Mặt chủ quan của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu TỘI bắt cóc NHẰM CHIẾM đoạt tài sản TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 45 - 47)

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự- lỗi, tức là thái độ tâm lý của chủ thể được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó [11, tr. 344].

Nếu như mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngồi của tội phạm thì mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội.

Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội gồm nhiều nội dung khác nhau, nhưng những nội dung thuộc mặt chủ quan có ý nghĩa về hình sự là lỗi, mục đích, động cơ.

Lỗi của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do cũng như quyền sở hữu của người khác nhưng vẫn thực hiện.

Mục đích phạm tội được hiểu là mốc đặt ra trong ý thức chủ quan của người phạm tội cho hành vi phạm tội phải đạt đến. Trong tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, thì mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh. Nếu hành vi bắt cóc người làm con tin lại nhằm mục đích khác, khơng phải là mục đích chiếm đoạt tài sản thì tùy từng trường hợp người phạm tội bị truy cứu về tội phạm tương ứng khác như tội bắt, giữ hoặc giam người trái

pháp luật (Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 1999); tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em (Điều 120 Bộ luật Hình sự năm 1999)...

Tuy nhiên, ngồi mục đích chiếm đoạt tài sản, người phạm tội cịn có thể có những mục đích khác hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt tài sản của người đồng phạm khác, thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: để trả thù anh Nguyễn Văn Th., Trần Xuân A đã bàn với Nguyễn Văn B bắt cóc con trai anh Th để anh phải từ bỏ chuyến công tác nước ngoài. Tuy nhiên, trong thời gian giữ cháu bé, B nảy ra ý định đòi tiền chuộc con của anh Th. B bàn với A điện cho anh Th phải nộp 5.000 USD mới trả con trai anh Th về. A đồng ý với đề xuất của B và A đã điện cho anh Th về việc phải nộp tiền cho bọn chúng. Trong trường hợp này, lúc đầu A chỉ định bắt con trai anh Th để trả thù, nhưng khi bàn bạc với B, A đã tiếp nhận mục đích của B là chiếm đoạt tài sản của anh Th, đồng thời có hành vi thực hiện mục đích đó. A chỉ phải chịu trách nhiệm về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cùng với B chứ không phải chịu thêm trách nhiệm hình sự về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nữa.

Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội thường là có trước khi thực hiện hành vi bắt cóc, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi đã thực hiện hành vi bắt người làm con tin. Ví dụ: do Đặng Quốc Hồng và anh Nguyễn Thuận Thành (là hàng xóm của Hồng) có mâu thuẫn nên Hồng nảy sinh ý định đưa cháu Cảnh - sinh ngày 06/4/1997 (là con trai anh Thành) ra khỏi nhà nhằm đe dọa anh Thành.

Khoảng 19h ngày 15/11/2007, Đặng Quốc Hoàng rủ cháu Cảnh đi chơi. Hồng dùng mơ tơ đưa cháu Cảnh lên Phú Thọ thuê nhà nghỉ qua đêm. Trong thời gian này, Hoàng nảy sinh ý định dùng cháu Cảnh làm con tin để đe dọa anh Thành phải chuyển vào tài khoản của Hoàng 200.000.000đ. Hoàng nhắn tin cho anh Thành với nội dung là cháu Cảnh đang ốm và anh Thành phải chuyển tiền vào tài khoản của Hoàng.

Khoảng 8h ngày 17/11/2007, Hoàng đưa cháu Cảnh ra đi xe buýt đến khu vực Cầu Đơi - Đơng Anh thì xuống xe và lên xe khách đến thành phố Thái Nguyên. Hoàng đưa cháu Cảnh vào khách sạn Đông Hồ thuê phòng nghỉ. Trong thời gian này, Hoàng lại nhắn tin cho anh Thành đe dọa anh Thành về sức khỏe của cháu Cảnh để anh phải chuyển tiền vào tài khoản cho Hoàng. Sáng 18/11/2007, Cơng an huyện Đơng Anh đã bắt giữ Hồng tại nhà nghỉ và đưa cháu Cảnh về (trích bản án số 78/2008/HSST ngày 22/4/2008 của Tịa án nhân dân huyện Đơng Anh - thành phố Hà Nội).

Trong trường hợp nêu trên thì mục đích chiếm đoạt tài sản của Hồng chỉ có sau khi bắt giữ được cháu Cảnh. Hành vi của Hồng đã chuyển hóa từ tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật sang tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Động cơ phạm tội trong tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản tuy khơng phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Thơng thường, người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản khi thực hiện hành vi phạm tội bị thúc đẩy bởi mong muốn có được lợi ích cá nhân. Do vậy, động cơ phạm tội của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thường là tham lam, tư lợi.

Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều phản ánh tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trong đó dấu hiệu lỗi và mục đích phạm tội là những dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm.

Một phần của tài liệu TỘI bắt cóc NHẰM CHIẾM đoạt tài sản TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 45 - 47)