ĐVT: Triệu đồng
Chi nhánh Năm 2014 Năm 2013 So sánh
2014/2013 Cộng Trung tâm 2.092.223 2.052.420 101,9% Cộng KV Hà Nội 1.607.891 1.579.857 101,8% CN Hà Nội 1 636.338 634.765 100,2% CN Hà Nội 2 155.398 147.393 105,4% CN Hà Nội 3 174.991 170.029 102,9% CN Hà Nội 4 82.960 82.005 101,2% CN Hà Nội 5 558.202 545.662 102,3% Cộng KV Phía Nam 360.265 341.450 105,5% CN Hà Nam 28.508 27.929 102,1% CN Hà Tĩnh 59.162 54.567 108,4% CN Nghệ An 89.808 84.904 105,8% CN Ninh Bình 35.792 35.801 100,0% CN Thanh Hóa 146.993 138.248 106,3% Cộng KV Phía Bắc 124.066 131.111 94,6% CN Điện Biên 12.873 12.003 107,2% CN Hòa Bình 13.045 13.194 98,9% CN Lai Châu 5.116 4.844 105,6% CN Lào Cai 13.081 19.929 65,6% CN Phú Thọ 27.824 28.174 98,8% CN Sơn La 14.990 15.264 98,2% CN Vĩnh Phúc 25.587 26.204 97,6% CN Yên Bái 11.546 11.496 100,4%
DTTT các Chi nhánh đạt 2.092,2 tỷ đồng, bằng 92,4% kế hoạch, bằng 101,9% so với thực hiện năm 2013. Trong đó: (1) Khu vực Hà Nội đạt 1.607,9 tỷ đồng, bằng 101,8% so với thực hiện năm 2013, 5 Chi nhánh đều tăng trƣởng; (2) Khu vực phía Nam đạt 360,36 tỷ đồng, bằng 105,5% so với thực hiện năm 2013, 5 Chi nhánh đều tăng trƣởng; (3) Khu vực phía Bắc đạt 124,06 tỷ đồng, bằng 94,6% so với thực hiện năm 2013, 3/8 Chi nhánh tăng trƣởng Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái..[9, 10]
3.2. Đặc điểm môi trƣờng hoạt động của Trung tâm
3.2.1. Môi trường vĩ mô
* Vị trí, địa hình
Địa bàn hoạt động của Trung tâm hiện nay bao gồm 14 tỉnh thành gồm: Hà Nội, Phú Thọ, Điện Biên, Hà Nam, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Ninh Bình, Sơn La, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
Với địa bàn hoạt động trên có thể chia Trung tâm thành 2 khu vực: Khu vực Hà Nội (gồm 05 chi nhánh); Khu vực phía Nam gồm các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh; khu vực phía Bắc gồm: Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Vĩnh Phúc, Yên Bái
Địa bàn hoạt động của Trung tâm có phía bắc giáp Trung Quốc, Đông Bắc Bộ; phía Tây giáp Trung Quốc, Lào; phía Nam giáp Bắc miền Trung và phía Đông giáp Đồng bằng Sôn Hồng và biển. Chiều dài trải từ Điện Biên đến Nghệ An theo trục đƣờng Quốc lộ 1A nối với Quốc lộ 2 là 1.650 km, diện tích khoảng 53.700 km2(bằng 16,27% diện tích cả nƣớc). Đây là khu vực có địa hình đa dạng và phức tạp. Bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong hóa mạnh mẽ. Có bề mặt thấp dần, xuôi theo hƣớng tây bắc - Đông Nam, đƣợc thể hiện thông qua hƣớng chảy của các dòng sông lớn.
* Dân số, lao động
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2014 dân số Việt Nam khoảng 91.789.573 ngƣời. Địa bàn hoạt động của Trung tâm có dân số khoảng 21.577.485 ngƣời (chiếm 23,51% dân số cả nƣớc). Mật độ dân số của khu vực vào khoảng 402 ngƣời/km2. Dân số khu vực thành thị chiếm 29,2% dân số toàn khu vực và có tốc
độ gia tăng ở mức cao, bình quân có thêm 3,4%/năm (tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4%/năm).
Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng 11.226 ngƣời (chiếm 52,03% tổng dân số). Với dân số đông đã tạo đƣợc những mặt tác động tích cực cho hoạt động viễn thông, là nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế, là thị trƣờng tiêu thụ rộng .
* Về kinh tế
Các tỉnh thuộc khu vực hoạt động của Trung tâm với những thuận lợi, thế mạnh riêng đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế khu vực nói riêng và cả nƣớc nói chung.
Các tỉnh khu vực phía nam (Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh): là nơi có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, dân cƣ đông đúc, mặt bằng dân trí cao. Sự tập trung dân cƣ có mật độ cao liên quan đến nhu cầu và môi trƣờng lao động, tính cộng đồng và truyền thống văn hoá dân tộc. Một nơi có truyền thống lâu đời về thâm canh lúa nƣớc, có những trung tâm công nghiệp và hệ thống đô thị phát triển... là điều kiện rất thuận lợi cho công cuộc phát triển các ngành nghề lao động sản xuất từ phổ thông đến hiện đại, mang đến sự thuận lợi cho công cuộc định cƣ lâu dài của con ngƣời.
Bao gồm một số tỉnh thành thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai của Việt Nam (sau Đồng bằng sông Cửu Long) có đƣợc đất đai màu mỡ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Ngoài lúa nƣớc, các địa phƣơng nông nghiệp ở khu vực này đều chú trọng phát triển loại cây ƣa lạnh có hiệu quả kinh tế cao nhƣ ngô, khoai tây, su hào, cải bắp, cà chua, những loại cây này đa phần đƣợc trồng hoa xen canh giữa các mùa vụ.
Đây là vùng có đƣờng bờ biển dài (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa), có cửa ngõ lớn và quan trọng thông thƣơng với các khu vực lân cận và thế giới qua cảng biển Hải Phòng (thuộc thành phố Hải Phòng).
Các tỉnh khu vực phía Bắc (Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Vĩnh Phúc, Yên Bái): là khu vực giàu tài nguyên để phát triển nông
nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây đặc sản và chăn nuôi gia súc. Nơi đây có khá nhiều đồng cỏ, chủ yếu là trên các cao nguyên ở độ cao 600 - 700m dùng để phát triển chăn nuôi gia súc nhƣ trâu, bò, ngựa, dê. Ở Cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La) là nơi có những nông trƣờng nuôi bò sữa tập trung. Các loại gia súc trên cao nguyên đƣợc chăn nuôi có tính khoẻ hơn, chịu ẩm ƣớt giỏi và dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.
Khu vực có diện tích lớn đất feralit bên trên các dải đá vôi và đá phiến, có đất phù sa cổ ở vùng trung du. Do địa hình phần lớn chịu ảnh hƣởng mạnh của gió mùa đông bắc, trong đó có nơi hứng chịu nhiệt độ mùa đông lạnh nhất Việt Nam là Sa Pa. Chính vì thế nơi đây có thế mạnh đặc biệt trong gieo trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây cũng là khu vực trồng nhiều chè. Các loại chè nổi tiếng đƣợc trồng nhiều ở Sơn La, Yên Bái.
* Về văn hóa xã hội
Nghiên cứu các yếu tố về văn hóa, xã hội sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nghiên cứu tốt nhóm các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp biết cách lựa chọn và xây dựng kênh phân phối phù hợp với văn hóa địa phƣơng.
Địa bàn Trung tâm có Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn, nơi đây hội tụ không chỉ các đặc trƣng văn hóa trong nƣớc mà còn chứng kiến sự du nhập của các trào lƣu văn hóa trên thế giới. Ngoài ra các địa bàn còn lại mỗi nơi có một nét đặc trƣng văn hóa riêng biệt. Với một môi trƣờng văn hóa, xã hội đa dạng nhƣ vậy sẽ tạo nên một thách thức đối với các doanh nghiệp trong việc định hƣớng chiến lƣợc phát triển của mình sao cho hài hòa giữa văn hóa doanh nghiệp và văn hóa cộng đồng.
* Chính trị, pháp luật
Môi trƣờng chính trị ổn định chính là yếu tố thuận lợi giúp Việt Nam nói chung và các địa phƣơng thuộc Trung tâm thông tin di động khu vực I nói riêng có sức thu hút mạnh mẽ trong đầu tƣ kinh tế. Điều này đã đƣợc khẳng định trong Bảng xếp hạng môi trƣờng đầu tƣ của EIU - nhóm nghiên cứu thuộc tạp chí kinh tế uy tín The Economist công bố năm 2014 thì Việt Nam xếp thứ 59/82 quốc gia đƣợc khảo sát. Cũng trong năm đó, tổ chức News Economics Foundation (NEF) đã công bố bảng xếp hạng “Happy Planet Index” (Chỉ số Hành tinh hạnh phúc - HPI), trong đó
Việt Nam xếp vị trí thứ 2 và cũng là quốc gia duy nhất của châu Á đƣợc xếp vào vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng 10 quốc gia có chỉ số HPI cao nhất. HPI nhằm đo lƣờng mức độ thỏa mãn cuộc sống của ngƣời dân, so với mức độ tiêu hao tài nguyên và khả năng tái tạo của hệ sinh thái. Theo đánh giá của các chuyên gia, HPI đƣợc xem là cách đánh giá tích cực và hiệu quả hơn so với chỉ số GDP và HDI (Chỉ số phát triển con ngƣời) bởi HPI nhấn mạnh tới yếu tố nhƣ tuổi thọ, mức độ thỏa mãn cuộc sống của ngƣời dân, thay vì chú trọng tới khía cạnh giàu có về kinh tế. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong thu hút đầu tƣ vào Tp.HCM trong thời gian tới mà quan trọng là thể hiện một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nƣớc.
Nhằm tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội trong xu hƣớng mới, Nhà nƣớc ta đang hết sức nổ lực trong việc chỉnh sửa, bổ sung và xây dựng những bộ luật, luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế, bên cạnh việc tạo lập hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh doanh và phù hợp với tình hình của đất nƣớc trong từng thời kỳ. Với các văn bản quy phạm pháp luận lĩnh vực viễn thông thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành sẽ đƣợc điều chỉnh tốt hơn, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp sẽ đƣợc tiết giảm tối đa.
* Công nghệ
Bên cạnh vị trí là trung tâm kinh tế lớn (Hà Nội), đầu mối giao thƣơng của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, địa bàn hoạt động của Trung tâm còn là trung tâm giáo dục đào tạo của cả nƣớc. Với vai trò và vị thế đó, hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ cao diễn ra rất sôi nổi. Ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn sản xuất kinh doanh đƣợc Trung tâm xác định là nhiệm vụ cấp thiết trong tình hình hiện tại. Bởi vậy, những công nghệ mới đƣợc ứng dụng một cách rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực khoa học nói chung và lĩnh vực viễn thông, TTDĐ nói riêng trong những năm vừa qua.
Hiện nay, hệ thống tổng đài TTDĐ nƣớc ta sử dụng công nghệ GSM với kỹ thuật TDMA với tốc độ 9.6 Kbits/s. Các thiết bị đầu cuối của hệ thống tổng đài này rất khó tìm vì đây là hệ thống khá cũ so với các tổng đài hiện dùng của các nƣớc
trên thế giới. Sự khác biệt nhƣ thế dẫn đến nhiều trở ngại trong quá trình thay đổi, ứng dụng những công nghệ tiên tiến.
Từ năm 2007, Mobifone đã triển khai thành công công nghệ truyền dữ liệu tốc độ cao EDGE (Enhanced Data for GSM Evolution). Với tốc độ 384 Kb/s là tốc độ ngang tầm với tốc độ ADSL của mạng cố định, MobiFone đã trở thành mạng GSM đầu tiên tại Việt Nam có tốc độ truyền dữ liệu gần tƣơng đƣơng với ADSL. Và công nghệ này đã đƣợc triển khai từ đầu năm 2008.
MobiFone đã phủ sóng GPRS toàn quốc với dung lƣợng mạng lƣới cho phép đáp ứng gần 4 triệu khách hàng sử dụng GPRS. Đồng thời với việc thử nghiệm thành công công nghệ truyền dữ liệu tốc độ cao EGDE, từ đầu năm 2008, MobiFone cũng chính thức trở thành mạng di động đầu tiên và duy nhất có thể truy cập GPRS tốc độ cao trên toàn quốc.
Trƣớc đó, MobiFone cũng là mạng di động đầu tiên tại Việt Nam áp dụng thành công công nghệ AMR (Adaptive Multi Rate) cho phép gia tăng đáng kể chất lƣợng thoại của mạng di động. Cũng nhờ áp dụng thành công công nghệ AMR và nhiều biện pháp kết hợp khác, kết quả đo kiểm về chất lƣợng thoại của MobiFone (do cục Quản lý chất lƣợng - Bộ thông tin truyền thông công bố) đạt tới 3.576 điểm (điểm chất lƣợng thoại của mạng điện thoại cố định)
Tháng 4 năm 2009, Bộ TT-TT đã tiến hành cấp phép 3G cho các mạng di động tại Việt Nam, trong đó có MobiFone. Việc cấp giấy phép 3G cho các mạng di động đánh dấu bƣớc trƣởng thành về công nghệ của ngành viễn thông Việt Nam và hứa hẹn mở ra thời kì TTDĐ tiên tiến, hiện đại và theo kịp xu hƣớng phát triển chung trên toàn thế giới.
3.2.2. Môi trường vi mô
* Khách hàng
Khách hàng là đối tƣợng mà các nhà cung cấp dịch vụ hƣớng đến. Khách hàng của MobiFone hiện nay có các nhóm đối tƣợng sau:
- Nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình:
+ Khác hàng có thu nhập thấp (công nhân, sinh viên học sinh, ngƣời lao động,…). Các khách hàng này tuy có mức chi tiêu thấp nhƣng số lƣợng ngƣời lao
động, công nhân, học sinh sinh viên tại các tỉnh thuộc phạm vị quản lý của Trung tâm chiếm số lƣợng đông đảo nên việc hƣớng các khách hàng này sử dụng dịch vụ của MobiFone sẽ giúp MobiFone chiếm lĩnh thị phần lớn tại khu vực này. Nhằm đáp ứng nhu cầu của loại khách hàng này, MobiFone đã xây dựng các gói cƣớc nhƣ Q-Student cho sinh viên và Q-Teen cho thiếu niên, gói cƣớc Mobi365 dành cho ngƣời lao động và sắp đến là gói cƣớc dành riêng cho Sinh viên các trƣờng đại học trên địa bàn các tỉnh.
+ Khách hàng có thu nhập cao (doanh nhân, nhà quản lý): khách hàng loại này tuy số lƣợng ít nhƣng mức chi tiêu của họ cho thông tin liên lạc lại ở mức cao. Với ƣu thế là mạng di động ra đời đầu tiên trên thị trƣờng, MobiFone đã chiếm lĩnh một thị phần khá lớn và ổn định trong nhóm khách hàng này. Các kết quả khảo sát 100 ngƣời giàu nhất Việt Nam thì có hơn 90 ngƣời sử dụng dịch vụ TTDĐ do MobiFone cung cấp.
+ Khách hàng có thu nhập trung bình (nhân viên văn phòng, cán bộ công nhân viên nhà nƣớc,…): các khách hàng này có mức chi tiêu cho dịch vụ thông tin liên lạc khá ổn định và mức độ trung thành với nhà cung cấp dịch vụ khá cao.
- Nhóm khách hàng tổ chức:
+ Khách hàng là nhà sản xuất: là hình thức các công ty, tổ chức mua sản phẩm, dịch vụ của MobiFone và bán lại cho ngƣời tiêu dùng. Đó là hình thức Tổng đại lý, đại lý chuyên, đại lý cung cấp sim, thẻ cào, hòa mạng,… cho MobiFone.
+ Khách hàng là doanh nghiệp: Khách hàng nhóm này hiện đang đƣợc MobiFone đặc biệt quan tâm. Với gói cƣớc Mbusiness dành cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp khi đăng ký sử dụng dịch vụ trả sau của MobiFone sẽ có nhiều ƣu đãi về giá cƣớc, các dịch vụ GTGT.
Việc xác định nhóm khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn khách hàng để từ đó phục vụ tốt hơn và tiến dần đến cá nhân hóa phục vụ khách hàng. Ngoài ra, việc nghiên cứu từng loại khách hàng cũng sẽ giúp MobiFone xây dựng kênh phân phối phù hợp với các nhóm đó.
* Đối thủ tiềm năng
Thị trƣờng Viễn thông là thị trƣờng có khả năng sinh lời cao, cho nên một số doanh nghiệp mới đã và đang tìm cách gia nhập ngành, gây ra những mối đe dọa
đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải dễ dàng tham gia vào một thị trƣờng nào đó, nhất là thị trƣờng Viễn thông. Khi muốn tham gia vào một thị trƣờng nói chung và thị trƣờng Viễn thông nói riêng, các đối thủ tƣơng lai phải vƣợt qua đƣợc những rào cản gia nhập ngành kinh doanh này.
Ngày nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang trên đƣờng mở cửa hội nhập, và các chính sách của chính phủ trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông đƣợc mở rộng hơn, các đối thủ tiềm năng trong và ngoài nƣớc đang từng bƣớc gấp rút chuẩn bị thâm nhập vào thị trƣờng viễn thông đầy tiềm năng này. Vì vậy số lƣợng đối thủ tiềm năng tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt là các đối thủ đến từ các nƣớc phát triển nơi có nền hạ tầng Viễn thông phát triển lâu đời và hiện đại cùng với nguồn lực tài chính dồi dào, kinh nghiệm nhiều.
Lộ trình thực hiện các cam kết mở cửa thị trƣờng viễn thông của Việt Nam khi gia nhập TPP,hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng đang đến gần, Việt Nam không chỉ đứng trƣớc nhiều cơ hội mà còn đối mặt với những thách thức rất lớn khi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ tập đoàn Viễn thông Korea Telecom của Hàn Quốc,