SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI BẮT CÓC

Một phần của tài liệu TỘI bắt cóc NHẰM CHIẾM đoạt tài sản TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 84 - 91)

NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Trong những năm qua, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước ta về cơ bản là ổn định. Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và tiềm lực kinh tế tiếp tục được tăng cường, quan hệ quốc tế không ngừng được mở rộng.

Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu đang trong thời kỳ khủng hoảng, giá cả trên thị trường thế giới có những biến động, nạn dịch bệnh mới xuất hiện, những diễn biến bất thường về thời tiết và khí hậu, sự chống phá của các thế lực thù địch đã gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển. Bên cạnh đó, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Nguy cơ tụt hậu hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực vẫn tồn tại. Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống xa hoa, lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng. Trong nền kinh tế thị trường, cơ hội làm ăn kinh tế tăng lên nhưng mục đích lợi nhuận, lợi ích kinh tế là trên hết. Chỉ vì lợi ích kinh tế, giá trị đạo đức đã bị xuống cấp, nhiều người có thể làm bất cứ điều gì để duy trì sự tồn tại, để làm giàu bất chấp cả việc thực hiện hành vi phạm tội.

Trong thời gian qua, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói chung và áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng đã có những đóng góp quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tuy nhiên, việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cũng bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém,

chưa đáp ứng được u cầu và địi hỏi của tình hình, nhiệm vụ trong giai đoạn tới, cịn nhiều trường hợp có sai sót trong áp dụng pháp luật, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.

Vì những lẽ đó, việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự nói chung, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng là u cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Ngồi những u cầu mang tính định hướng trên, sự cần thiết nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản còn xuất phát trên cơ sở những yêu cầu sau:

Thứ nhất, yêu cầu cải cách tư pháp, nâng cao hiệu quả hoạt động tư

pháp.

Nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến việc cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm trong tình hình hiện nay và thời gian tới. Các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng về vấn đề này trong những năm qua được thể hiện rõ nét qua Nghị quyết số 08/NQ- TƯ ngày 02-

01-2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", Nghị quyết số 48/NQ-TƯ ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị "Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm

2010, định hướng đến năm 2020", Nghị quyết số 49/NQ-TƯ của Bộ chính trị "Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020". Đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về tăng cường công tác phịng chống tội phạm trong tình hình mới. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 138/CP để chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trong thời gian tới. Ngày 8-11- 2004, Thủ tướng Chính phủ cũng có chỉ thị số 37/2004/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phịng

chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010. Tại Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho từng Bộ, Ngành, chính

quyền địa phương trong việc tổ chức, phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm. Quán triệt các chỉ thị, nghị quyết trên, công cuộc cải cách tư pháp đã được các cấp ủy, các tổ chức Đảng lãnh đạo thực hiện với quyết tâm cao đạt được nhiều kết quả. Nhận thức được sự quan tâm của toàn xã hội đối với cơng tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng, đã nâng lên một bước góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo mơi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời gian tới, ngành tư pháp mong muốn được sự quan tâm của Đảng và sự quan tâm của Nhà nước nhiều hơn nữa, có cơ chế cụ thể để chỉ đạo sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tư pháp. Để công tác tư pháp có những chuyển biến mạnh mẽ, công tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả, xử lý kịp thời nghiêm minh các loại tội phạm nói chung, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội tham gia vào công tác tư pháp. Các cơ quan tư pháp phải dựa vào dân để hoạt động, đồng thời phải là lực lượng nòng cốt, chỗ dựa vững chắc của nhân dân trong đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng.

Thứ hai, u cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung, các tội

bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng.

Sau khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, tình hình tội phạm cũng có sự biến đổi về số lượng, phạm vi, tính chất và mức độ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội và ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư kinh doanh. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp cấp bách tăng cường an ninh, trật tự an toàn xã hội, cùng các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước thông qua việc củng cố, kiện toàn bộ máy, tổ chức Nhà nước và hệ thống pháp luật. Chiến lược cải cách tư pháp đã được đề ra và phổ biến rộng rãi, hàng loạt văn bản pháp quy được ban hành theo

nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình tội phạm đang có diễn biến phức tạp, nhóm các tội xâm phạm sở hữu có xu hướng gia tăng và chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số các vụ án hình sự đã được thụ lý giải quyết. Khơng những vậy, có những vụ án về tội phạm sở hữu có quy mơ lớn, hình thành nên các băng đảng, phạm tội có tổ chức, mang tính chất hết sức nghiêm trọng, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, làm mất ổn định tình hình trật tự an ninh xã hội.

Cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đang có diễn biến phức tạp. Có nhiều trường hợp người phạm tội bắt cóc chính cháu ruột của mình để nhằm chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn, thực hiện bằng nhiều phương pháp và thủ đoạn khác nhau. Chẳng hạn, để tránh bị lộ diện, người phạm tội cịn u cầu gia đình của con tin chuyển tiền chuộc cho chúng qua tài khoản chứ không trực tiếp giao tiền. Đối tượng bị bắt cóc lại chủ yếu là trẻ em - những người chưa có khả năng tự bảo vệ mình.

Mục đích chính của người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là tham lam, vụ lợi. Có nhiều nguyên nhân làm phát triển loại tội này trong đó có nguyên nhân từ tác động của nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế kinh tế thị trường, cơ hội làm ăn kinh tế tăng lên nhưng mục đích lợi nhuận, lợi ích kinh tế là trên hết. Chính vì vậy, nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội nảy sinh, các giá trị đạo đức, chuẩn mực truyền thống bị phá vỡ. Tính chất cạnh tranh gay gắt đã xuất hiện sự đua chen, đố kỵ, sống thực dụng, chạy theo đồng tiền hám lợi ở một bộ phận không nhỏ trong nhân dân. Người thực hiện tội phạm này cũng chịu ảnh hưởng và trong họ xuất hiện tâm lý tiêu cực dẫn đến cố ý vi phạm phạm pháp luật, thực hiện hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Mặt khác trong cơ chế thị trường, dư luận xã hội nhạy bén hơn, công khai hơn nhưng cũng bộc lộ một số biểu hiện tiêu cực trong dư luận xã hội. Trong xã hội hiện nay, nhìn chung dư luận chưa thật sự quan tâm và chưa có thái độ

quyết liệt trong việc góp phần đẩy mạnh cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm, thậm chí khơng ít người còn bao che cho hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, một số bộ phận dân cư cịn có trình độ nhận thức và sự kém hiểu biết, thiếu ý thức tôn trọng pháp luật cùng với chính sự bất cập của pháp luật trong việc quản lý xã hội đã dẫn đến thái độ tâm lý tự do, vô tổ chức, vô kỷ luật, coi thường pháp luật.

Những tồn tại trong đấu tranh phịng, chống tội phạm là trách nhiệm của tồn xã hội, từ người dân đến tổ chức, cơ quan nhà nước. Trong đó, trách nhiệm chính và chủ yếu xuất phát từ phía các cơ quan tư pháp. Về phía Cơ quan Công an, dù đã được trang bị đầy đủ kiến thức, cơng cụ, phương tiện... nhưng hoạt động phịng chống tội phạm nói chung và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng vẫn cịn chưa đạt hiệu quả cao. Về phía Viện kiểm sát, cơng tác truy tố tuy kịp thời nhưng quá trình kiểm sát điều tra chưa thực sự đạt hiệu quả không phát hiện hoặc thiếu triệt để trong việc định hướng điều tra, sợ trách nhiệm dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Về phía Tịa án, việc xét xử kịp thời các vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã góp phần to lớn vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy vậy qua việc quyết định hình phạt, áp dụng các tình tiết vụ án chưa chính xác đã khơng đem lại tác dụng giáo dục, răn đe người phạm tội.

Mặt khác, hoạt động tuyên truyền giáo dục những quy định của pháp luật về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cịn kém hiệu quả. Cơng tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cho nhân dân chưa được các cấp, các ngành thực hiện thường xuyên, có chiều sâu và bề rộng. Do đó, cần thiết phải nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng.

Thứ ba, yêu cầu phải khắc phục những yếu kém của việc áp dụng

Trong thời gian qua, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, đó là cơ sở pháp lý trong cuộc đấu tranh với tội phạm này. Tuy nhiên, thời gian qua, chất lượng cơng tác tư pháp nói chung, hoạt động áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân.

Trong cơng tác điều tra, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các biện pháp nghiệp vụ trinh sát với công tác điều tra tố tụng. Trong công tác kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố, Kiểm sát viên nhiều khi chỉ chú trọng kiểm sát hồ sơ về tố tụng mà chưa thật sự sắc sảo trong nội dung vụ án để từ đó định hướng điều tra, phối hợp điều tra các hành vi phạm tội. Nhiều vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đưa ra truy tố trước Tòa chậm. Việc đề nghị áp dụng mức hình phạt đối với các hành vi phạm tội không đồng đều, cùng một hành vi phạm tội giống nhau nhưng mức hình phạt được đề nghị áp dụng khác nhau. Trong cơng tác xét xử, tại phiên tịa, việc xét xử vẫn mang tính hình thức, có nhiều hạn chế, vai trị của Hội thẩm nhân dân chưa được phát huy. Các Thẩm phán nhiều khi không đảm bảo được nguyên tắc độc lập xét xử. Những vụ án phức tạp, án điểm, có nhiều sức ép, Hội đồng xét xử không thực hiện được quyền tự quyết mà phải quyết định theo chỉ đạo từ trước. Một số Tịa án áp dụng khơng đúng những điều khoản của Bộ luật Hình sự, xử phạt quá nhẹ hoặc quá nặng, chưa đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật cũng như chính sách pháp luật hình sự.

Sai lầm trong quyết định hình phạt đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chủ yếu là quyết định hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ. Nguyên nhân của tình trạng này là do đánh giá khơng đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, việc xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khơng chính xác. Vì vậy, yêu cầu phải khắc phục những yếu kém của việc áp dụng những quy định của

pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG NHƢNGQUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI BẮT CÓC NHẰM

Một phần của tài liệu TỘI bắt cóc NHẰM CHIẾM đoạt tài sản TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w