Đơn vị tính: ha TT Phân loại rừng Tổng BQL rừng đặc dụng Doanh nghiệp NN Hộ gia đình, cá nhân Cộng đồng Các tổ chức khác UBND huyện Tổng rừng và đất LN 75.531,4 10.478,5 1.774,5 43.629,3 1.415,6 24,2 18.209,3 1 Rừng phân theo nguồn gốc 65.218,6 9.824,6 1.745,8 37.164,5 1.247,3 15,6 15.220,8 2 Rừng phân theo
điều kiện lập địa 65.218,6 9.824,6 1.745,8 37.164,5 1.247,3 15,6 15.220,8
3
Rừng tự nhiên phân theo loài cây
54.654,7 9.178,6 1.295,5 28.816,9 1.226,3 12,2 14.125,3
4
Rừng gỗ tự nhiên phân theo trữ lượng
40.734,6 8.981,5 922,2 19.330,7 852,3 12,2 10.635,7
5 Đất chưa có rừng
QH cho LN 10.312,8 653,9 28,7 6.464,8 168,3 8,6 2.988,5
(Nguồn Hạt kiểm lâm Na Rì năm 2017)
Qua Bảng 3.3 và thực tế điều tra cũng cho thấy hiên nay việc giao rừng cho hộ gia đình ở 5 loại rừng đều khá cao: Rừng phân theo nguồn gốc giao gia đình, cá nhân 37.164,5/65.218,6 đạt 56,9%, Rừng phân theo điều kiện lập địa giao hộ gia đình, cá nhân 37.164,5/65.218,6 đạt 56,9%, rừng tự nhiên
phân theo loài cây giao cho hộ gia đình, cá nhân 28.816,9/54.654,7 ha đạt 52,7%, rừng gỗ tự nhiên phân theo trữ lượng giao hộ gia đình, cá nhân 19.330,7/40.734,6 ha đạt 47,5%, đất chưa có quy hoạch cho lâm nghiệp giao hộ gia đình, cá nhân 6.464,8/10.312,8 ha đạt 62,7%
Bên cạnh đó qua điều tra phỏng vấn, cán bộ kiểm lâm địa bàn, cán bộ xã, thôn và người dân trong thôn được biết số diện tích do BQL rừng đặc dụng UBND huyện quản lý hiện nay đã được phân cho cộng đồng các thôn trực tiếp quản lý, hưởng lợi.
3.1.3. Công tác giao khoán, hình thức giao khoán và cơ chế hưởng lợi từ rừng trên địa bàn huyện Na Rì rừng trên địa bàn huyện Na Rì
Tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện Na Rì còn rất lớn. Bên cạnh việc tuyên truyền để người dân tích cực tham gia trồng rừng theo dự án, huyện đã chú trọng thu hút nhiều thành phần kinh tế vào kinh tế lâm nghiệp. Đặc biệt là việc chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân.
Để công tác trồng rừng đạt hiệu quả, huyện Na Rì đang tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích người dân tích cực tham gia trồng rừng, nhận giao khoán và bảo vệ rừng. Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với các xã thực hiện tốt hợp đồng giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi rừng tái sinh, rừng phòng hộ trên địa bàn. Để tạo nguồn thu nhập, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân, Ban Quản lý 2 KBT đã triển khai cho người dân nhận khoán khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Theo đó, mỗi năm diện tích thực hiện giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng tại các KBT, Vườn Quốc gia lên tới hơn 18.000 ha; giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ là 36.802 ha, với khoản kinh phí 150 nghìn đồng/ha. Mặc dù số tiền bảo vệ không lớn nhưng người dân còn được hưởng lợi từ rừng như lấy chất đốt, hái măng...hơn thế, ý thức quản lý bảo vệ rừng của người dân được nâng cao.
Cơ chế hưởng lợi: Hưởng lợi từ sự đầu tư của Nhà nước thông qua chương trình dự án Quản lý và Phát triển rừng cụ thể: Hỗ trợ gói 40 triệu theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 chi cho các nội dung: Đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các công trình công cộng của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn bản, nhà văn hoá…).
Năm 2016 việc triển khai gói hỗ trợ gói 40 triệu đồng được thực hiện đúng quy định; đã kiểm tra, nghiệm thu được 30/31 thôn với 1.605 hộ gia đình hưởng lợi. Kết quả: Hỗ trợ phát triển sản xuất cho 08 thôn 8.000 con gà giống, 95 con lợn giống, 319 kg ngô, 130 kg thóc giống; hỗ trợ vật liệu xây dựng cho 23 thôn làm 2.206m đường bê tông, 51m kè nhà họp thôn cao 2m, 2 trụ cầu, 3 mố cầu, 4 dầm cầu, 396m2 sân bê tông, mở rộng 32m2 nhà họp thôn, 4 bể chứa nước, 24 cống thoát nước. Qua triển khai thực hiện gói hỗ trợ này đã giúp người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, giảm thiểu được áp lực vào rừng.