5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.2. Mức độ quan trọng của các bên liên quan đến công tác quản lý và
tiếp đến là chính quyền xã, lãnh đạo thôn và người dân trong cộng đồng; ít quan tâm đến công tác quản lý phát triển rừng là người khai thác, buôn bán lâm sản. Biểu cũng cho thấy người dân trong cộng đồng đã nhận thấy trách nhiệm quản lý phát triển rừng, tuy nhiên vẫn còn một số ít người dân vẫn cho rằng việc quản lý rừng cộng đồng là trách nhiệm của chính quyền xã, Hạt kiểm lâm, BQL rừng phòng hộ.
3.3.2. Mức độ quan trọng của các bên liên quan đến công tác quản lý và phát triển rừng phát triển rừng
Bảng 3.17. Mức độ quan trọng của các bên liên quan đến công tác quản lý và phát triển rừng
Đơn vị tính: %
TT Các bên liên quan
Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng
1 Người dân trong cộng đồng 60,4 34,7 4,9 -
2 Các tổ chức đoàn thể trong xã 14,8 32,7 44,5 7,9
3 Lãnh đạo thôn 67,3 24,7 7,9 -
4 Chính quyền xã 54,5 33,7 11,9 -
5 Hạt kiểm lâm huyện 55,5 35,6 8,9 -
6 Ban quản lý rừng phòng hộ huyện 56,4 34,6 8,9 -
7 Người khai thác, buôn bán lâm sản - 5,9 18,8 75,3
8 UBND huyện 48,5 46,5 4,9 -
(Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra)
Kết quả từ Bảng 3.17 cho thấy, vai trò quan trọng nhất trong công tác quản lý, phát triển rừng là lãnh đạo thôn, tiếp đến là người dân trong cộng đồng, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ, chính quyền xã,… Người khai thác, buôn bán lâm sản là những đối tương ít quan trọng nhất trong công tác quản lý, phát triển rừng.
Kết hợp với nhận xét ở bảng 3.16 cho rừng người dân trong cộng đồng chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý phát triển rừng, và kết quả ở bảng 3.17 lại chỉ ra rằng có đến 60,4 % số người được hỏi cho rằng để quản lý rừng tốt thì vai trò của người dân trong cộng đồng là rất quan trọng. Như vậy là, đang có sự không công bằng giữa trách nhiệm và lợi ích của người dân trong cộng đồng. Lợi ích chưa thể hấp dẫn người dân, nhưng thực tế lại cho rằng họ lại là lực lượng quan trọng trong công tác quản lý phát triển rừng.
Từ những kết quả trên, cho phép rút ra một số nhận xét như sau:
- Có sự mâu thuẫn giữa lợi ích và trách nhiệm của người dân trong cộng đồng, vì vậy người dân trong cộng đồng nơi có rừng chưa thực sự tha thiết với công tác quản lý phát triển rừng, chưa có động lực hoặc động lực chưa đủ mạnh để lôi kéo người dân tham gia với chính quyền địa phương và các lực lượng quản lý rừng khác vào công tác quản lý, phát triển rừng trên địa bàn.
- Cần nâng cao nhận thực cho chính quyền địa phương, cộng đồng và người dân về tầm quan trọng về sự liên kết giữa các bên trong công tác quản lý phát triển rừng.
- Trong công tác quản lý rừng người dân là lực lượng quan trọng nhất, còn chính quyền địa phương, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ chỉ là bộ phận điều phối, chỉ đạo, giám sát, góp phần tạo thành một khối thống nhất cùng quản lý và phát triển rừng. Xóa bỏ suy nghĩ việc quản lý, phát triển rừng là trách nhiệm của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn.