Văn hóa, phong tục tập quán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du ký về vùng tây bắc việt nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 41 - 51)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Văn hóa, phong tục tập quán

Vùng núi Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ mà nơi đây còn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với bản sắc văn hóa độc đáo gắn liền với những phong tục tập quán. Trong du ký, không chỉ có những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp mà các nhà du ký còn ghi lại những lễ hội, phong tục tập quán, lối sống sinh hoạt của các dân tộc thiểu số khác nhau trên lộ trình đi qua. Nó như là cuốn phim tư liệu sinh động và quý giá về những đặc trưng văn hóa nơi đây. Những quan sát và ghi chép tỉ mỉ về đời sống, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số cho thấy các nhà du ký đã thâm nhập sâu vào đời sống văn hóa, kịp thời đưa đến cho độc giả những trang viết mang đậm hơi thở cuộc sống.

Chợ phiên - một nét đặc trưng trong văn hóa của người Việt Nam. Không ai biết chính xác chợ đươc hình thành từ khi nào, có bao nhiêu cái

chợ và bao nhiêu loại chợ búa khác nhau ở Việt Nam. Theo Từ điển Tiếng Việt "chợ là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc những buổi nhất định". Nhưng có một điều chắc chắn rằng chợ không

chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần mà còn biểu hiện văn hóa Việt Nam một cách đậm nét. Việc đi chợ, ngoài việc thoả mãn sở thích mua sắm còn là để tìm hiểu bản sắc văn hoá mỗi vùng miền. Mỗi vùng đất có một cái chợ riêng cho mình và lưu giữ độc quyền một giá trị. Ở thành phố chợ đông đến tận khuya. Ở đồng bằng, chợ miền quê, chợ duyên hải có khi là một buổi mua bán ngắn ngủi vào bình minh hay chiều tối thường gọi là “chợ mai” hay “chợ chiều”. Rồi chợ “phiên” miền núi lâu lâu mới họp một lần, theo từng phiên cố định trong tháng, tuần.

Theo chân Nhị Lang với du ký Tiếng cồng vang chốn rừng xanh, để thấy được những nét độc đáo trong một dịp, tác giả chứng kiến buổi khai trương Chợ phiên Lương Sơn (Hòa Bình). Tác giả ghi lại thời khắc bắt đầu bằng âm hưởng đậm chất văn hóa vùng Tây Bắc. Đó là tiếng Cồng (cồng chiêng) - một loại nhạc cụ phổ biến của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

"C…ồ…ồ…n…g…! C…ồ…ồ…n…g…!

Hội - hè quan gọi chúng ta, Gặp nhau ta hát một vài câu vui!

Chợ - Phiên Lương - sơn!" [28].

Dù tác giả cho biết mục đích của buổi Chợ Phiên là "để lấy tiền giúp

quỹ Pháp - Việt Bác - Ái", nhưng chính tác giả cũng hoài nghi "tổ chức Chợ - Phiên ở một nơi như thế, liệu kết quả có khá tốt tươi được chăng?", khi mà

nó được tổ chức "giữa một nơi quanh năm chỉ non xanh rừng thẳm". Tuy

nhiên, sau những tiếng "cồng" mời gọi của các cô gái Mán, cô gái Mường đang quyến rũ khách về "tề tựu nơi châu lỵ tối nay" là một không khí tươi vui, náo nhiệt: "Bao nhiêu "giai nhân" ở khắp trong châu tối nay đều đủ mặt

khăn vuông trắng bao đầu, lộ đôi con mắt đen nháy, cặp răng cũng đen nháy, chiếc yếm thêu căng lấy ngực, lòa xòa trong chiếc xiêm đen, hai tà áo trắng dài rủ xuống quét đất, coi thực có cái "vị" khác những giai nhân tân - thời chốn đô - thị dưới ta. Thực là lạ mắt! Thực là khác hẳn những cảnh mắt thường ta thấy" [28]. Cái háo hức của người dân tộc vùng cao đến chợ phiên

như sự mong chờ của những đứa trẻ đến ngày Tết được xúng xính quần áo mới. Những cô gái xuống chợ trong những bộ trang phục đẹp nhất, rực rỡ nhất, họ đi chợ mà như là đi hội, làm cho sắc xanh của núi rừng như được chấm phá, tô điểm bởi những sắc màu từ trang phục của họ từ nhiều nơi dồn đến tại chợ phiên, làm nên một ngày hội của sắc màu.

Chợ phiên chính thức được khai mạc. Với người dân tộc vùng cao, đến chợ phiên không chỉ để mua bán, trao đổi mà còn là dịp để gặp gỡ, giao lưu tâm tình, uống với nhau vài chén rượu ngô, cùng chuyện trò… đôi khi lại là cuộc thi sắc đẹp của các cô Nàng: "Mắt ta nhìn luôn cái nhan sắc và y phục tân thời dưới

miền kinh đã quen, đã nhàm, bữa nay được đổi "mơ - nuy" được thưởng thức các bông hoa Rừng đang e lệ yểu điệu từng bước trên chiếc cầu tre dựng trước nhà chào kia. Cô nàng xinh tươi Đinh thị-Nụ ái nữ bà châu Đinh - lệ - Chung ở Kệ sơn và cô Hoàng - thị Liên người kinh vận y - phục Mường, thực xứng đáng giải nhất Hoa - khôi" [28]. Không chỉ là vẻ đẹp nền nã, chất phác của các cô gái dân tộc,

các "Phái khỏe đường rừng" cũng được dịp phô diễn vẻ đẹp khỏe khoắn, cường tráng trong môn thi tài bắn Nỏ: "các bạn trai, nước da ngăm ngăm, vẻ mặt chất

phác, bắp thịt tay nổi cuộn, bận những y phục đẹp nhất, sáng nhất để dành những ngày đại hội mới dùng, đang cùng nhau đua tài bắn nỏ. Mỗi phát tên trúng hồng tâm, lại một hồi vỗ tay hoan hô. Cái vẻ rắn rỏi mà chất phác của các con trai Mường lại thẩy hửng lên, vui sướng!". Không chỉ là các cuộc thi sắp đẹp và thi tài,

Chợ Phiên Lương Sơn còn hội tụ "đủ mọi trò vui. Nào là đánh vật, uống rượu

Trong du ký Sau tám năm trở lại thăm Laokay, Nhật Nham cũng nhắc đến văn hóa Chợ phiên và một cách tiếp thị độc đáo của người Mèo vùng Tây Bắc "Bà Bang cho biết: cứ đến vụ, nhiều bạn ở xa viết thư về nhờ mua

nên người Mèo quen khách hàng, cứ đến phiên chợ lại thi nhau đem vải đến tận nhà mời mua” [51].

Không gian phiên chợ không chỉ là không gian mua sắm mà còn là không gian của ngày hội. Tới phiên chợ, người già quên thời gian, người trẻ đi ngược lịch sử, các em bé tạo ra các câu chuyện khác về một thế giới ở giữa thực và ảo. Người mua, kẻ bán, khách gần, khách xa, mua hồ hởi, bán phấn khởi, thăm quan thích thú, ai cũng đạt được mục đích của mình, để rồi trở lại đời thực với ấn tượng khác, dự định khác, cái nhìn khác… Quả thật đi chợ, cũng là lúc con người ta chìm đắm trong một biểu cảm của một sắc thái Việt, một thứ văn hoá sống động chứa chất đầy một tính duy cảm.

Với mỗi người dân Việt Nam, chợ phiên mãi là nét văn hoá của một thời để nhớ. Chợ phiên chứa đựng trong sâu thẳm những kỷ niệm của quá khứ và những nét văn hoá xưa không dễ gì quên được. Những phiên chợ đã trở thành một phần trong đời sống văn hóa, đi vào tiềm thức của mỗi người với những hình ảnh mộc mạc, thân quen và cũng rất tự nhiên như tâm hồn, bản tính người Việt. Các phiên chợ chính là nơi lưu giữ những phong tục truyền thống, đặc trưng của mỗi vùng miền khác nhau.

Trong không khí tưng bừng như ngày hội - văn hóa của Chợ Phiên Lương Sơn, trong Tiếng cồng vang chốn rừng xanh, Nhị Lang còn cho bạn đọc thấy

một nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Mường. Đó là không gian diễn xướng của tiếng Cồng chiêng: "Các cô Mường con nhà dân - giã, lòa xòa trong

các bộ áo màu trắng, kéo nhau đi trên chiếc cầu, vừa đi vừa đánh cồng. Một cảnh lạ mắt cho các bạn đường xuôi…" [28]. Cồng chiêng là nhạc cụ mang giá

trị văn hóa quan trọng trong đời sống cộng đồng của đồng bào dân tộc Mường. Cồng chiêng tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống người Mường từ khi

sinh ra cho đến khi về với đất mẹ. Chính vì vậy, người Mường coi cồng chiêng là báu vật trong ngôi nhà của mình và giữ gìn qua các thế hệ.

Không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường bắt nguồn từ truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời và được khẳng định trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật và được kế tục qua nhiều thế hệ. Văn hóa cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng đã ăn sâu, bám rễ vào mọi mặt đời sống của đồng bào dân tộc Mường. Cộng đồng người Mường quan niệm cồng chiêng là biểu tượng của dân tộc và mang giá trị rất lớn.

Tác giả Đặng -v- Đàm trong bài ký Khảo cứu về người Mường, theo khảo cứu của tác giả thì: "Nghĩa tiếng "Mường là gì? Mường nghĩa là làng, như

mường động (Vĩnh đồng) mường Cời (Kệ - sơn), mường lai để chỉ một khu vực khá rộng hơn như mường Bi, mường Thàng (Thạch - bi, Cao phong) là những mường gồm nhiều các mường nhỏ khác mà thành. Mường lại còn để chỉ một chức quan, dòng con thứ nhà lang, cầm quyền cai trị một mường. Còn như người Hòa Bình là mường thì chỉ có ta gọi thế thôi, chứ người mường họ gọi ta là người ngoài (ngoài tỉnh hay ngoài chợ) mà tự gọi là người trong (trong làng cũng như ta gọi là người đường ngoài (ngoài Bắc) với người đường trong (trong Trung Nam Kỳ) vậy" [10]. Tiếp đó, tác giả lý giải về cội rễ người Mường. Thuyết thứ nhất, gốc người Mường là do "đôi chim đẻ được trăm

chứng…", thuyết thứ hai là thuộc "dòng dõi họ nhà lang trên mường bây giờ, xưa vốn là con cháu thứ đức vua Hùng". Đặc biệt ở bài ký này, độc giả được

biết đến cách lấy lửa của người Mường: "Chuyện lửa. Thủa ấy dân gian vẫn

phải ăn sống nuốt tươi (…) Khi ấy có một người bỗng tìm cách lấy lửa. Người ấy tên là Tả - cạm - Cọt (người Mường kêu Tả cạm Cọt là hòn nhui). Cọt tìm được cách lấy lửa, nhưng còn giữ kín, chưa đem dạy bảo ai. (…). Bây giờ Cọt mới ngồi kéo lửa. Bẩy người ghé qua khe bồ xem Cọt. Khi lửa đã bùng lên rồi, Cọt mới mở bồ ra. Bảy người đều múa tay deo hò, nhận lấy lửa rồi từ dã ra về, dùng lửa ấy nấu nướng cho lang ăn. Rồi lại dậy cho mọi người biết cách lấy

lửa. Người Mường biết dùng lửa trước từ đấy. Cách lấy lửa của người Mường như sau này: lấy hai sợ mây vắt chéo vào nhau mà kéo. Khi thấy nẩy khói thì lấy mùi - dùi để vào cho lửa bén lên" [10]. Đây chính là kết quả khảo cứu mang

giá trị văn hóa sâu sắc, cần được lưu giữ như một minh chứng về sự hình thành và phát triển của một bộ phận dân tộc thiếu số sống ở vùng núi rừng Tây Bắc.

Năm 1944, tác giả Ngọc Ước có phóng sự - du ký Miền thượng du Bắc

Kỳ, những trang ký, với cách quan sát tỉ mỉ của nữ nhà báo đã cho độc giả thấy những nét độc đáo trong cung cách làm nhà và lối sống của người dân vùng cao. Kiến trúc nhà của người dân vũng cao đơn sơ và thuận theo lẽ tự nhiên: “Nhà nào cũng như nhà nấy, cách kiến trúc đơn sơ. Họ chặt cây trong

rừng về đẽo cho thẳng rồi cây nọ buộc vào cây kia bằng sợi mây chứ không cần đến một lỗ đục, một con xẻ. Nhà chia làm hai từng, từng trên người ở, từng dưới nuôi súc vật. Chung quanh là vườn, trồng hỗn tạp một vài thứ cây ăn quả. Qua cầu thang gỗ đặt chân lên sàn nhà. Sàn làm bằng nứa (tre), thứ nứa to khổ tách đôi, ken giáp lại với nhau và nhờ người qua lại cọ vào mình nứa trở nên láng bóng như ngà. Giữa sàn ngăn một ô vuông hình chữ nhật, chắn bốn tấm gỗ bốn bên, rộng chừng 2, 3 thước vuông để làm nhà bếp. Bếp không bao giờ tắt ngọn lửa, không nấu nướng cũng chất củi để đó” [90]. Và theo khảo sát của

Đặng Trọng Khang trong Cuộc hành trình từ Laokay đi Lai châu: "Ở đây lẫn lộn vừa Mèo, vừa Thổ trong một cái xóm con. Nhà làm như kiểu nhà bè, thấp, hẹp, hôi hám, vì ở dưới sàn là chỗ nuôi trâu, bò, ngựa, lợn" [25].

Có thể thấy, ngôi nhà truyền thống dân tộc với cách xây dựng, và khai thác vật liệu hoàn toàn tự nhiên từ rừng hoặc vườn nhà. Nhà được xây dựng hoàn toàn thủ công, dựa trên sự đoàn kết cộng đồng “Mỗi khi người dân

muốn làm nhà thì chỉ có việc trình với ông Bản; ông Bản họp làng cắt mỗi nhà một hay hai người đến làm tiếp. Họ chia nhau mỗi người một việc, chỉ trong vài hôm là nhà đã hoàn thành” [90]. Không gian thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên, công năng sử dụng cũng linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh và đặc trưng vùng miền.

Khi quan sát thực tế đời sống người dân, tác giả Nhật Nham ghi lại vài nét khái quát về dân số và hình thức quản lý bản Mường Hòa: “Theo tục dân

thượng du Bắc Kỳ, nhà vùng này không họp thành làng, thỉnh thoảng lơ thơ vài cái ở dưới chân núi. Nếu tính số kiến ốc thì vùng đó được độ 30 nóc nhà. Dân ở đây phần nhiều là người Mèo và lẫn một ít Mán, Thổ, có kì mục, sèo phái, binh dầu, giáp trưởng trông nom dưới quyền phó lý, lý trưởng và Bang tá” [51].

Xuất phát từ truyền thống, ngôi nhà của người dân tộc đã coi trọng bậc nhất yếu tố hòa nhập hữu cơ với thiên nhiên. Do đó ngôi nhà thường được đặt một cách khéo léo trên nền đất dốc tự nhiên, không san gạt, được xây dựng thành các khuôn viên với hàng rào mềm gắn kết cộng đồng; hệ thống hạ tầng được bố trí khéo léo bám theo địa hình; những khu vườn, rừng được chăm sóc; ruộng nương được canh tác màu mỡ… Tất cả đã góp phần tôn tạo, gìn giữ sinh thái tự nhiên ở các vùng cư trú của đồng bào, phát triển hài hòa bền vững trong việc xây dựng và phát triển từng khu vực cũng như toàn cộng đồng.

Ở Cuộc hành trình từ Laokay đi Lai châu, tác giả cho ta thấy tập quán canh tác và thói quen sinh hoạt rất đặc thù người Thổ trắng ở Lai Châu: "Dân Thổ đốt cây thành nương trên nhưng núi đất, có khi lại cày cấy ngay ở

bên đường. Tối cấu một bông thóc xem thì là bông lúa nếp, mà những hạt gạo to gấp rưỡi những hạt gạo ở dưới ta. Họ không éo mạ như ta mà trồng ngay bằng hạt thóc, gọi là lúa lốc. Khí hậu ở đây tốt, lúa bón bằng chất cây cỏ mục nát nhiều màu hơn "phốt phát" của ta. Nhưng lúa một năm chỉ cấy một vụ tháng mười thôi, tháng năm hay mưa, không lợi. Họ còn biết tìm hoa màu khác nữa, nên trồng ngô, khoai, đỗ, rứa, cây bông. Họ không chăn tằm, nhưng lấy bông giệt vải. Họ bảo cơm nếp no lâu, vải sợi mặc bền nên họ trồng bông mà gạo tẻ thì bán cho ta " [25].

Những nét độc đáo trong cách ăn mặc của người Thổ trắng cũng được khắc họa: "Đàn - ông thì mặc quần áo xoàng xĩnh, nhưng đàn bà ăn mặc câu

phần nhiều hay mặc áo cộc trắng. Kiểu áo nịt, giữa ngực xẻ một đường bằng vải hay nhiễu đen, có hàng com bướm chạm bạc, thay làm cúc. Áo chỉ che vú, còn vẫn để hở lườn, rồi bịt thêm một miếng vải thâm rộng và dài từ chỗ hở hở ấy xuống đến tận mắt cá. Miếng vải ấy tức là quần ngoài, nhưng phần trên bao giờ cũng khâu thêm ba đoạn vải mùi giấu ở trong, phòng khi đến chơi những chỗ lịch - sự, thì lộn trái ra mặc" [25].

Không chỉ độc đáo trong trang phục mà còn lạ và hấp dẫn ở chính cách họ làm ra trang phục. Tác giả Nhật Nham trong Sau tám năm trở lại Lao Kay, giới thiệu một thứ vải truyền thống: “Có mấy người vào mời bà Bang tá mua vải Mèo. Nhân thế mà tôi biết được một thứ vải gai của họ tự chế ra bằng gai lấy ở rừng. Vải này đã trắng, rất bóng và mịn mặt; nhiều người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du ký về vùng tây bắc việt nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 41 - 51)