Hình phạt áp dụng đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu TỘI bắt cóc NHẰM CHIẾM đoạt tài sản TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 49 - 65)

thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999, thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều

134 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì chỉ cần xác định người phạm tội đã đủ 14 tuổi là đã phải chịu trách nhiệm hình sự.

2.1.2. Hình phạt áp dụng đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản sản

Tội phạm là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự. Chủ thể của quan hệ này là Nhà nước và người phạm tội. Để bảo vệ các quan hệ xã hội quan trọng, Nhà nước quy định các chế tài áp dụng cho các hành vi phạm tội là khác nhau, tương ứng với mức độ và tính chất của quan hệ xã hội bị hành vi tội phạm xâm phạm; cịn người phạm tội vì thực hiện hành vi tội phạm mà phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi là các chế tài hình sự của Nhà nước. Khi đã thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội ln có nguy cơ phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt. "Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước và được quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tịa án để tước bỏ hoặc hạn chế quyền, tự do của người bị kết án theo các quy định của pháp luật hình sự" [11, tr. 675].

Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Khơng những thế, hành vi này cịn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội. Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội, tùy theo mức độ phạm tội và hoàn cảnh cụ thể, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung với các hình phạt tương ứng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999, người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản bị phạt từ 2 năm đến 7 năm tù. Như vậy mức hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù sẽ áp dụng đối với người phạm tội nếu hành vi của họ thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản.

Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999 là tội phạm nghiêm trọng vì có mức cao nhất của khung hình phạt đến bảy năm tù. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999, Tịa án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại chương VII Bộ luật Hình sự năm 1999. Chẳng hạn sẽ quyết định mức hình phạt cao hơn đối với các trường hợp như: dùng vũ lực để bắt cóc con tin, gây thương tích cho con tin, có nhiều tình tiết tăng nặng...

2.1.2.2. Khung 2

Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định hình phạt tù từ 5 năm đến 12 năm áp dụng đối với người phạm tội khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:

a. Phạm tội có tổ chức

Khoản 3 Điều 20 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện việc bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Đây là trường hợp phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm cao hơn trường hợp phạm tội thơng thường, vì chúng thể hiện sự câu kết chặt chẽ giữa những người phạm tội. Sự câu kết chặt chẽ thể hiện cả ở mặt khách quan và chủ quan của tội phạm.Về mặt khách quan, phạm tội có tổ chức thường có số đơng người tham gia vào việc thực hiện tội phạm, có sự phân cơng vai trị chặt chẽ trong hoạt động

phạm tội. Mỗi người phạm tội thực hiện công việc nhất định do người chủ mưu, cầm đầu giao cho, đồng thời hỗ trợ hoạt động của những người đồng phạm khác. Về mặt chủ quan, những người phạm tội có tổ chức có sự thống nhất tư tưởng, ý chí quyết tâm phạm tội cao. Ví dụ: Lê Thành Công cùng công tác với chị Nguyễn Thị Thu Hà ở quận Hồn Kiếm - Hà Nội. Cơng biết gia đình chị Hà rất giàu có nên nảy ra ý định bắt cóc con trai cịn nhỏ tuổi của chị Hà để địi tiền chuộc. Lê Thành Cơng đã bàn bạc kế hoạch bắt cóc cháu Nam (con trai chị Hà) cùng Vũ Quốc Bảo và Lê Anh Đồi. Do sợ cháu Nam nhận ra mình, Cơng đã chỉ đạo cho Bảo và Đồi trực tiếp thực hiện. Khoảng 16 h ngày 27-1-2003, theo chỉ đạo của Công, Bảo mang theo khóa số 8 đến trường nơi cháu Nam đang học gặp ông hiệu trưởng nhà trường. Bảo giới thiệu là "cán bộ công an" và đề nghị gặp cháu Nam. Ông hiệu trưởng yêu cầu cho kiểm tra giấy tờ tùy thân nhưng Bảo khơng có nên ơng chỉ cho Bảo gặp 5 phút tại phòng làm việc của Ban giám hiệu. Khi gặp Nam, Bảo dọa là Công an đang điều tra về gia đình cháu Nam, sau đó động viên và rủ cháu Nam tối 27-1-2003 ra Cung văn hóa hữu nghị Việt - Xơ chơi bóng bàn.

Đến khoảng 20h cùng ngày, cháu Nam rủ bạn cùng lớp đi xe đạp của Nam ra Cung văn hóa hữu nghị Việt - Xô để gặp Bảo. Thấy cháu Nam đi cùng bạn, Bảo đã lừa bạn của Nam ngồi chờ để Bảo và cháu Nam đi mua bóng bàn. Bảo đã dùng xe đạp của Nam chở thẳng Nam đến nhà thuê để giam giữ cháu Nam. Bảo đe dọa cháu Nam "khơng được ra ngồi, ai gọi cũng khơng được mở cửa và ở đây có nhiều người nghiện". Sau đó, Bảo gọi điện cho Đồi lái xe đến đón Cơng đến số 5 Cửa Nam bàn bạc cách thức tống tiền gia đình chị Hà.

Trên đường đi, Cơng đã dùng số di động của Đồi nhắn tin vào máy của chị Hà với nội dung: "Phải chuẩn bị ngay 5.000 USD để nhận con vì có một người nước ngồi đang muốn mua con trai bà, khơng được báo Công an, nếu khơng sẽ bán cho người nước ngồi".

Sáng ngày 28.1.2003, Lê Thành Công đang tìm cách liên lạc với gia đình cháu Nam để thống nhất cách thức giao nhận tiền thì bị Cơng an thành phố Hà Nội bắt giữ; cháu Nam được giải thốt an tồn (trích bản án hình sự sơ thẩm số 441/HSST ngày 06-6-2004 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội).

Trên đây là trường hợp phạm tội có tổ chức. Đánh giá vai trị của từng bị cáo trong vụ án cho thấy:

Đối với Lê Thành Công, Công là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc bắt cóc. Cơng vạch ra kế hoạch bắt cóc đồng thời chuẩn bị kế hoạch để chiếm đoạt tài sản. Cơng là người tìm hiểu, theo dõi về gia đình cháu Nam; là người nêu yêu cầu buộc gia đình cháu Nam phải đưa tiền chuộc 5.000 USD. Trong vụ án này, Công là người tổ chức đồng thời là người thực hành.

Đối với Vũ Quốc Bảo, Bảo tiếp nhận ý chí của Cơng về việc bắt cóc cháu Nam, là người trực tiếp bắt cóc cháu Nam. Trong vụ án này, Bảo là người thực hành.

Đối với Lê Anh Đoài, Đoài là người dùng xe để chở Công đến địa điểm để bàn bạc phương thức tống tiền, là người đưa Công điện thoại để nhắn tin đe dọa gia đình chị Hà. Trong vụ án này, Đồi là người giữ vai trị người giúp sức.

Cả ba bị cáo trên phải chịu trách nhiệm hình sự về tình tiết phạm tội có tổ chức được quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999.

b. Phạm tội có tính chất chun nghiệp

Bộ luật Hình sự năm 1985 chưa coi trường hợp phạm tội có tính chất chun nghiệp là tình tiết định khung tăng nặng. Bộ luật Hình sự năm 1999 coi trường hợp phạm tội có tính chất chun nghiệp là tình tiết định khung tăng nặng là một yêu cầu cần thiết do thực tiễn xét xử đặt ra.

Khái niệm "chuyên nghiệp" ở đây không thể coi là nghề nghiệp của một người, vì việc phạm tội không thể coi là một nghề để kiếm sống mà "chuyên nghiệp" được hiểu là hành vi phạm tội đó lặp đi lặp lại nhiều lần và người phạm tội coi đó là nguồn sống chính của mình. Phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có tính chất chun nghiệp nhất thiết người phạm tội phải thực hiện hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nhiều lần và lấy việc phạm tội làm lẽ sống. Nếu phạm tội nhiều lần, nhưng khơng lấy đó làm phương tiện sinh sống, thì khơng coi là phạm tội có tính chất chun nghiệp mà chỉ là trường hợp phạm tội nhiều lần. Ngược lại, người phạm tội chỉ thực hiện hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản một lần, nhưng họ coi đó là phương tiện sinh sống thì cũng khơng thể coi là phạm tội có tính chất chun nghiệp được. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự. Tại mục 5 của Nghị quyết có hướng dẫn về tình tiết "Phạm tội có tính chất chun nghiệp" như sau: Chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Cố ý phạm tội từ 5 lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích; b) Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội là nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính [45, tr. 6].

c. Tái phạm nguy hiểm

Khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: tái phạm nguy hiểm là trường hợp: a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.

Tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung hình phạt đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi xác định tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm theo đúng quy định về tái phạm nguy hiểm nêu trên là được mà không cần phải xác định lần phạm tội trước đây có phải là tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hay khơng.

Thực chất của tái phạm là phạm tội trong thời gian có án tích. Với việc tái phạm, một mặt chứng tỏ người phạm tội ngoan cố, không chịu cải tạo, bất chấp hình phạt nhằm giáo dục và phịng ngừa đã áp dụng trước đây đối với người đó. Mặt khác chứng tỏ hình phạt đã được áp dụng trước đây khơng có hiệu quả, vì khơng tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng như nhân thân người phạm tội. Vì vậy, nếu khơng áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với người phạm tội thì sau này họ vẫn tiếp tục phạm tội.

d. Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác.

Trong các vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, việc người phạm tội sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác đối với người phạm tội bị coi là có tính chất và mức độ nguy hiểm hơn người phạm tội không sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác đối với người bị hại. Người phạm tội có thể sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác đối với con tin, người thân của con tin hoặc bất kỳ người nào có liên quan để bắt cóc con tin nhằm chiếm đoạt tài sản.

Vũ khí bao gồm vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vũ khí thơ sơ như súng, thuốc nổ, lựu đạn, dao găm...

Khi áp dụng tình tiết sử dụng vũ khí đối với người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cần lưu ý, nếu người phạm tội sử dụng vũ khí qn dụng thì ngồi việc họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm

chiếm đoạt tài sản theo điểm d, khoản 2, Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999 mà còn bị truy cứu về tội sử dụng trái phép vũ khí qn dụng theo Điều 230 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Nếu người phạm tội sử dụng vũ khí giả đe dọa người bị hại làm người bị hại lầm tưởng là vũ khí thật thì khơng thuộc trường hợp có sử dụng vũ khí vì súng giả khơng coi là vũ khí. Nhưng nếu người phạm tội sử dụng vũ khí mất tính năng sử dụng như súng hỏng... mặc dù họ biết vũ khí đó mất tác dụng, nhưng vẫn đe dọa người bị hại thì vẫn bị coi là phạm tội có vũ khí.

Nếu người phạm tội có mang theo vũ khí nhưng khơng sử dụng thì cũng khơng coi là sử dụng vũ khí để bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Phương tiện nguy hiểm là những vật mà người phạm tội sử dụng, nhưng không phải là vũ khí nhưng có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại như: gậy, giáo, mác...

Sử dụng phương tiện nguy hiểm là hành vi của người phạm tội thông qua những vật chứa đựng tính nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người. Việc đánh giá những vật có khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của con người không phụ thuộc vào cách sử dụng vật đó như thế nào, mà chỉ cần xác định tính năng, tác dụng của các vật mà người phạm tội sử dụng có chứa khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của con người thì có thể bị coi là sử dụng phương tiện nguy hiểm [31, tr. 71].

Thủ đoạn nguy hiểm khác là ngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để thực hiện việc bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị bắt cóc làm con tin hoặc những người khác như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân hoặc đầu độc người bị bắt làm con tin để việc thực hiện bắt cóc được dễ dàng, nhốt người bị bắt cóc vào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe..., cũng có

thể đầu độc những người khác để họ không thể cản trở việc bắt con tin... [44, tr. 6].

đ. Đối với trẻ em.

Trẻ em là tương lai của đất nước, là lớp người tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, không những thế trẻ em là những người khơng có khả năng tự bảo vệ. Vì vậy, phạm tội đối với trẻ em bị coi là trường hợp phạm tội nguy hiểm hơn so với trường hợp phạm tội đối với người đã thành niên.

Tình tiết "phạm tội đối với trẻ em" không chỉ là yếu tố định khung hình phạt, mà trong nhiều trường hợp nó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Vì vậy, khi đã áp dụng điểm đ, khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999 đối với người phạm tội thì khơng coi đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nữa.

Phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đối với trẻ em có thể hiểu là bắt cóc trẻ em làm con tin hoặc bắt cóc người thân của trẻ em để yêu cầu trẻ em đòi tiền chuộc. Tuy nhiên, trên thực tế người phạm tội chủ yếu bắt cóc trẻ

Một phần của tài liệu TỘI bắt cóc NHẰM CHIẾM đoạt tài sản TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 49 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w