2.1 Tổng quan về Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.5.5 Hình ảnh kinh doanh và Sự đồng thuận của xã hội
Hình ảnh kinh doanh của ngành điện đối với KH thông qua những điểm mà KH có thể tiếp xúc và nhìn thấy hình ảnh của ngành điện. Đó là hình ảnh của cột điện, dây điện tạo ra cảnh quan của môi trường, có 187 ý kiến cho rằng Tổng công ty Điện lực TP.HCM chưa quan tâm đến cảnh quan môi trường. Hình ảnh của ngành điện còn
thông qua việc tiếp xúc của người dân với nhân viên ngành điện tại nhà, tại các điểm giao dịch của ngành điện. Ngoài ra, hình ảnh của ngành điện cũng thể hiện qua các chương trình truyền thông, những chương trình và chính sách liên quan đến KH. Có nhiều KH cho rằng Tổng công ty Điện lực TP.HCM chưa quan tâm đến KH và gặp gỡ KH. Hình ảnh kinh doanh của ngành điện thông qua các mối quan hệ của Tổng công ty Điện lực TP.HCM với KH, khi mối quan hệ tốt thì tạo ra sự đồng thuận KH và ngược lại.
Tổng công ty Điện lực TP.HCM cần chú ý đến mối quan hệ với KH, thông qua việc bàn bạc với người dân để giải quyết các vấn đề khó khăn của ngành điện, như việc ngầm hóa dây điện; việc sửa chữa nâng cấp đường dây sẽ gây ra việc cúp điện nhiều; việc tăng giá điện, nguyên nhân phải tăng giá, việc tăng giá mang lại lợi ích gì với KH. Đây là những vấn đề mà Tổng công ty Điện lực TP.HCM cần chú ý các phương án truyền thông đồng bộ, cần sự nỗ lực truyền thông từ các cấp, từ cấp lãnh đạo cao nhất của ngành điện, đến những người công nhân điện cần có sự phối hợp trong việc truyền thông tin đến KH, đến người dân để tạo được sự đồng thuận của xã hội.
Thêm vào đó, theo kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 82% KH vẫn đang lựa chọn hình thức thu tiền điện tại nhà là hình thức thanh toán tiền điện chủ yếu và họ gặp khó khăn với các hình thức thanh toán điện mới. Theo lộ trình, Tổng công ty Điện lực TP.HCM sẽ tiến hành giảm hình thức thu tiền điện tại nhà mà chuyển qua các kênh thanh toán khác, thực tế, việc làm này mang lại nhiều lợi ích hơn cho KH đồng thời giúp Tổng công ty Điện lực TP.HCM trở nên chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, việc KH chưa hiểu và đồng ý với việc thay đổi hình thức thanh toán này cũng chỉ ra rằng việc giao tiếp và truyền thông đến KH của Tổng công ty Điện lực TP.HCM vẫn chưa thật sự hiệu quả.
Tổng công ty Điện lực TP.HCM cần hợp tác với các chính quyền địa phương các cấp, tổ chức gặp gỡ tạo mối quan hệ tốt với các cơ quan truyền thông, báo chí địa phương
các cấp để tạo ra sự đồng thuận và hợp tác trong việc truyền thông tin và cung cấp thông tin chính thống cho người dân. Đây là những đối tượng định hướng thông tin của dư luận. Những thông tin cung cấp của họ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của Tổng công ty Điện lực TP.HCM và sự đồng thuận của xã hội đối với ngành điện. Việc truyền thông đến KH và xã hội được chia làm 2 hoạt động lớn như sau:
Truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng
Các chương trình này truyền thông về các chính sách lớn của ngành điện: như việc tăng giá điện, chương trình tiết kiệm và an toàn về điện, các chương trình truyền thông nói về việc đầu tư dài hạn của ngành điện nhằm tạo ra giá trị lớn cho xã hội, các chương trình đóng góp cho cộng đồng và môi trường sống, các chính sách cho người nghèo, những nỗ lực mà ngành điện đã đạt được trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Tổng công ty Điện lực TP.HCM cần chú ý trọng hơn về nội dung truyền thông và hình thức nhằm thu hút sự chú ý của người dân. EVNHCMC cần có một cuộc nghiên cứu để hiểu hơn về thói quen truyền thông của người dân, để xác định được kênh truyền thông hiệu quả và hiểu rõ được nội dung truyền thông mà ĐL muốn gửi đến KH đã đủ sức tác động chưa, bởi vì theo kết quả của cuộc khảo sát này, trong năm 2016 các chương trình truyền thông cộng đồng của Tổng công ty Điện lực TP.HCM chỉ tác động đến 10% người dân, 90% vẫn không nhận biết được các chương trình và nội dung truyền thông cộng đồng.
Hoạt động truyền thông địa phương
Các chương trình truyền thông địa phương, gặp gỡ tiếp xúc với KH trong phạm vi hẹp như hội thảo với từng đối tượng KH đặc biệt, họp tổ dân phố, sử dụng các bảng quảng cáo ngoài trời để thông báo khi có các hoạt động ngầm hóa, nâng cấp sửa chữa đường dây điện. Các hoạt động này sẽ tạo ra mối quan hệ với KH, giúp KH hiểu được những khó khăn và tạo ra sự đồng thuận với các CTĐL địa phương.
Truyền thông qua các trang web, báo chí online và mạng xã hội. Người dân đang có xu hướng chuyển dịch mạnh về thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông online.
Tổng công ty Điện lực TP.HCM cần đầu tư mạnh các ứng dụng internet để gia tăng việc tiếp xúc và truyền thông cho KH và cho xã hội. Cải thiện về nội dung và hình thức của trang web của Tổng công ty, để thu hút nhiều người truy cập và cập nhật thông tin. Các thông tin và ứng dụng của ngành điện phải gắn liền lợi ích thiết thực của người dân, như tra cứu thông tin về điện, thông tin về chi phí điện hàng tháng, thông tin hướng dẫn về các chính sách áp dụng cho từng đối tượng KH, các ưu đãi, khuyến mãi cho từng đối tượng KH.