THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Một phần của tài liệu TỘI bắt cóc NHẰM CHIẾM đoạt tài sản TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 66 - 84)

Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực của Nhà nước được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào vào các trường hợp cụ thể. Mục đích của áp dụng pháp luật là bảo đảm cho những quy phạm pháp luật được vật chất hóa trong đời sống thực tế.

Trong quan hệ pháp luật hình sự, chủ thể của quan hệ pháp luật là Nhà nước và người phạm tội. Nhà nước là chủ thể đặc biệt, có quyền năng, có thể buộc người phạm tội phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế do thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Tuy nhiên, người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội của mình khơng phải ngay lập tức phải gánh chịu những chế tài pháp luật hình sự. Để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện một loạt các hoạt động tố tụng theo trình tự, thủ tục luật định nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Đó là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Tịa án là cơ

quan duy nhất có thẩm quyền tun bố người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có phải là tội phạm khơng, phạm tội gì, mức án phải chịu ra sao.

Như vậy, áp dụng pháp luật hình sự là hoạt động mang tính tổ chức quyền lực của Nhà nước được thực hiện thơng qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và những người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật hình sự vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân vi phạm pháp luật hình sự. Áp dụng pháp luật về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được tiến hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đối với người thực hiện hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Việc áp dụng các quy định pháp luật về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đối với người thực hiện hành vi phạm tội được đảm bảo thực hiện bởi sự cưỡng chế của Nhà nước.

Trước khi nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cần xem xét thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm sở hữu từ năm 2000 - là thời điểm khi Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hành cho đến nay.

- Năm 2000, số vụ án phải xét xử là 21.906 vụ, 33.494 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 244 vụ, 356 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1.693 vụ, 3.209 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 19.082 vụ, 28.447 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 887 vụ, 1.482 bị cáo.

- Năm 2001, số vụ án phải xét xử là 21.125 vụ, 31.959 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 125 vụ, 189 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1.604 vụ, 2928 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 18.470 vụ, 27.211 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 926 vụ, 1.631 bị cáo.

- Năm 2002, số vụ án phải xét xử là 22.286 vụ, 33.309 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 106 vụ, 139 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát

là 2.849 vụ, 3876 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 18.411 vụ, 27.633 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 920 vụ, 1.661 bị cáo

- Năm 2003, số vụ án phải xét xử là 21.604 vụ, 34.613 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 132 vụ, 170 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1.341 vụ, 2905 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 18.768 vụ, 28.753 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 1.363 vụ, 2.785 bị cáo.

- Năm 2004, số vụ án phải xét xử là 22.581 vụ, 36.642 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 82 vụ, 119 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1494 vụ, 3194 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 19.507 vụ, 30.503 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 1.498 vụ, 2.826 bị cáo.

- Năm 2005, số vụ án phải xét xử là 24.547 vụ, 39.774 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 51 vụ, 75 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1.603 vụ, 3.295 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 21.328 vụ, 33.440 bị cáo; chuyển hồ sơ vụ án 25 vụ, 60 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 1.540 vụ, 2.904 bị cáo.

- Năm 2006, số vụ án phải xét xử là 26.871 vụ, 43.887 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 61 vụ, 79 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là

1.760 vụ, 3.661 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 24.510 vụ, 38.980 bị cáo; chuyển hồ sơ vụ án 26 vụ, 64 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 514 vụ, 1.103 bị cáo.

- Năm 2007, số vụ án phải xét xử là 27.033 vụ, 45.658 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 47 vụ, 86 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1.801 vụ, 3.939 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 23.327 vụ, 38.001 bị cáo; chuyển hồ sơ vụ án 26 vụ, 65 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 1.832 vụ, 3.567 bị cáo.

- Năm 2008, số vụ án phải xét xử là 22.462 vụ, 39.118. bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 34 vụ, 51 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là

chuyển hồ sơ vụ án 22vụ, 40 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 512 vụ, 1.061 bị cáo.

6000050000 50000 40000 30000 20000

Các tội phạm nói chung Các tội xâm phạm sở hữu

100000 0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Biểu 2.1: Biểu đồ thống kê các vụ án nói chung và các vụ án về các tội xâm phạm sở hữu nói riêng

(Nguồn: Tịa án nhân dân tối cao).

Qua số liệu thống kê của Tòa án nhân dân cho thấy, các tội xâm phạm sở hữu luôn chiếm tỉ lệ lớn trong các loại tội phạm. Từ tháng 1/2000 đến tháng 12/ 2008, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 518.038 vụ án các loại với 670.546 bị cáo, trong đó có 210.415 vụ án về các tội xâm phạm sở hữu với 338.454 bị cáo chiếm tỉ lệ khoảng 40%.

tài sản

* Về số lượng vụ án và bị cáo phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt

Các vụ án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, từ năm 2000 đến hết tháng 12/2008 đến nay, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 72 vụ với 130 bị cáo, cụ thể:

- Năm 2000, số vụ án phải xét xử là 4 vụ, 13 bị cáo trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 0; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 0; số vụ án đã xử là 3 vụ với 12 bị cáo. Còn lại 1 vụ với 1 bị cáo. Tính tỉ lệ số vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt mà Tòa án đã thụ lý chiếm 4/41.409 = 0,0096% tổng số vụ án mà Tòa đã thụ lý; với số bị cáo là 13/61.491 = 0,012% trên tổng số các bị cáo.

- Năm 2001, số vụ án phải xét xử là 3 vụ, 5 bị cáo trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 0; số vụ hồn lại Viện kiểm sát là 0; số vụ án đã xử là 3 vụ với 5 bị cáo. Tính tỉ lệ số vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt mà Tịa án đã thụ lý chiếm 3/41.265 = 0,0072% tổng số vụ án mà Tòa đã thụ lý; với số bị cáo là 5/58.221 = 0,0085% trên tổng số các bị cáo.

- Năm 2002, số vụ án phải xét xử là 13 vụ, 18 bị cáo trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 1,1 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 2,2 bị cáo; số vụ án đã xử là 10 vụ với 15 bị cáo. Tính tỉ lệ số vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt mà Tịa án đã thụ lý chiếm 13/43.012 = 0,003% tổng số vụ án mà Tòa đã thụ lý; với số bị cáo là 18/61.256 = 0,029% trên tổng số các bị cáo.

- Năm 2003, số vụ án phải xét xử là 5 vụ, 8 bị cáo trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 0; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1,2 bị cáo; số vụ án đã xử là 3 vụ với 5 bị cáo. Còn lại 1 vụ với 1 bị cáo. Tính tỉ lệ số vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt mà Tịa án đã thụ lý chiếm 5/45.949 = 0,01% tổng số vụ án mà Tòa đã thụ lý; với số bị cáo là 8/68.365 = 0,011% trên tổng số các bị cáo.

- Năm 2004, số vụ án phải xét xử là 8 vụ, 9 bị cáo trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 0; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 0; số vụ án đã xử là 8 vụ với 9 bị cáo. Tính tỉ lệ số vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt mà Tịa án đã thụ lý chiếm 8/48.287 = 0,016% tổng số vụ án mà Tòa đã thụ lý; với số bị cáo là 9/75.453 = 0,011% trên tổng số các bị cáo.

- Năm 2005, số vụ án phải xét xử là 7 vụ, 15 bị cáo trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 0; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 0; số vụ án đã xử là 7 vụ với 15 bị cáo. Tính tỉ lệ số vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt mà Tịa án đã thụ lý chiếm 7/49.935 = 0,014% tổng số vụ án mà Tòa đã thụ lý; với số bị cáo là 15/79.318 = 0,018% trên tổng số các bị cáo.

- Năm 2006, số vụ án phải xét xử là 14 vụ, 31 bị cáo trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 0; số vụ hồn lại Viện kiểm sát là 0; số vụ án đã xử là 14 vụ với 31 bị cáo. Tính tỉ lệ số vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt mà Tòa án đã thụ

lý chiếm 14/55.841 = 0,025% tổng số vụ án mà Tòa đã thụ lý; với số bị cáo là 31/89.839 = 0,034% trên tổng số các bị cáo.

- Năm 2007, số vụ án phải xét xử là 11 vụ, 21 bị cáo trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 1, 1 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 0; số vụ án đã xử là 9 vụ với 17 bị cáo. Cịn lại 1 vụ với 3 bị cáo. Tính tỉ lệ số vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt mà Tịa án đã thụ lý chiếm 11/55.763 = 0,0019% tổng số vụ án mà Tòa đã thụ lý; với số bị cáo là 21/61.491 = 0,022% trên tổng số các bị cáo.

- Năm 2008, số vụ án phải xét xử là 7 vụ, 10 bị cáo trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 0; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1với 1 bị cáo; số vụ án đã xử là 6 vụ với 129 bị cáo. Tính tỉ lệ số vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt mà Tịa án đã thụ lý chiếm 7/53.903 = 0,0012% tổng số vụ án mà Tòa đã thụ lý; với số bị cáo là 10/83.469 = 0,011% trên tổng số các bị cáo.

Bảng 2.1. Thống kê số liệu về số vụ án và bị cáo phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong cả nước mà Tòa án đã thụ lý

Năm Số vụ Số bị cáo 2000 4 13 2001 3 5 2002 13 18 2003 5 8 2004 8 9 2005 7 15 2006 14 31 2007 11 21 2008 7 10

1412 12 10 8 6 4 2 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số lƣợng các vụ án

Biếu 2.2: Mức độ tăng, giảm các vụ án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

3530 30 25 20 15 10 5 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số lƣợng các bị cáo

Biểu 2.3: Mức độ tăng giảm của số người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Nhìn vào biểu đồ trên đây cho thấy diễn biến của số vụ án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản từ năm 2000 đến 2008.

Về số vụ, nhìn chung diễn biến của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản tăng giảm khơng đều. Tội phạm có xu hướng tăng cao vào năm 2002, sau đó giảm dần, rồi lại có xu hướng tăng dần và đạt mức cao nhất vào năm 2006. Xem xét mối tương quan giữa tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản so với tổng số tội phạm nói chung khơng lớn, nhưng đa số các vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đang diễn biến hết sức nguy hiểm, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.

Về số người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, năm 2006 là năm có số lượng người bị đưa ra xét xử cao nhất, tiếp đến là các năm 2007, 2002. Năm 2001 là năm có số lượng người bị đưa ra xét xử về tội này thấp nhất.

* Về hình phạt áp dụng đối với bị cáo phạm tội bắt cóc nhằm chiếm

đoạt tài sản

- Cải tạo không giam giữ: 02 bị cáo = 1,53% - Án treo: 25 bị cáo = 19,2% - Phạt tù 7 năm trở xuống: 58 bị cáo = 44,6% - Phạt tù từ 7 năm đến 10 năm: 22 bị cáo = 16,9% - Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: 02 bị cáo = 1,53%

Số liệu trên cho thấy, hình phạt áp dụng đối với loại tội phạm này được áp dụng nhiều loại, trong đó, mức hình phạt tù dưới 7 năm được áp dụng nhiều nhất. Hình phạt cải tạo khơng giam giữ và phạt tù từ 15 năm đến 20 năm áp dụng ít nhất. Hình phạt tù chung thân chưa áp dụng cho bị cáo nào. Thực tiễn xét xử cho thấy, các vụ án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội bị phạt mức hình phạt tù dưới 7 năm thì

phạm gây ra khơng lớn. Người bị hại khơng có thiệt hại nhiều về sức khỏe, tài sản.

* Về nhân thân bị cáo phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

- Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm: 6 bị cáo = 4,6%

- Nữ: 6 bị cáo = 4,6%

- Từ 18-30 tuổi: 42 bị cáo =32,3 % - Chưa thành niên: 3 bị cáo = 2,3% - Người nước ngoài: 5 bị cáo = 3,8 %

Nghiên cứu về nhân thân bị cáo cho thấy, tỉ lệ nhóm người phạm tội có độ tuổi từ 18-30 là cao nhất. Đa số những người ở lứa tuổi này mới rời ghế nhà trường, chưa có cơng ăn việc làm ổn định. Trong khi đó nhu cầu cá nhân thời kỳ này khá cao, cám dỗ vật chất lớn và các yếu tố xã hội ảnh hưởng làm hình thành suy nghĩ tiêu cực, thích ăn chơi, kiếm tiền nhanh. Mặt khác ở độ tuổi này, người phạm tội kinh nghiệm sống chưa nhiều, tâm lý chứng tỏ mình với xã hội đã dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ.

Trong những năm qua, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói chung và áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng đã có những đóng góp quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và

Một phần của tài liệu TỘI bắt cóc NHẰM CHIẾM đoạt tài sản TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 66 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w