Du lịch sinh thái lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch sinh thái phường long phước quận 9, tp HCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (Trang 33 - 35)

6. Kết cấu của đề tài

1.5.4. Du lịch sinh thái lịch sử văn hóa

Văn hóa là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch, là nguồn nguyên liệu để hình thành lên các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu hoặc giao lưu của du khách. Nguồn nguyên liệu văn hóa có hai loại cơ bản : Văn hóa vật thể, là những lao động sáng tạo của con người, tồn tại, hiện hữu trong không gian mà ta có thể cảm nhận được bằng thị giác, xúc giác như các di tích lịch sử văn hóa; công trình tín ngưỡng, tôn giáo; những mặt hàng thủ công; các dụng cụ trong sinh hoạt, sản xuất; các món ăn truyền thống …v…v…Văn hóa phi vật thể như lễ hội; các loại hình nghệ thuật; cách giao tiếp, ứng xử; lối sống …v…v… Theo quan niệm của ngành du lịch, thì các thành tố văn hóa được xem là tài nguyên nhân văn, cụ thể như : Các di tích lịch sử; công trình tín ngưỡng, tôn giáo; lễ hội dân gian; phong tục, tập quán; văn học, nghệ thuật …v…v… Vì vậy văn hóa là điều kiện, môi trường để cho ngành du lịch khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch. Cùng với tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa là một trong những điều kiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng hoặc một địa phương. Giá trị của những di sản văn hóa, di tích lịch sử, các công trình tín ngưỡng, kiến trúc, các hình thức nghệ thuật, lễ hội, tập quán, trò chơi dân gian, làng nghề truyền thống …v...v… cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở văn hóa nghệ thuật, bảo tàng ….là những đối tượng cho du khách khám phá, tìm hiểu, thưởng thức . Chính những tài nguyên này không chỉ tạo ra môi trường và điều kiện cho du khách tìm hiểu, khám phá, mà còn quyết định quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch đối với một quốc gia, một vùng hoặc một địa phương.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương I, nghiên cứu đã nêu lên được hệ thống cơ sở lý luận của du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng; từ những khái niệm về du lịch và du lịch sinh thái, trên quan điểm, góc nhìn khác nhau của các nhà nghiên cứu trên thế giới và khái niệm được nêu trong Luật du lịch Việt Nam; cho đến việc xác định những đặc trưng của du lịch sinh thái; loại hình du lịch sinh thái và những tác động, ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến phát triển du lịch sinh thái. Trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết về du lịch sinh thái của chương I, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về du lịch sinh thái, nắm rõ những kiến thức về du lịch sinh thái, các yếu tố tạo lên sản phẩm du lịch sinh thái; làm căn cứ để chương II của nghiên cứu, đánh giá được thực trạng phát triển du lịch sinh thái, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của phường Long Phước và chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn trong phát triển du lịch sinh thái của phường Long Phước.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG LONG PHƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch sinh thái phường long phước quận 9, tp HCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)