân về công tác quản lý và phát triển rừng đã chuyển biến rõ rệt, không còn tình trạng coi rừng là của chung mà đã tập trung đầu tư quản lý và phát triển rừng trên diện tích đất được giao; các vụ vi phạm pháp luật về quản lý và phát triển rừng giảm đi rõ rệt. Mặt khác việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp là cơ sở pháp lý quan trọng để các tổ chức, cá nhân có tăng cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng để đầu tư cho phát triển rừng.

- Công tác trồng rừng: Chủ yếu là trồng các giống cây lâm nghiệp bản địa như Mỡ, Keo, Quế.

- Ngoài ra trong những năm qua thực hiện chương trình dự án quản lý và phát triển rừng, cũng có những chuyển biến và đạt được những kết quả quan trọng khác như: Vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng của các ngành và chính quyền các cấp được nâng cao, các tổ chức xã hội đã có những nỗ lực tham gia vào công tác quản lý, phát triển rừng việc triển khai trồng rừng được chính quyền quan tâm triển khai đầy đủ người dân đã tích cực tham gia đến nay diện tích trồng rừng đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nâng cao độ che phủ rừng và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Nhiều biện pháp cương quyết để quản lý và phát triển rừng đã được tổ chức thực hiện như: Giải tỏa các tụ điểm phá rừng trái phép, ngăn chặn chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và phát triển rừng được thực hiện quyết liệt hơn qua đó rừng được quản lý và phát triển tốt hơn. Phối hợp xây dựng, bổ sung quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Quân sự, Kiểm lâm trong quản lý và phát triển rừng và phòng, chống cháy rừng theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ việc thực hiện được triển khai khá tốt định kỳ họp kiểm điểm đánh giá kết quả, nhiều vụ việc vi phạm được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời.

b) Những tồn tại

Quản lý rừng: Tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép khu vực rừng giáp ranh, rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ cơ bản đã ngăn chặn được, tuy nhiên vẫn còn một số ít đối tượng lén lút khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng thời điểm hiện tại giảm nhưng tính chất phức tạp hơn, một số vụ khai thác rừng trái phép có tính chất nghiêm trọng chưa tìm ra được đối tượng, việc xử lý các đương sự không chấp hành nộp tiền phạt còn gặp rất nhiều khó khăn; tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng ở mức cao; chưa quản lý tập trung được triệt để cưa xăng đăng ký tại các trạm chốt Kiểm lâm; hoạt động khai thác vàng trái phép trong Khu bảo tồn đã hạn chế nhiều, còn một số cố tình bám trụ mặc dù đã bị truy quét xử lý nhiều lần, đối tượng bỏ chạy lên rừng, chui trong hang sâu để trốn, rất khó để ngăn chặn triệt để. Công tác tuyên truyền đã triển khai đến 100% các thôn bản, nhưng chất lượng hiệu quả chưa đáp ứng được theo yêu cầu, vẫn còn có một số hộ ký cam kết nhưng vẫn vi phạm.

- Phát triển rừng: Công tác phát triển rừng chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch giao, nhiều diện tích rừng không đạt nghiệm thu, được thiết kế nhận cây giống không trồng, không trồng hết diện tích, trồng dầy hoặc không chăm sóc, việc vận động chủ rừng tự bỏ vốn trồng lại rừng rất khó khăn.

3.2. Đặc điểm nhóm hộ nghiên cứu và các hoạt động quản lý và phát triển rừng tại Hạt kiểm lâm huyện Na Rì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phát triển rừng trên địa bàn huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)