Số lượng dân cư và chất lượng lao động trong ngành Du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch sinh thái phường long phước quận 9, tp HCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến Du lịch sinh thái

1.4.5. Số lượng dân cư và chất lượng lao động trong ngành Du lịch

Với đặc thù Du lịch sinh thái dựa chủ yếu vào các yếu tố cảnh quan thiên nhiên; môi trường khí hậu; tính đa dạng về sinh học tạo nên, do vậy số lượng và mật độ dân cư sống trong vùng có ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành, tạo môi trường cũng như khai thác và bảo tồn địa điểm du lịch sinh thái. Số lượng dân cư sống tập trung tại địa điểm khai thác du lịch sinh thái quá đông sẽ phá vỡ môi trường thiên nhiên, hệ sinh thái và cảnh quan nơi đó, do việc hình thành các công trình xây dựng với mật độ xây dựng dầy đặc, các dịch vụ phục vụ cuộc sống hàng

ngày của khu dân cư hình thành, tạo nên không khí tấp nập, xô bồ, khó chịu và khai thác tài nguyên thiên nhiên thiếu kiểm soát..v..v… đi ngược lại những lợi ích mà du lịch sinh thái mang lại cho du khách. Ngược lại nếu không có dân cư tại địa phương sinh sống gần địa điểm du lịch sinh thái cũng dẫn đến khó khăn cho việc khai thác lao động phục vụ cho ngành du lịch tại địa điểm đó, dẫn đến chi phí đầu tư cao hơn cho việc khai thác du lịch tại địa phương đó …v…v… Do vậy số lượng dân cư phù hợp, có hiểu biết về địa điểm du lịch cũng như nhận thức bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch hợp lý là yếu tố thuận lợi nhất cho phát triển Du lịch sinh thái tại địa phương đó.

Một trong những yếu tố mang lại thành công cho ngành Du lịch nói chung và Du lịch sinh thái nói riêng, chính là yếu tố lao động trong ngành; địa điểm du lịch có hấp dẫn đối với du khách, nhưng lực lượng lao động thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng, kiến thức; người quản lý thiếu kinh nghiệm, sẽ là trở ngại lớn cho việc phát huy tiềm năng du lịch của đơn vị; ngược lại nếu đội ngũ lao động được đào tạo cơ bản, có kỹ năng, có kiến thức hiểu biết về địa điểm du lịch cũng như các kiến thức khác bổ sung cho nghiệp vụ chuyên môn của người lao động, giúp cho khách du lịch tìm được những giá trị mong muốn qua chuyến du lịch, thì điều này là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho hoạt động du lịch sinh thái được phát triển tốt hơn; giá trị các sản phẩm du lịch sinh thái được bảo tồn và phát huy hiệu quả hơn, mang lại thành công cho đơn vị cũng như địa điểm du lịch sinh thái trong hiện tại cũng như tương lai.

1.4.6. Cơ chế pháp luật và chính sách đầu tư cho Du lịch

Cơ chế pháp luật và chính sách của một đất nước hay một địa phương là điều kiện quan trọng hỗ trợ cho một ngành hoặc một lĩnh vực phát triển thuận lợi hoặc kìm hãm và triệt tiêu động lực phát triển của nó; điều này phụ thuộc vào nhận thức, mục tiêu của những người xây dựng pháp luật và chính sách trong từng giai đoạn. Ngành du lịch nói chung và Du lịch sinh thái nói riêng cũng chịu sự ảnh hưởng và tác động của cơ chế pháp luật, chính sách của nhà nước hay của từng địa phương đối với hoạt động Du lịch. Đối với Du lịch sinh thái muốn phát triển tốt, bền vững

thì cần có cơ chế chính sách đồng bộ từ cấp nhà nước tới cấp địa phương hoặc giữa các ngành có liên quan với du lịch sinh thái, được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước và các cấp địa phương. Trong thực tế nhiều nước hoặc nhiều địa phương có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái, nhưng sự nhìn nhận của lãnh đạo địa phương, những nhà hoạch định chính sách đầu tư chưa thật sự hiểu biết, nên thiếu quan tâm và không có cơ chế chính sách phù hợp tạo động lực khai thác tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái của đất nước hoặc địa phương; thậm chí còn tiếp tay cho một bộ phận đi tàn phá tài nguyên thiên nhiên; khai thác tràn lan gây hậu quả nghiêm trọng về cảnh quan, môi trường …v...v… Do vậy muốn du lịch sinh thái phát triển, thì nhà nước phải tiến hành khảo sát toàn diện tiềm năng Du lịch sinh thái của đất nước, địa phương từ đó có các chính sách hình thành và bảo tồn các vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên hoặc xác định địa điểm phát triển Du lịch sinh thái đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với quy hoạch phát triển địa phương; tạo điều kiện về chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, xã hội hóa du lịch, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá và xúc tiến du lịch, bảo tồn các công trình văn hóa; giáo dục nâng cao ý thức nhân dân về du lịch bền vững; phân phối lợi ích từ du lịch mang lại giữa địa phương với cộng đồng dân cư ..v..v…từ đó sẽ tạo thành động lực để ngành du lịch sinh thái phát triển một cách bền vững.

1.4.7. Xúc tiến tuyên truyền, quảng bá Du lịch

Đây là một nội dung quan trọng để giới thiệu sản phẩm du lịch đến với khách du lịch, giúp phát triển và xây dựng thương hiệu, hình ảnh của đơn vị tổ chức Du lịch cũng như địa điểm du lịch sinh thái. Việc tuyên truyền và quảng bá du lịch vừa đáp ứng mục tiêu cho đơn vị tổ chức du lịch hoặc địa điểm du lịch sinh thái truyền tải những thông tin, sản phẩm du lịch, điểm hấp dẫn, điểm mới của sản phẩm du lịch nhằm thu hút càng nhiều khách du lịch đến với đơn vị tổ chức du lịch hoặc địa điểm du lịch; đồng thời vừa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin sản phẩm du lịch của khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đi du lịch của khách hàng khi lựa chọn điểm du lịch hoặc đơn vị tổ chức du lịch. Do vậy, việc xúc tiến tuyên truyền, quảng

bá du lịch sẽ tác động lớn đến quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch, đơn vị tổ chức du lịch và địa điểm du lịch của khách hàng, điều này cũng đồng nghĩa với khả năng thu hút lượng khách du lịch đến với đơn vị tổ chức du lịch và sản phẩm du lịch của đơn vị; quyết định sự thành công, phát triển của đơn vị, tổ chức du lịch và sản phẩm du lịch mà đơn vị, địa phương đó có được. Mặt khác, nếu hoạt động xúc tiến tuyên truyền, quảng bá du lịch không được đơn vị, địa phương quan tâm thì các sản phẩm du lịch sinh thái có hấp dẫn, công tác tổ chức hoạt động du lịch có chuyên nghiệp, đội ngũ lao động du lịch có chất lượng hoặc địa điểm du lịch có thuận lợi thì hiệu quả mang lại cho đơn vị, địa phương cũng hạn chế; vì cuối cùng khách du lịch, đối tượng chính để hoạt động du lịch phục vụ lại không biết đến. Hoạt động xúc tiến tuyên truyền, quảng bá du lịch được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như : Tham gia hội chợ quảng bá du lịch, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, radio, xây dựng Website trên internet, pano tuyên truyền, tờ rơi, tài trợ các chương trình từ thiện …v…v…đặc biệt và hiệu quả nhất là chính từ những du khách đã tham gia các sản phẩm du lịch do đơn vị, địa phương cung cấp giới thiệu, tuyên truyền miệng với nhau và cũng là khách hàng truyền thống của đơn vị tổ chức du lịch, địa điểm du lịch sinh thái. Các thông tin để tuyên truyền, bảng bá du lịch phải được lựa chọn, dàn dựng, biên tập cẩn thận, chuyên nghiệp, hấp dẫn và đầy đủ những thông tin truyền tải đến mọi người, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của khách hàng hoặc kỳ vọng của khách hàng đang mong đợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch sinh thái phường long phước quận 9, tp HCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (Trang 26 - 29)