Giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phát triển rừng trên địa bàn huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 72 - 73)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.5.1. Giải pháp về kinh tế

- Hỗ trợ về vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng. Hỗ trợ một số ngành nghề đang có tiềm năng phát triển ở địa phương như gây trồng, chế biến dược liệu, nuôi ong, chế biến nông sản... Việc phát triển những ngành nghề phụ đã được người dân xác nhận như một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đến các thôn, hệ thống trường học và mạng lưới điện được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhất để nâng cao dân trí, tăng cường trao đổi kinh tế, văn hóa nhở đó nâng cao được năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

- Đầu tư phát triển thêm những diện tích rừng có giá trị kinh tế và sinh thái cao ở đất trống quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp. Là một trong những biện pháp vừa nâng cao thu nhập cho người dân vừa giảm áp lực vào rừng.

- Đầu tư phát triển thị trường lâm sản. Thị trường lâm sản ở địa phương hiện tại chưa phát triển đặc biệt là các loại lâm sản ngoài gỗ như các cây dược liệu. Phần lớn giá cả lâm sản có giá cả không ổn định, một phần do số lượng ít không hình thành được thị trường, một phần do thiếu thông tin về thị trường.

Điều này không khuyến khích người dân hướng vào sản xuất và kinh doanh lâm sản. Đầu tư phát triển thị trường lâm sản vừa góp phần làm tăng thị nhập kinh tế, vừa lôi được người dân vào bảo vệ phát triển rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phát triển rừng trên địa bàn huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)