Hồn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu TỘI bắt cóc NHẰM CHIẾM đoạt tài sản TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 91 - 99)

hiện nay.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG NHƢNGQUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI BẮT CÓC NHẰM QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp và đấu tranh phịng chống tội phạm, có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng.

3.2.1. Hồn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội bắtcóc nhằm chiếm đoạt tài sản cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Đất nước bước vào công cuộc đổi mới trong điều kiện cơ chế quản lý chưa thật đồng bộ, chính sách kinh tế-xã hội cịn nhiều sơ hở, thiếu sót. Hệ thống pháp luật của chúng ta tuy đã có nhiều về số lượng, thay đổi về chất lượng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm. Hiện nay, nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chúng ta cần có hệ thống pháp luật đầy đủ để điều chỉnh mọi mặt của đời sống xã hội, phục vụ cho quản lý kinh tế và quản lý xã hội.

Việc không ngừng ban hành và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là pháp luật hình sự một cách tồn diện, kịp thời và chặt chẽ sẽ nâng cao được hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện cải cách tư pháp và đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay, việc nghiên cứu để tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự cho phù hợp với tình hình thực tiễn cũng là điều cần thiết và quan trọng. Bởi lẽ, cùng với việc đổi mới pháp luật nói chung thì việc đổi mới

pháp luật hình sự Việt Nam chính là một trong nhiều yếu tố cơ bản mà thiếu nó thì việc xây dựng Nhà nước pháp quyền không thể thành công, các quy định của pháp luật hình sự chính là những căn cứ pháp lý chủ yếu và quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền để đấu tranh chống tội phạm và xử lý nghiêm minh những người phạm tội.

Trên cơ sở phân tích những quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, những vướng mắc mà thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm này đặt ra cho khoa học pháp lý hình sự phải nghiên cứu giải quyết, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau:

Thứ nhất, hiện nay Bộ luật Hình sự năm 1999 chưa có định nghĩa về

tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999 chỉ quy định "Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm". Quy định này của pháp luật cần phải xem lại bởi lẽ từ "bắt cóc" theo nghĩa đen là bắt người một cách đột ngột và giấu đi. Nhưng trên thực tế người nào chỉ có hành vi giữ người nhằm địi tiền chuộc thì cũng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Vì lẽ đó, có thể sửa đổi khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự theo hướng sau:

Người nào bắt, giữ người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Thứ hai, nghiên cứu 50 bản án hình sự sơ thẩm, tác giả thấy có đến 13

bản án mà người phạm tội bắt cóc chính người thân của mình nhằm địi tiền chuộc. Người phạm tội bắt cóc những người thân trong gia đình thì thủ đoạn thực hiện tội phạm sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc bắt cóc người ngồi. Hơn nữa, những vụ án này luôn gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm phá hoại truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, yêu cầu phải xử lý nghiêm minh.

Do vậy, cần thiết phải quy định bắt cóc người thân trong gia đình là tình tiết định khung tăng nặng để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.

Thứ ba, thực tiễn xét xử cho thấy có những vụ án người phạm tội đã sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực làm cho người bị bắt cóc lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được để bắt đi nhằm yêu cầu người thân của người bị bắt đưa tiền chuộc. Nếu trong trường hợp này, truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội thành hai tội là tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì khơng hợp lý bởi lẽ hành vi sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chỉ nhằm mục đích bắt cóc con tin nên nó hút vào tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Vì thế chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để bắt cóc là hành vi nguy hiểm hơn nhiều so với hành vi bắt cóc khơng dùng vũ lực hoặc không đe dọa dùng vũ lực. Nếu truy cứu trách nhiệm hình sự những hành vi bắt cóc dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như những hành vi bắt cóc khơng dùng vũ lực hoặc khơng đe dọa dùng vũ lực sẽ khơng phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm này. Theo quan điểm của tác giả cần thiết phải đưa tình tiết "sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực" là tình tiết định khung tăng nặng.

Thứ tư, tình tiết phạm tội nhiều lần không được quy định trực tiếp trong Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999 với tính chất là tình tiết định khung tăng nặng, mà chỉ được xem xét với tính chất là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, nên vẫn có thể có trường hợp, bị cáo phạm tội nhiều lần nhưng khơng thể áp dụng khung tăng nặng hình phạt để quyết định hình phạt.

Đây là vấn đề cần xem xét lại về kỹ thuật lập pháp hình sự, khi mà tội phạm nói chung và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng đang có chiều hướng gia tăng. Do vậy, để ngăn chặn có hiệu quả người thực hiện hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nhiều lần, cần quy định bổ sung "Phạm tội

nhiều lần" là tình tiết định khung tăng nặng vào Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Từ sự phân tích như trên, chúng tơi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 134

Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều....: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bắt, giữ người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chun nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực;

e) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; f) Đối với trẻ em;

g) Đối với người có quan hệ trực hệ; h) Đối với nhiều người;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

k) Chiếm đoạt tài sản từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười tám năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60/%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc là chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Bên cạnh Bộ luật Hình sự năm 1999, các văn bản hướng dẫn pháp luật cũng có vai trị to lớn trong cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm. Nếu như các khái niệm trong điều luật chưa được hiểu một cách thống nhất, ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình áp dụng luật. Từ những hạn chế này làm cho việc áp dụng pháp luật có nhiều khó khăn, vướng mắc khơng giải quyết được, từ đó làm yếu đi khả năng của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có đấu tranh phịng, chống tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Việc thực thi pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng bị hạn chế là nguyên nhân và điều kiện cho tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản tồn tại. Chính vì vậy, việc ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật góp phần đảm bảo cho việc áp dụng

pháp luật thống nhất, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Hiện nay, chỉ có Thơng tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANHTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật Hình sự năm 1999 có hướng dẫn một số quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm

1999, nhưng vẫn chưa đầy đủ. Chúng tơi xin đề nghị cơ quan có thẩm quyền khẩn trương hướng dẫn việc áp dụng Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999 theo hướng như sau:

Thứ nhất, trong thực tiễn xét xử hiện vẫn cịn đang có sự tranh cãi về

thời gian giam giữ người bị hại. Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu có hành vi bắt và giam giữ con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, bất kể thời gian giam giữ là bao lâu. Quan điểm thứ hai cho rằng, nếu thời gian giam giữ con tin không nhiều, chẳng hạn như chỉ vài phút thì khơng thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản. Để có sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, cũng như giúp các cơ quan tiến hành tố tụng tháo gỡ những vướng mắc cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về thời gian giam giữ người bị hại bao lâu thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả cho rằng, cứ có hành vi giam, giữ, khơng phụ thuộc bao lâu, thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền nên theo hướng sau: Người nào có hành vi bắt, giữ con tin nhằm

cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Thứ hai, điểm d khoản 2 Điều 134 quy định "sử dụng vũ khí, phương

tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác" là tình tiết định khung tăng nặng. Vũ khí là một trong những loại vũ khí quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996) bao gồm: Vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn, vũ khí thơ sơ). Vướng mắc nảy sinh ở chỗ là trường hợp người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản sử dụng vũ khí qn dụng, vũ khí thơ sơ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng quy định tại các Điều 230, 233 Bộ luật Hình sự năm 1999 hay khơng?

Theo quan điểm của tác giả là có bởi lẽ hành vi phạm tội trên đã đủ yếu tố cấu thành cả hai tội. Mặt khác, việc sử dụng tình tiết "sử dụng vũ khí" vừa là tình tiết định khung tăng nặng tại điểm d khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999 vừa là tình tiết định tội theo quy định tại khoản 1 Điều 230 Bộ luật Hình sự năm 1999, khơng vi phạm khoản 2 Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Vì vậy, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này theo hướng như sau: Người nào sử dụng vũ khí qn dụng, vũ khí thơ sơ để bắt cóc

nhằm chiếm đoạt tài sản thì tùy theo từng trường hợp cụ thể có thể truy cứu trách nhiệm hình sự cả về hai tội, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999 và tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 230 Bộ luật Hình sự năm 1999 hoặc tội sử dụng trái phép vũ khí thơ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 233 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Thứ ba, điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự 1999 quy định phạm tội "đối với trẻ em’ là tình tiết định khung tăng nặng. Trường hợp này, chỉ cần xác định người bị hại là trẻ em thì người phạm tội đã bị coi là phạm tội với trẻ

em, mà không cần người phạm tội nhận thức được hay khơng nhận thức được đối tượng mà mình xâm phạm là trẻ em. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng chỉ áp dụng điểm đ, khoản 2 Bộ luật Hình sự năm 1999 khi thực hiện hành vi phạm tội, ý thức chủ quan của người phạm tội biết rõ người bị hại là trẻ em.

Bởi vậy, cơ quan có thẩm quyền nên có hướng dẫn như sau: Khi áp

dụng tình tiết "phạm tội đối với trẻ em" quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự 1999 cần lưu ý: Phạm tội đối với trẻ em khơng phải là tình tiết thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội mà là tình tiết khách quan, do đó khơng cần người phạm tội phải nhận thức được hoặc buộc họ phải nhận thức được đối tượng mà mình xâm phạm là trẻ em thì mới coi là tình tiết định khung tăng nặng, mà chỉ cần xác định người bị hại là trẻ em thì người phạm tội đã bị coi là phạm tội đối với trẻ em rồi.

Thứ tư, điểm h khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b khoản 4 Điều 134 Bộ

luật Hình sự năm 1999 coi việc chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đống; từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; từ 500 triệu đồng trở lên là tình tiết định khung tăng nặng đối với người phạm tội. Có ý kiến cho rằng, chỉ áp dụng tình tiết định khung tăng nặng nói trên khi mà người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản có giá trị nói trên, cịn khi người phạm tội vẫn chưa chiếm đoạt được tài sản có giá trị nói trên mà chỉ có ý định chiếm đoạt thì khơng nên áp dụng tình tiết tăng nặng đối với họ. Tuy nhiên. theo quan điểm của tác giả, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là tội

Một phần của tài liệu TỘI bắt cóc NHẰM CHIẾM đoạt tài sản TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w