Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, tức là sự thể hiện cách xử sự có tính chất tội phạm trong thực tế khách quan [21, tr. 344].
Mặt khách quan của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt thể hiện hành vi bắt người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản. Bắt cóc là hành vi bắt, giam giữ người khác trái pháp luật. Thông thường người phạm tội thực hiện hành vi
bắt cóc người một cách lén lút rồi đem giấu đi một nơi nào đó, sau đó tìm mọi cách thông báo với người thân của người bị bắt cóc biết và yêu cầu họ phải nộp một số tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt cóc ra. Nếu khơng nộp tiền thì người bị bắt cóc sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
Người bị bắt cóc có thể là bất kỳ ai, trẻ em, người lớn, già hay trẻ, nam hay nữ... nhưng thơng thường họ là người có quan hệ tình cảm thân thiết với chủ sở hữu tài sản như vợ, chồng, con cái, bố mẹ... hoặc chính là chủ sở hữu tài sản. Trường hợp nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, thì người bị bắt cóc thường là các lãnh đạo cấp cao trong bộ máy chính trị.
Việc bắt, giữ người trái pháp luật được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dụ dỗ, lừa dối. Những thủ đoạn này khơng có ý nghĩa về mặt định tội, nhưng hành vi bắt cóc người làm con tin lại là dấu hiệu định tội của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, bởi lẽ bắt người làm con tin chính là một thủ đoạn nhằm chiếm đoạt tài sản.
Để đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản, người phạm tội sau khi bắt cóc con tin sẽ có hành vi đe dọa chủ sở hữu tài sản hoặc người thân, người quản lý tài sản của chủ sở hữu (nếu người bị bắt cóc là chủ sở hữu tài sản) hoặc cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trong trường hợp chiếm đoạt tài sản của Nhà nước). Hành vi đe dọa ở đây là hành vi đe dọa dùng vũ lực gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con tin nếu người bị đe dọa không giao nộp tiền hoặc tài sản theo yêu cầu của người phạm tội. Hành vi đe dọa người khác cũng có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: gọi điện thoại, viết thư, nhắn tin qua người khác hoặc trực tiếp gặp người thân của con tin. Người bị đe dọa sẽ có tâm lý lo sợ cho sự an tồn của người bị bắt làm con tin và họ buộc phải thỏa mãn yêu cầu của người phạm tội.
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có cấu thành hình thức. Việc người phạm tội có đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản hay khơng, khơng có ý nghĩa về mặt định tội. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội
đã thực hiện xong hành vi bắt cóc và đe dọa để địi tài sản, khơng phụ thuộc vào họ có chiếm đoạt được tài sản hay khơng.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt cóc và hành vi đe dọa nhằm chiếm đoạt tài sản là những hành vi kế tiếp nhau về mặt thời gian. Hành vi bắt cóc người phải có trước, sau đó mới đến hành vi đe dọa và chiếm đoạt tài sản. Cịn nếu hành vi chiếm đoạt tài sản có trước, sau đó mới bắt cóc người nhằm đe dọa chủ sở hữu tài sản thì khơng cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Chúng tơi xin đưa ra ví dụ, vụ bắt cóc con tin người Nhật ở phố Thụy Khê, Hà Nội đã làm xôn xao dư luận nước ta cách đây 10 năm.
Thời gian từ 26/3/1999 đến 31/3/1999, trong khi lau kính tại tịa nhà 10 tầng làng văn hóa Việt Nhật tại 14 phố Thụy Khuê - Hà Nội, Nguyễn Hoàng Tuấn nảy ra ý định chiếm đoạt tài sản của người nước ngoài đang thuê nhà tại đây. Để thực hiện ý định của mình, Tuấn đã quan sát tìm hiểu đường đi, vị trí phịng ở và quy luật ra vào cổng bảo vệ và phát hiện sơ hở trong việc kiểm tra người ra vào cửa bảo vệ cổng.
Sáng 20/4/1999, Nguyễn Hoàng Tuấn mang theo một con dao nhọn Thái Lan, 1 tuốc nơ vít, th xe tắc xi đến làng văn hóa Việt Nhật. Tuấn yêu cầu lái xe tắc xi cho xe qua cổng bảo vệ chờ, còn y đi lên tầng 4, đến phòng 42, tự giới thiệu là thợ điện của Sở Điện lực Hà Nội đến kiểm tra. Chị giúp việc đồng ý, mở cửa cho Tuấn vào. Khoảng 10h15, Bà Reiko Sugimoto bế con trai sinh ngày 23/9/2998 vào phòng. Bà yêu cầu Tuấn đưa giấy biên nhận để bà ký xác nhận, Tuấn đưa ra một giấy biên nhận vay tiền của hiệu cầm đồ. Chị giúp việc và bà Sugimoto xem, Tuấn biết bị lộ, bất ngờ Tuấn dùng tay trái bế cháu bé lên, tay phải rút dao nhọn Thái Lan dí vào cổ cháu bé. Chị giúp việc thấy vậy bỏ chạy xuống tầng 1 kêu cướp. Tuấn yêu cầu bà Sugimoto phải nộp 3.000
USD. Bà Sugimoto lấy ví đưa cho Tuấn 100 USD và xin Tuấn trả lại con. Tuấn không đồng ý và hét to yêu cầu bà phải đưa số tiến là 3.000 USD. Do sợ bị giết con, bà Reiko Sugimoto mở két lấy tiền đưa cho Tuấn, Tuấn không đồng ý.
Tay trái y bế cháu bé, tay phải lục soát két lấy 340.000 Yên, 2 nhẫn kim loại màu vàng.
Sau khi cướp được tài sản, Tuấn thấy Công an bao vây ngơi nhà, y dí dao vào cổ cháu bé, yêu cầu phải cho y 1 xe tắc xi để chạy trốn.
Để bảo đảm tính mạng cho cháu bé, Cơng an Hà Nội đã trưng tập xe tắc xi của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hương lúa do anh Nguyễn Hữu Biên điều khiển. Tuấn vẫn bế cháu bé vào xe. Y yêu cầu cho xe chạy hướng Hà Nội - Hải phòng. Xe chạy đến Như Quỳnh, y yêu cầu lái xe chạy theo hướng Hà Nội - Lạng sơn. Trên đường chạy, Tuấn khống chế bắt lái xe chạy tốc độ cao, buộc lái xe phải làm theo yêu cầu của y.
Khoảng 15h20, xe chạy đến địa phận huyện Chi Lăng- Lạng Sơn, Công an giao thông đã chặn xe tắc xi chở Tuấn, lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm Công an thành phố Hà Nội nổ súng bắn trọng thương Tuấn, cứu cháu bé (trích bản án số 869/HSST ngày 18/6/1999 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
Xem xét vụ án trên cho thấy, hành vi chiếm đoạt tài sản của Tuấn đã hồn thành. Sau đó, Tuấn mới bắt cóc cháu bé làm con tin hịng thốt thân. Vì vậy, hành vi đe dọa vũ lực để nhằm chiếm đoạt tài sản của Tuấn cấu thành tội cướp tài sản; hành vi bắt cóc cháu bé làm con tin là dấu hiệu của tội đe dọa giết người, chứ khơng thể là tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được. Vì lẽ đó, Tuấn đã bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án về tội cướp tài sản.
Khi thực hiện hành vi bắt cóc, người phạm tội cịn có thể có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc những hành vi khác gây tổn hại đến sức khỏe của người bị bắt cóc làm con tin, nhưng nếu những hành vi này được quy định là yếu tố định khung hình phạt thì người phạm tội khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác. Ví dụ: người bị bắt làm con tin bị người phạm tội đánh đập gây tổn hại cho sức khỏe đến 32%, thì người phạm tội khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội " Cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" mà chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại điểm a khoản 3
Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999. Đối với hành vi xâm phạm trực tiếp đến con tin, nhưng những hành vi này không được quy định là yếu tố định khung hình phạt, nếu cấu thành một tội độc lập, thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng. Ví dụ: Nguyễn Văn A và Trần Văn H bắt cóc chị B để nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi A và H đưa chị B vào khu nhà ổ chuột thì bị phát hiện. A và H đã giết chị B để bịt đầu mối. Hành vi của A và H là hành vi cấu thành tội giết người, ngoài tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hậu quả của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản không phải là yếu tố bắt buộc để định tội. Hậu quả của tội phạm chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt. Nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả, nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi bắt cóc người làm con tin là tội phạm đã hoàn thành.
Do khách thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân, nên hậu quả của tội cướp tài sản có thể là thiệt hại về tài sản nhưng cũng có thể thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Khi xác định hậu quả của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cần chú ý: chỉ những hậu quả do hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản gây ra mới là hậu quả của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với hậu quả xảy ra). Nếu hậu quả xảy ra không phải do hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản gây ra, thì khơng coi là hậu quả của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, mà tùy từng trường hợp có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng. Chẳng hạn, nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về tính mạng, thì cần phân biệt: trường hợp người phạm tội cố ý giết người thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: tội giết người và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;
trường hợp người phạm tội khơng có ý định giết người, nhưng trong thời gian bắt, giữ con tin vô ý làm người bị hại chết, thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là làm chết người.