Tổng quan về An sinh xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động an sinh xã hội của tổng công ty điện lực tp hồ chí minh (Trang 43)

1.2 Tổng quan về trách nhiệm xã hội và hoạt động an sinh xã hội

1.2.2 Tổng quan về An sinh xã hội

1.2.2.1 Khái niệm An sinh xã hội

An sinh xã hội là một khái niệm mang nội dung rất rộng và đang ngày càng được hoàn thiện về nhận thức và thực tiễn thực hiện trên toàn thế giới. Dựa theo các lý thuyết

trong sách “Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam” do nhóm biên soạn Nguyễn Thị Lan Hương và thạc sĩ Đặng Kim Chung, sau đây là một số khái niệm chung, phổ biến về an sinh xã hội trên thế giới:

• Theo Liên hiệp quốc, an sinh xã hội tiếp cận trên quyền của người dân (Điều 25, Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1948): “…Mọi người dân và hộ gia đình đều có quyền có một mức tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế (bao gồm cả thai sản), dịch vụ xã hội thiết yếu và có quyền được an sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, góa phụ, tuổi già… hoặc các trường hợp bất khả kháng khác…”

• Theo Ngân hàng thế giới (WB) “An sinh xã hội là những biện pháp của chính phủ nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập”.

• Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong. Cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em”

1.2.2.2 Vai trò của hoạt động an sinh xã hội tại Việt Nam

Từ thực tiễn đất nước và kinh nghiệm quốc tế , nhận thức về chính sách an sinh xã hội trong hệ thống chính sách xã hội ngày càng được hoàn thiện, thể hiện rất rõ vai trò quan trọng của an sinh xã hội trong các văn kiện của Đảng ta cụ thể như:

• Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) khẳng định: “Chính sách xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng

cao thể chất...Có chính sách bảo trợ và điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành và các vùng”.

• Đặc biệt lần đầu tiên, Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (được bổ sung, phát triển năm 2011) đã tuyên bố cần phải: “Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội”.

• Cụm từ “an sinh xã hội” được chính thức sử dụng trong văn kiện Đại hội IX của Đảng (4/2001): “Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp”.

• Nghị quyết Đại hội X của Đảng chủ trương: “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân…; đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội”.

• Tại Đại hội XI, nhận thức về hệ thống chính sách an sinh xã hội tiếp tục được hoàn thiện và nâng lên tầm chiến lược về phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

• Bảo đảm an sinh xã hội là một trong những nội dung đã được Đảng ta đưa vào các nhiệm vụ trọng tâm được đề ra tại nhiệm kỳ Đại hội XII cụ thể là “…thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cưòng quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”

1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động an sinh xã hội

Thể chế chính sách đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội. Nội dung cơ bản của thể chế này là xác định khuôn khổ pháp lý (luật, các văn bản dưới luật), phạm vi các chính sách/chế độ, đối tượng tham gia, tiêu chí, điều kiện tham gia, cơ chế đóng góp (tuỳ từng hình thức, chế độ), quyền lợi hưởng thụ và những điều kiện ràng buộc. Thể chế chính sách còn xác định trách nhiệm của bộ, ngành địa phương trong việc thực hiện chính sách, chế độ đề ra. Thể chế chính sách được hình thành từ nhu cầu thực tế của các thành viên trong xã hội cần được bảo vệ trước các nguy cơ bị rủi ro mà họ không tự bảo vệ được. Tuy nhiên, không phải mọi thành viên trong xã hội đều có nhu cầu và có cơ hội ngang nhau trong việc tham gia và thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội. An sinh xã hội được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội, ngay cả những nước coi an sinh xã hội là quyền của người dân, lộ trình để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân cũng phải kéo dài trong nhiều năm, thậm chí hàng thế kỷ: ví dụ Pháp, Đức cần khoảng 70 năm, Thụy Điển trên 100 năm, Nhật Bản kéo dài khoảng 60 năm.

Thể chế tài chính

Thể chế tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Thể chế tài chính xác định cơ chế đối với từng loại chính sách, từng nhóm đối tượng (tỷ lệ đóng góp của người dân, người sử dụng lao động, của Nhà nước); cơ chế cân đối thu-chi, đầu tư phát triển quỹ; giá cả, cơ chế và chất lượng cung cấp dịch vụ an sinh xã hội. Cơ chế tài chính của các hợp phần của an sinh xã hội không hoàn toàn giống nhau.

Thể chế tài chính của hệ thống an sinh xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với chính sách thuế và tài chính và phụ thuộc vào mô hình hệ thống an sinh xã hội. Ví dụ, các nước theo mô hình Nhà nước phúc lợi thường thu thuế cao (kể cả thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập gia tăng hoặc thuế xuất nhập khẩu cũng như các khoản lệ phí khác) để có nguồn thực hiện các chính sách an sinh xã hội tốt hơn cho mọi người dân. Ngược lại,

các nước theo mô hình Nhà nước xã hội khuyến khích tăng trưởng nhanh hơn nên thu thuế thấp hơn và chỉ thực hiện các chính sách an sinh xã hội ở mức thấp, với phạm vi chính sách và đối tượng bao phủ hạn chế.

Trong thể chế tài chính, vấn đề hỗ trợ của nhà nước cho người tham gia hệ thống an sinh xã hội có ý nghĩa rất quan trọng. Người nghèo, người lao động khu vực phi chính thức thường có thu nhập thấp và không ổn định, do vậy nếu không có sự tài trợ của Nhà nước thì khó tham gia vào hệ thống an sinh xã hội. Việc bố trí nguồn tài chính cho các chính sách an sinh xã hội tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế-xã hội của từng quốc gia. Một số nước phát triển, ngân sách nhà nước dành cho các chính sách an sinh xã hội có thể lên tới 30% tổng ngân sách nhà nước, hay khoảng 15% GDP, trong khi đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt nam), chỉ khoảng dưới 5% GDP.

Các đối tác tham gia

Các đối tác tham gia có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bao gồm: các đối tác khu vực nhà nước, khu vực tư nhân, các tổ chức chính trị-xã hội. Mỗi nhân tố nêu trên đều có vai trò quan trọng và có mối quan hệ biện chứng với nhau, phụ thuộc và chi phối lẫn nhau, góp phần phát triển hệ thống an sinh xã hội ổn định và bền vững.

Các đối tác khu vực nhà nước gồm: các cơ quan lập pháp - Quốc hội thông qua các luật về an sinh xã hội hoặc các luật riêng (luật bảo hiểm y tế, luật bảo hiểm xã hội…) và giám sát việc thực hiện; các cơ quan hành pháp bao gồm các Bộ, ngành của Chính phủ quản lý hoạt động của từng chính sách theo các cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã); các cơ quan tư pháp như tòa xã hội; ngoài ra có các doanh nghiệp nhà nước là đối tượng đóng vai trò quan trọng về hoạt động an sinh xã hội.

Các đối tác tư nhân gồm: các công ty cung cấp dịch vụ an sinh xã hội (công ty bảo hiểm, bệnh viện, trường học…); các nhóm tương trợ; gia đình, họ hàng, bạn bè, cá nhân.

Các hiệp hội, tổ chức từ thiện gồm: công đoàn; các nghiệp đoàn, các tổ chức khác của người lao động; các tổ chức phi chính phủ; hội chức thập đỏ, nhà thờ...

1.3 Mối quan hệ giữa Thương hiệu và hoạt động an sinh xã hội

Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực hiện tốt các hoạt động an sinh xã hội hướng đến phục vụ cộng đồng thì lợi ích của họ không những không giảm đi mà còn tăng thêm. Những lợi ích mà doanh nghiệp thu được khi thực hiện các hoạt động an sinh xã hội sẽ góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng, tạo dựng được hình ảnh đẹp từ đó nhận được sự ủng hộ cao từ phía chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội. Hoạt động an sinh xã hội đóng vai trò quan trọng và có mối quan hệ mật thiết trong việc góp phần nâng cao thương hiệu và tạo môi trường phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, Mỗi doanh nghiệp đều đứng trên địa bàn nhất định. Do đó, việc đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn và nhờ đó tăng doanh thu. Chẳng hạn, Công ty Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ, vào đầu những năm 70 chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phương và do vậy, đã bị lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò. Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương. Nhờ đó, số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn.

Thứ hai, Hoạt động an sinh xã hội góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và người lao động. Trên thế giới, những công ty khổng lồ đang chi một khoản tiền rất lớn để trở thành hình mẫu kinh doanh lý tưởng. Chẳng hạn, hãng điện tử dân dụng Best Buy đã

có chương trình tái chế sản phẩm; hãng cà phê nổi tiếng Starbucks đã và đang bắt tay vào các hoạt động cộng đồng; hãng nước khoáng nổi tiếng của Pháp Evian phân phối sản phẩm của mình trong những chai nước thân thiện với môi trường. Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình, mà còn nổi tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng thông qua hoạt động an sinh xã hội để thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với một doanh nghiệp, bởi lẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn củng cố được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao.

Thực tiễn trong nhiều năm qua, nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách an sinh xã hội cũng như thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội, EVNHCMC luôn chú trọng đến công tác đảm bảo an sinh xã hội thông qua việc tổ chức nhiều chương trình an sinh xã hội thiết thực được chính quyền và người dân thành phố đánh giá rất cao cụ thể như:

• Chương trình “Nguồn sáng an toàn, văn minh, tiết kiệm vì an sinh xã hội” với mục đích thực hiện thi công, cải tạo, thay thế miễn phí các thiết bị điện cũ kỹ, đã hư hỏng có nguy cơ chạm chập gây cháy nổ cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn Thành phố và các địa phương lân cận.

• Chương trình “Cùng bạn sử dụng điện an toàn tiết kiệm” với mục đích trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho thanh thiếu nhi Thành phố (học sinh các trường tiểu học và Trung học cơ sở) về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, sơ cấp cứu người khi bị tai nạn điện.

• Chương trình “Tuyến hẻm có hệ thống điện mỹ quan, an toàn, tiết kiệm” với mục đích cải tạo lại hệ thống lưới điện hạ thế, làm gọn hệ thống cáp thông tin, cải tạo hệ thống đèn chiếu sáng dân lập, đảm bảo an toàn tại các tuyến hẻm trên địa bàn Thành phố.

• Chương trình “Chung cư văn minh, sạch đẹp, an toàn” với mục đích tổ chức kiểm tra, đi lại hệ thống điện nguồn, hệ thống điện hạ thế, chiếu sáng công cộng, hỗ trợ thi công hệ thống dây điện cho các máy bơm nước …đảm bảo tiêu chí an toàn, mỹ quan, tiết kiệm cho người dân tại các khu chung cư xuống cấp, có nguy cơ cháy nổ cao.

• Chương trình truyền hình thực tế “Thắp sáng niềm tin” phối hợp cùng Truyền hình Thanh niên tổ chức ghi hình và trao học bổng (mỗi học bổng trị giá 15.000.000 đồng) chăm lo cho các em học sinh, sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung cấp nghề hoặc trung học phổ thông có điều kiện để tiếp tục đến trường, nuôi dưỡng ước mơ, hòai bão của mình trong tương lai.

Tóm tắt Chương 1

Từ những cơ sở lý luận đã phân tích như trên, ta nhận thấy “Thương hiệu” giữ vai trò quan trọng, mang yếu tố sống còn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, Các hoạt động an sinh xã hội thiết thực hướng đến việc phục vụ lợi ích cộng đồng sẽ góp phần xây dựng hình ảnh đẹp và dễ dàng tạo dựng niềm tin đối với khách hàng cũng như cộng đồng xã hội.

Trên cơ sở phân tích các nguồn lực nội tại cũng như những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động an sinh xã hội tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh để qua đó tìm ra giải pháp, ý tưởng mới góp phần phát triển hoạt động an sinh xã hội của doanh nghiệp từ đó tạo tiền đề cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Trong chương 1, luận văn đã nghiên cứu và đưa ra các khái niệm, định nghĩa liên quan đến thương hiệu và an sinh xã hội trong doanh nghiệp. Đây là cơ sở lý luận để phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động an sinh xã hội của tổng công ty điện lực tp hồ chí minh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)