Thức sáng tác của nhà văn và nhu cầu thưởng thức của độc giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du ký về vùng tây bắc việt nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 28 - 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2. thức sáng tác của nhà văn và nhu cầu thưởng thức của độc giả

Trước thế kỷ XX, du ký là thể tài ít được quan tâm và phát triển. Cũng chính vì thế mà số lượng du ký sáng tác ra không nhiều, đội ngũ tác giả ít. Đầu thế kỷ XX, khi văn học Việt Nam chuyển mình sang hướng hiện đại hoá trên cơ sở chịu ảnh hưởng và tiếp thu văn học phương Tây, thì cùng với thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kịch... các tác phẩm tuỳ bút, du ký... cũng rất phát triển. Trên những điều kiện xã hội thuận lợi như đội ngũ đông đảo của những người cầm bút, sự nở rộ của báo chí, nhà in, nhà xuất bản... việc xuất hiện những tác phẩm hay, có giá trị ở mọi thể loại là điều tất yếu và dễ hiểu. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nhận xét: "Sáng tác văn học thể ký

thường thịnh hành ở các giai đoạn văn học sử ứng với các thời kỳ xã hội có sự khủng hoảng của các quan hệ cũ, nảy sinh một nếp sống mới, làm tăng cường chú ý đến sự miêu tả các thói tục" [3]. Chính những tác động của bối

cảnh xã hội tạo nên một nền văn học mới với đội ngũ tác giả mới, một lớp công chúng với thị hiếu thẩm mĩ mới.

Vùng Tây Bắc có địa hình vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất, tạo nên sự hiểm trở và hùng vĩ. Văn hóa các tộc người vùng Tây Bắc khá phong phú và đa dạng, giàu bản sắc, gắn liền với quá trình tụ cư lâu đời của cư dân từ nhiều nguồn và nhiều thời điểm khác nhau. Những đặc trưng mang tính vùng miền cũng trở thành đối tượng, cảm hứng tìm hiểu khám phá, chiêm nghiệm của văn học.

Những cây bút viết du ký đầu thế kỷ XX xuất hiện với nhiều tư cách khác nhau. Họ có thể là nhà văn, nhà báo, là thầy giáo, cũng có thể là nhà buôn hay những người khách du lịch… thích xê dịch và có hứng thú ghi chép lại những gì mình trải nghiệm bằng văn chương. Trong bài Nghệ thuật rong chơi, ký giả

Thanh Châu có bàn về thú rong chơi, theo ký giả: "Đi chơi cho mình", đó mới

giờ, tự nhiên thấy một cái lá rụng trước sân nhà, một người bạn liền đi tìm một người bạn. Rồi rượu quảy trên lưng, họ đi đến trốn non kỳ nước lạ. Một vách đá bị san phẳng để đề thơ, một món thịt rừng làm thức nhắm, song rồi đánh một cuộc cờ để chờ trăng sáng. Và hôm sau lại lên đường, không biết là đi đâu, mà cũng quên nghĩ đến chuyện về" [5].

Họ ưa trải nghiệm, ưa khám phá, có cơ hội để đi và họ muốn sẻ chia, muốn kể lại chuyến đi, câu chuyện của chính mình. Viết về quê hương mình, đất nước mình, về những nơi xa lạ ít người có thể đặt chân đến như một sự san sẻ những trải nghiệm và nhận thức cho đồng bào, để đồng bào hiểu rõ thêm về đất nước mình, mở mang tri thức. Lòng yêu Tổ quốc, niềm tự hào dân tộc cũng được bồi dưỡng từ đây.

Trong du ký Sau tám năm trở lại thăm Laokay, Nhật Nham tả cảnh nhìn

được khi đi xe lửa từ Hà Nội qua Việt Trì, đi Laokay: “Từ Hà Nội lên tới Việt

Trì, vẫn cảnh đồng bằng, hai bên ruộng lúa xanh rì. Rồi dần dần qua các đồi chè núi cọ, bao la bát ngát. Khoảng đường từ Yên Bái đi Lao Kay, tầu khi quanh co, khi leo dốc, như rồng uốn khúc, như rắn lượn bò, núi cao rừng rậm một dòng sông Thao nước đục, hai bên lau lách rậm rì. Thỉnh thoảng vài ba chú Thổ kiếm củi trên sườn non, xa xa hiện năm bảy túp lều gianh trong rừng rậm, cảnh chiều hôm như giục người lữ khách ôn lại chuyện xưa” [51]. Dù trở

lại sau tám năm, nhưng điểm nhìn mới lạ về cảnh đẹp thiên Tây Bắc cho thấy tấm lòng của những người con Việt Nam đối với quê hương đất nước.

Công chúng văn học đầu thế kỷ XX cũng như đội ngũ tác giả, có sự thay đổi và mở rộng. Họ đến từ nhiều ngành nghề và nhiều giai tầng khác nhau. Là lớp công chúng mới, họ có nhu cầu thưởng thức mới. Văn học viết ra phải hướng tới công chúng, đặc biệt là khi văn học đã trở thành một thứ hàng hóa, đăng trên báo chí thì không thể không chú ý đến nhu cầu của công chúng. Vì vậy, văn học nói chung, du ký nói riêng phải thay đổi cho phù hợp.

Nắm bắt và thỏa mãn được nhu cầu này của độc giả, Tác giả Phạm Quỳnh đã viết: “Song bà con mình ở giữa Hà Nội mà còn thích nghe tả cảnh Hồ Hoàn

Kiếm, thời tất cho đi chơi Lạng Sơn, Cao Bằng cũng là cuộc “du lịch”, và muốn cho khách làng văn đã được một cuộc “du lịch”, và muốn cho khách làng văn đã được thưởng cái thú “bầu rượu nắm nem” về cũng phải thuật cho đồng nhân nghe” [61]. Không chỉ là muốn các "đồng nhân" cùng trải nghiệm

những điều tốt đẹp mà bản thân tác giả may mắn được thấy trong hành trình "du lịch" của mình mà tác giả còn nắm rõ thị hiếu của người đọc khi muốn tìm hiểu, khám phá những đặc trưng văn hóa ở các vùng miền khác nhau. Rõ ràng, du ký đã cập nhật được tức thời những thông tin cần thiết để độc giả miền xuôi muốn biết về vùng cao và ngược lại, độc giả trong nước muốn biết về nước ngoài, đó cũng là cách để nâng cao được dân trí của độc giả.

Cuối thế kỷ XIX, nền văn hóa phương Tây du nhập và trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Độc giả không còn ưa thích những áng văn khuôn khổ, cứng nhắc nữa. Người đọc hiện đại cần một thứ văn chương cập nhật và gần gũi với đời sống, những trang văn mang đậm hơi thở đời sống mà họ đang sống. Cùng với đó là sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ và báo chí phát triển mạnh mẽ cũng là tiền đề quan trọng thể tài du ký phát huy những lợi thế của mình. Với đặc trưng ở lối văn đơn giản mà tương đối tự do, phóng khoáng và được đăng thường kỳ trên các báo, tạp chí, du ký đã đến gần hơn và được đông đảo bạn đọc đương thời tiếp nhận. Sức hấp dẫn của du ký còn bởi vì nó gắn với hoạt động du lịch, một lĩnh vực mới mẻ và những gì được du ký viết ra thực sự giúp mở mang tri thức, thỏa mãn trí tò mò và niềm ham thích của người đọc. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn, trong cuốn Luận bình văn chương đưa ra ý kiến về giá trị của du ký:

“Những trang nhật ký này vừa có ý nghĩa văn chương vừa là những tư liệu khảo

sát, điền dã về địa lý, lịch sử, phong tục tập quán, góp phần nâng cao nhận thức cho độc giả về thực tế miền sơn cước - nhất là trong điều kiện thông tin báo chí

hồi đầu thế kỷ còn rất hạn chế” [68]. Những nét đẹp về thiên nhiên, con người,

những đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc vẫn luôn được khám phá và tiếp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du ký về vùng tây bắc việt nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)