Giao thoa giữa các thể loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du ký về vùng tây bắc việt nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 78 - 98)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Giao thoa giữa các thể loại

Ngoài sự hiện diện của yếu tố chính luận như đã trình bày ở trên, những tác phẩm du ký viết về Tây Bắc còn có sự hỗn dung giữa các thể loại. Mỗi tác phẩm có sự đan xen, dung nạp các thể loại là khác nhau: có khi mở rộng biên độ hình thức với sự xuất hiện các câu thơ, bài thơ trữ tình (Sau tám năm

trở lại thăm Laokay, Tiếng cồng vang chốn rừng xanh..), có khi gia tăng

tiếng nói trữ tình ngoại đề, độc thoại nội tâm, hồi ức, kỉ niệm (Sau tám năm

trở lại thăm Laokay, Hai ngày dưới bóng núi Fan-Si-Pan..), có khi nhấn

mạnh lối viết khảo tả địa lý - hành chính, văn hóa (Khảo cứu về người

Mường, Lạc trong giang sơn Đinh, Quách, Sau tám năm trở lại thăm Lao kay), có khi mở rộng dung lượng bằng hình thức nhật kí - hành trình (Cuộc hành trình từ Laokay đi Lai châu, Vượt 1200 thước cao qua đèo Tứ Lệ, Cuộc kinh lý của quan thống sứ Tholance tại Sonla và Laichau),…

Nếu như yêu tố chính luận mang lại tính trung thực, khách quan thì yếu tố trữ tình giúp cho những trang du ký mềm mại hơn, mang lại chất thơ mộng và khiến nó cuốn hút hơn đồng thời thể hiện nét tài hoa của các ký giả. Yếu tố trữ tình có thể là những bài thơ do chính tác giả sáng tác, cũng có thể là những bài thơ của các tác giả khác có mối liên hệ với đối tượng mà ký giả đang quan sát, phản ánh hoặc những đoạn văn xuôi đậm chất trữ tình. Ngoài ra, trong du ký còn có đan xen, điểm xuyết những thể loại trữ tình dân gian như ca dao, câu đối…

Tác giả Nhật Nham, trong thiên du ký Sau tám năm trở lại thăm Laokay

[51] cũng vận dụng các yếu tố trữ tình để làm đẹp hơn, hấp dẫn hơn những trang du ký của mình. Ngay từ đầu bài ký, tác giả đã thể hiện tình cảm của mình với non sông đất nước

Nước non, non nước hữu tình, Bao nhiêu du lãm, cảm tình bấy nhiêu !

Tác giả lấy cảm hứng "du lãm" làm trục cảm xúc chính cho thiên du ký của mình. Trước vẻ đẹp của Cầu Mây - cây cầu bắc qua sông Mường Hòa, dài hơn 50 thước tây, được làm bằng song và gỗ, trên có dây treo, một thắng cảnh nổi tiếng của Sa Pa không chỉ thời bấy giờ mà cho tới tận ngày nay. Đứng trên cầu ngắm cảnh, tác giả thấy:

Dưới sông cá nhẩy theo dòng nước, Trên núi chim kêu tếch dặm mây.

Cảm xúc trào dâng, một vế đối hoàn hảo núi-sông, cá nhẩy - chim kêu, dòng nước - dặm mây cho ta thấy được những nét tinh tế, tài hoa của nhà văn.

Tám năm về trước, cũng chính nơi đây, tác giả cũng có đề thơ rằng:

Trên cây lơ lửng mấy đường dây, Tục gọi cầu Mây, chắc hẳn đây.

Mấy dịp gỗ ngang xen mắt cáo, Đôi hàng song thẳng néo cành cây.

Ven sông, cỏ mọc, mầu xanh ngắt, Mặt nước, mây in, sắc trắng phây. Khen chiếc cầu nầy ai khéo bắc, Biết bao qua lại khách Đông, Tây!...[51].

Có thể thấy cảm xúc của tác giả vẫn vẹn nguyên sau ngày trở lại, cảnh vẫn đẹp như xưa, tấm lòng của tác giả cũng không phai. Trước cảnh đẹp đó, đứng giữa cầu, "ngắm trông phong cảnh có bề thanh thanh; chung quanh một vùng

non nước bao la; thỉnh thoảng nghe tiếng vượn hót, chim kêu", ngẫu hứng mà

ngâm rằng:

Đoái trông phong cảnh hữu tình, Giang sơn có ý đợi mình điểm tô…

Kết thúc một chuyến đi "hứng vị", trên chặng đường về, trước vẻ đẹp thiên nhiên, con người vùng Tây Bắc, tác giả có mấy câu lục bát ghi tình:

Đường về nhớ cảnh Lão Nhai, Nhớ non Đỗ Lĩnh nhớ người hôm xưa!

Non sông còn đó trơ trơ,

Hỏi người non nước bây giờ nhớ chăng?

Bài ký Cuộc hành trình từ Laokay đi Lai châu, Đặng Trọng Khang bày tỏ cảm xúc với vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Tây Bắc mà bấy lâu nay, tác giả vẫn nặng tình: "Từ đây tôi không còn được trông thấy những con đường to rải nhựa

nữa, không được nghe những tiếng dịu dàng của người đồng bằng nữa, mà chỉ thấy đường núi trập trùng, chỉ nghe những tiếng Mán, Thổ líu lô. Trên quãng đường nghìn dặm, nếu được bằng phẳng đã đành, còn xuống dốc lên cao, ăn sương nằm gió, lội suối qua đèo" [25]. Có thể xem đây là đoạn văn tự sự đậm chất trữ tình. Bằng cách vận dụng thành ngữ "ăn sương nằm gió, lội suối qua đèo" kết hợp các từ láy giàu giá trị tạo thanh, tạo hình "tiếng dịu dàng, trập trùng, líu lô" làm cho đoạn văn mềm mại hơn và hơn hết vẻ đẹp thiên nhiên,

con người Tây Bắc cũng dung dị, hiền hòa hơn.

Trong bài ký Tiếng cồng vang trốn rừng xanh, chúng ta cũng thấy tác giả điểm tô một vài yếu tố trữ tình. Có khi là ở âm thanh của tiếng Cồng và vần thơ cổ động cho buổi khai trương Chợ phiên Lương Sơn:

C…ồ…ồ..n.. g …! C…ồ…ồ..n.. g …! Hội hè quan gọi chúng ta, Gặp nhau ta hát một vài câu vui! [28]

Có khi lạ là tiếng Cồng ngân dài, níu kéo, mời gọi trong đoạn văn xuôi cuối bài: "Đoàn xe đạp kéo qua những đồn điền cà phê yên lặng, vắng vẻ,

bánh xe quay trên mặt sỏi dàn dạt, các bạn kinh hình như còn văng vẳng bên tai tiếng C…ồ…ồ..n.. g buồn bã, ngân dài, đuổi theo anh em cố níu… mời ở lại chơi thêm lát nữa !" [28]. Yếu tố trữ tình được xem là một đặc điểm thi

pháp của du ký. Nhờ yếu tố này mà những trang viết về những chuyến đi thêm hấp dẫn, đậm chất trữ tình.

Du ký là thể loại trung gian, do vậy bản thân thể loại này có sự giao thoa với các thể loại gần gũi khác. Trước hết du ký có nhiều điểm giao thoa với phóng sự. Dù có nhiều nét tương đồng nhưng giữa chúng không phải không có điểm khác. Người viết phóng sự luôn ở thế “xung kích”, luôn “theo sát các vấn

đề nóng hổi, cấp bách của hiện thực mang ý nghĩa xã hội rộng lớn”, luôn đối

mặt với thách thức để khám phá, bóc trần, luôn muốn thẩm định, giải đáp vấn đề và thẳng thắn bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình về những sự thật của đời sống. Du ký cũng đề cập đến những sự việc đang diễn ra, nhưng những sự việc ấy không nhất thiết phải “nóng hổi”, trực tiếp, cũng không nhất thiết là sự việc “có vấn đề” đang làm xã hội quan tâm.

Xét ở góc độ này, ta thấy bài ký Tiếng cồng vang chốn rừng xanh của Nhị Lang có sự giao thoa, tương đồng khá đậm nét. Sự kiện xuyêt suốt bài ký là buổi khai mạc Chợ Phiên Lương sơn với mục đích "lấy tiền giúp quỹ Pháp Việt

Bác Ái". Tác giả cũng những người bạn đạp xe đạp từ Hà Đông lên để chứng

kiến sự kiện trên và ghi chép lại. Về tổng thể, có thể xem bài ký như một bài báo - phóng sự mẫu mực. Về hình thức, bài ký có dung lượng vừa phải, từ tiêu đề cho đến ảnh và các chú thích ảnh đều rất rõ ràng, góp phần làm cho câu chuyện mà tác giả kể tăng thêm sức thuyết phục, trở nên đáng tin cậy hơn. Về nội dung, dưới con mắt của ký giả, sự kiện khai mạc phiên chợ diễn ra với nhiều hoạt động: có phần quan khách dự, có diễn kịch, có cuộc thi sắc đẹp của các cô gái Mường và các hoạt động văn hóa thể thao như thi bắn Nỏ. Trên nền sự kiện đó, tác giả khám phá và bày tỏ quan điểm về những nét đẹp, giá trị văn hóa của cuộc sống và con người nơi đây: "Mắt ta nhìn luôn cái nhan sắc và y

phục tân thời dưới miền kinh đã quen, đã nhàm, bữa nay được đổi "mơ-nuy" được thưởng thức các bông hoa Rừng đang e lệ yểu điệu từng bước trên chiếc cầu tre dựng trước nhà chào kia. Cô nàng xinh tươi Đinh thị-Nụ ái nữ bà châu Đinh - lệ - Chung ở Kệ sơn và cô Hoàng - thị Liên người kinh vận y - phục Mường, thực xứng đáng giải nhất Hoa - khôi" [28].

Nếu phóng sự ít đề cập đến những sự việc đã diễn ra thì du ký thường hay quay về với quá khứ. Hiện tại và quá khứ đan xen vào nhau xuyên suốt trong câu chuyện của người du khách. Ký giả Nguyễn Tụng kể lại những cảm nhận sâu sắc trong một chuyến thăm Sapa trong bài ký Hai ngày dưới bóng núi Fan-

Si-Pan: “Hai ngày dạo chơi ở Chapa rất chóng. Tôi chưa kịp nhớ tới đã được đi những đâu, và còn thiếu những chỗ nào chưa đi được, và khi về đến Hanoi, tôi còn cố hỏi thăm các bạn đã được lên Chapa vãn cảnh, cho biết những nơi nào tôi chưa được đặt dấu chân.

Ngày về đã định, tôi sắp sửa hành lý ra về mà lòng bồi hồi thổn thức như sắp phải từ giã một người tình.

Rồi tôi càng thấy như bâng khuâng khi nghĩ đến Thác bạc, Cầu mây với những trái đào ửng hồng mà mình không biết lại đến ngày nào mới gặp.

Trên xe về, buổi bình minh tôi ngoảnh đầu lại nhìn qua làn sương mỏng. Trong một khung trời mờ sáng, cả Chapa còn đang yên giấc dưới giải Fan- Si-Pan cao ngất, mỗi lúc một mờ dần…” [84]. Cho dù chỉ có hai ngày rong chơi

dưới bóng núi, nhưng vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống con người Sa Pa cũng khiến lòng tác giả “bồi hồi thổn thức như sắp phải từ giã một người tình”.

Du ký còn có sự tương tác với bút ký. Bút ký là một thể của ký, nằm trung gian giữa kí sự và tùy bút. Đặc trưng của bút ký là người viết dùng bút ghi lại những người, những việc, những cảm nhận, những suy nghĩ… mà anh ta đã gặp, đã thấy, đã nghe, đã trải qua… với tư cách là một nhân chứng, sau một chuyến thâm nhập thực tế cuộc sống. Nói cách khác, một bút ký phải có các đặc trưng: người viết phải dựa vào một chuyến đi, phải trực tiếp nhìn, nghe, cảm, nghĩ, phải làm nhân chứng bảo đảm những sự việc và hiện tượng.

Một số tác phẩm du ký viết về vùng Tây Bắc cũng có sự tương tác lẫn nhau giữa du ký và bút ký. Chẳng hạn như Sau tám năm trở lại thăm Laokay, Miền thượng du Bắc kỳ, Lên Sơn La, Đưa các bạn lên thăm đất "núi rừng", Cuộc kinh lý của quan Thống sứ Tholance tại Sơn La và Lai châu, Lạc trong giang sơn Đinh, Quách… Các tác giả đều dựa trên các chuyến đi để tái hiện lại

cuộc sống con người, cảnh vật thiên nhiên vùng Tây Bắc một cách phong phú đa dạng, nhưng đằng sau đó chính là tình cảm của tác giả. Đó có thể là tình yêu thiên nhiên, yêu những nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán, yêu mến cuộc sống những con người ngươi vùng cao Tây Bắc.

Không chỉ gần gũi với phóng sự và bút ký, du ký còn hết sức thân thiết với nhật ký. Nhật ký là một thể loại ký mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất.Giống như du ký, nhật ký ghi chép của cá nhân về sự kiện có thật đã, đang và tiếp tục diễn ra theo thời gian, nhật ký thường bao gồm cả những đoạn trữ tình ngoại đề và những suy nghĩ có tính chất chủ quan về sự kiện. Một nhật ký có phẩm chất văn học khi nó thể hiện những cảm xúc chân thành, những suy nghĩ sâu sắc của cái tôi trần thuật. Chính vì sự giống nhau này mà ta thấy có khá nhiều tác phẩm du ký được ghi chép dưới dạng nhật ký như: Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ hay Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh…

Các tác phẩm du ký về Tây Bắc thì Cuộc hành trình từ Laokay đi Lai châu có tương tác, giao thoa với thể nhật ký rõ nhất. Cuộc hành trình diễn ra

trong 10 ngày, được tác giả ghi chép lại rất chi tiết những sự vật, hiện tượng quan sát được, những cảm xúc trên đường đi. Bài ký được ghi chép theo trục thời gian tuyến tính, gần gũi với nhật ký: " (…) Hôm thứ bảy, chúng tôi đi dốc Séo lèng (…. ). Ngày thứ tám chúng tôi đi Mao-Xao- Phing (…). Tối hôm thứ chín, chúng tôi ngủ ở Chiên-chân (…). Sáng hôm thứ mười, ở Chiên- chân ra đi, 3 giờ chiều thì đến tỉnh" [25]. Qua những trang ký, độc giả biết được những nét đẹp văn hóa trong trang phục của người phụ nữ Thổ: "Đàn - ông thì mặc quần áo xoàng xĩnh, nhưng đàn bà ăn mặc cầu kỳ lắm.

Họ rẽ tóc trần, búi tóc, răng đen có thể xánh với hạt huyền được, phần nhiều hay mặc áo cộc trắng. Kiểu áo nịt, giữa ngực xẻ một đường bằng vãi hay nhiễu đen, có hàng com bướm chạm bạc, thay làm cúc" [25].

Tóm lại, du ký là thể loại có tính tổng hợp, dung hợp với nhiều thể loại khác, đặc biệt gần gũi với phóng sự, nhật ký và bút kí. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa việc phản ánh hiện thực với việc thỏa mãn những tình cảm thẩm mỹ của con người.

Tiểu kết chương 3

Đặc điểm nghệ thuật của du ký viết về miền Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX thể hiện ở các phương diện sau: Điểm nhìn trần thuật đa diện với hiện thực, đặc biệt là sự phối hợp nhiều điểm nhìn trần thuật khi cùng tái hiện một sự vật hiện tượng. Bên cạnh đó là việc vận dụng yếu tố chính luận và sự giao thoa giữa các thể loại làm cho việc miêu tả hiện thực đa chiều, khách quan hơn. Với những đặc điểm nghệ thuật nói trên, du ký vùng Tây Bắc đã đóng góp những nét đổi mới riêng vào công cuộc hiện đại hóa văn học.

KẾT LUẬN

1. Nửa đầu thế kỉ XX, những điều kiện về kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hóa,… đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt xã hội. Đô thị mọc lên, các ngành công nghiệp xuất hiện biến một xã hội “tĩnh” và “khép” trở nên “động” và “mở”. Sự phát triển mạnh mẽ của giao thông trở thành chiếc cầu nối thu hẹp khoảng cách không gian địa lí giữa các vùng miền, mở đường cho các cuộc du lịch, du hành, và đặc biệt báo chí trong nước phát triển mạnh mẽ, từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ tới Nam Kỳ, nhiều tờ báo lớn đã ra đời và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân đó là các điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thể tài văn học du ký.

Hòa chung vào dòng chảy đó, du ký viết về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã tạo được dấu ấn riêng. Các tác giả du ký phản ánh chân thực và ấn tượng bức tranh thiên nhiên, cuộc sống và con người vùng Tây Bắc - một vùng lãnh thổ tươi đẹp, giàu truyền thống văn hóa phía Bắc của Việt Nam.

2. Báo chí là cầu nối để các tác phẩm du ký đến với đông đảo công chúng. Theo chân các nhà du ký, người đọc có cơ hội được tìm hiểu những nét đặc sắc và riêng biệt về thiên nhiên, cuộc sống và con người vùng núi rừng Tây Bắc. Từ vẻ đẹp dịu dàng, huyền ảo đến vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, của núi rừng nơi đây… Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc đã bồi đắp cho con người tình yêu, sự gắn bó với non sông, đất nước.

Đời sống văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng người đồng bào vùng núi rừng Tây Bắc cũng được các tác giả du ký quan tâm, khắc họa một cách chân thực. Cơ bản người dân vùng núi rừng Tây Bắc vẫn giữ được những phong tục tập quán từ bao đời nay như thói quen sinh hoạt cộng đồng, những nét văn hóa dân gian đặc trưng, các hoạt động vui chơi giải trí truyền thống,... Cuộc sống của người đồng bào dân tộc thiểu số từ cách ở theo lối tự nhiên cho đến cách ăn, cách mặc, cách canh tác rất riêng, thuận theo lẽ tự nhiên cũng được tác giả lưu lại một cách chi tiết và đầy cảm hứng. Có thể thấy, những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du ký về vùng tây bắc việt nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 78 - 98)