Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại đáng kể nhất định [24, tr. 343].
Khách thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu, nhưng khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân, thông qua việc xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì người phạm tội mới xâm phạm đến quan hệ tài sản. Nếu khơng xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì người phạm tội cũng khơng thể xâm phạm đến quan hệ tài sản được.
Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã đồng thời xâm phạm đến quyền nhân thân và quyền sở hữu của con người. Việc xâm phạm đồng thời hai quan hệ xã hội trên đã thể hiện tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, vì nếu chỉ xâm phạm đến một trong hai quan hệ xã hội thì chưa phản ánh đầy đủ bản chất của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, đây cũng là dấu hiệu để phân biệt tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với các loại tội khác. Nếu bắt cóc khơng nhằm chiếm đoạt tài sản có thể là hành vi cấu thành tội bắt giữ người trái pháp luật quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 1999 hoặc tội đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em quy định tại Điều 120 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Khoa học pháp lý hình sự xác định những tội phạm được cấu thành bởi nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội, xảy ra ở cùng thời điểm và mỗi hành vi xâm hại đến một quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và nếu tách chúng ra có thể sẽ cấu thành tội phạm độc lập là tội ghép. So với các loại tội phạm khác, thì tội ghép có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn. Nếu theo cách xác định này thì tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là tội ghép. Vì vậy, nếu khơng nhận thức được tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đồng thời xâm hại đến hai khách thể trực tiếp thì sẽ khơng thấy hết được tính nguy hiểm của nó.
Tuy nhiên, do tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cùng một lúc xâm phạm hai khách thể, trong đó quan hệ nhân thân quan trọng hơn quan hệ sở hữu nên có ý kiến cho rằng, khơng nên xếp tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản vào chương "Các tội xâm phạm sở hữu" mà nên xếp vào chương "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người" hay
chương " Các tội xâm quyền tự do, dân chủ của công dân". Trên thế giới hiện nay, pháp luật hình sự một số nước như Liên bang Nga, Vương quốc Thái Lan, Cộng hịa nhân dân Trung Hoa... xếp tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản vào chương "Các tội xâm phạm tự do, nhân phẩm". Nhà làm luật nước ta xếp tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản vào chương "Các tội xâm phạm sở hữu" xuất phát từ quan điểm cho rằng, mục đích chính của người phạm tội là nhằm vào sở hữu tài sản. Việc xâm phạm quan hệ nhân thân chỉ là phương tiện để người phạm tội đạt được mục đích là chiếm đoạt tài sản. Xếp tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản vào chương này hay chương khác chỉ có ý nghĩa trong việc nghiên cứu dưới góc độ kỹ thuật lập pháp, chứ khơng có ý nghĩa trong việc xác định các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm.
Đối tượng tác động của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản xâm phạm trực tiếp đến hai quan hệ xã hội là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân, từ đó có thể thấy rằng, đối tượng tác động của tội phạm này tài sản và con người.
Tài sản thể hiện dưới 3 hình thức: vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được tính bằng tiền và quyền tài sản (Điều 172 Bộ luật dân sự năm 2005). Tài sản là đối tượng tác động của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là những tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, của tập thể, của công dân...Nếu đối tượng bị xâm phạm là tài sản của Nhà nước, thì đó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999. Tài sản của Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, nếu người phạm tội xâm phạm đến tài sản tài sản thuộc sở hữu của công dân, của các tổ chức xã hội... nhưng đang tạm thời thuộc quản lý của các cơ quan nhà nước thì cũng bị coi là xâm phạm tài sản của Nhà nước. Như vậy, tài sản là đối tượng của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản phải có chủ sở hữu cụ thể với
những quyền năng của chủ sở hữu là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Vì vậy, tài sản vơ chủ không là đối tượng tác động của loại tội phạm này.
Con người cũng là đối tượng tác động của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp luật bảo vệ. Điều 72 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Cơng dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Tịa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt giữ và giam giữ người phải đúng pháp luật". Những quyền cao quý của con người này đã bị người phạm tội xâm phạm đến.
Thơng thường, đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, người bị bắt cóc là người bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hay tự do cá nhân; còn người bị xâm phạm đến tài sản là những người thân của người bị bắt cóc. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bị bắt cóc đồng thời là người bị xâm phạm tài sản. Vì vậy, trong vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thường có nhiều người bị hại; có người bị hại bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; có người bị hại bị xâm phạm đến tài sản; có người bị hại vừa bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm vừa bị xâm phạm đến tài sản.