Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu TỘI bắt cóc NHẰM CHIẾM đoạt tài sản TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 104 - 106)

Đối với Tòa án nhân dân, việc áp dụng pháp luật đúng đắn trong công tác xét xử các vụ án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là một vấn đề quan trọng. Có xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì mới có thể tạo tiền đề cho việc phát huy tính giáo dục, phịng ngừa, răn đe của các biện pháp xử lý đã áp dụng. Từ đó mới có thể chỉ ra nguyên nhân, điều kiện phát sinh loại tội phạm này để kiến nghị các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp khắc phục một cách thỏa đáng. Để làm tốt cơng tác xét xử các vụ án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, ngành Tòa án cần:

Thứ nhất, Tòa án cần đưa các vụ án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài

sản đi xét xử lưu động. Việc tăng cường hoạt động xét xử lưu động các vụ án hình sự ở các địa bàn dân cư sẽ thu hút sự quan tâm của nhân dân, trên cơ sở đó làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật rộng rãi trong nhân dân.

Thứ hai, Tòa án cần tăng cường hoạt động xét xử, đáp ứng yêu cầu

của công tác đấu tranh chống tội phạm, tránh tình trạng để án tồn đọng giải quyết kéo dài. Tổ chức xét xử kịp thời những vụ án điểm phục vụ cơng tác chính trị địa phương.

Thứ ba, trong quá trình xét xử các vụ án về tội bắt cóc nhằm chiếm

đoạt tài sản, Tòa án nhân dân các cấp phải bảo đảm sự công minh của pháp luật. Việc áp dụng cụ thể mức hình phạt phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, với nhân thân, động cơ, mục đích phạm tội cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của bị cáo.

Tịa án cần thực hiện đúng các trình tự tố tụng, việc xét hỏi phải đảm bảo đúng trọng tâm, mục đích, tránh tràn lan, cần khai thác và làm rõ nguyên nhân dẫn đến hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản để tạo điều kiện cho cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét đề ra giải pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với loại tội phạm này. Quá trình xét hỏi cần sử dụng các kỹ năng như khai thác, đấu tranh để làm rõ hành vi phạm tội, lồng ghép với các hình thức giáo dục, giải thích pháp luật nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho người tham dự phiên tòa, đặc biệt cho các bị cáo để họ thấy được sự nghiêm minh của pháp luật nhằm hạn chế tình trạng sau khi cải tạo quay trở lại tiếp tục phạm tội. Khơng được hỏi mang tính chất áp đặt hay gợi ý cho bị cáo khai, cần tạo điều kiện cho bị cáo trình bày diễn biến hành vi phạm tội và giải thích để bị cáo có nhận thức rõ về hành vi phạm tội mà thành khẩn khai báo, giúp cơ quan tiến hành tố tụng sớm kết thúc vụ án.

Trong giai đoạn tranh tụng, Tòa án cần lắng nghe ý kiến của cả hai bên, bên buộc tội và bên gỡ tội, để tìm ra những điểm có căn cứ của cả hai bên, khơng được hạn chế về thời gian, tránh thiên vị dẫn đến làm sai lệch kết quả vụ án. Đặc biệt Tòa án nhân dân các cấp cần khắc phục tình trạng quyết định hình phạt khơng đồng đều, các hành vi tương tự như nhau nhưng mức hình phạt lại khác nhau. Tịa án cũng cần công bố kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng để có tác dụng giáo dục, phịng ngừa, răn đe, cũng như động viên các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phịng, chống loại tội phạm này.

Thứ tư, Tòa án nhân dân tối cao cần tổ chức Hội nghị chuyên đề

chú ý vấn đề định tội danh, các căn cứ cụ thể để quyết định hình phạt, các nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đảm bảo việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được thống nhất.

Thứ năm, Tòa án cần phối hợp chặt chẽ với Công an, Viện kiểm sát

làm tốt công tác thi hành án phạt tù, đảm bảo mọi bản án có hiệu lực đều được thi hành kịp thời. Quá trình xem xét cho tạm hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án và xét giảm án tha tù phải chặt chẽ, chính xác, khơng để tình trạng tiêu cực xảy ra. Qua đó, phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước mới có giá trị thực tế, góp phần răn đe, phịng chống tội phạm nói chung và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng.

Một phần của tài liệu TỘI bắt cóc NHẰM CHIẾM đoạt tài sản TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w