Tác giả, tác phẩm du ký về vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du ký về vùng tây bắc việt nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 31 - 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Tác giả, tác phẩm du ký về vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX

Các tác giả du ký viết về vùng núi Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX chủ yếu xuất thân là những nhà trí thức chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Đông và Tây. Họ đều là nhà văn hoặc ký giả báo chí thích phiêu lưu, khám phá và có cơ hội đi du lịch để viết du ký.

Khảo sát trên các sách báo, tạp chí thấy xuất hiện các trang du ký viết về vùng núi Tây Bắc hoặc trên đường lên vùng cao Tây Bắc với tên tuổi Nhật Nham Trịnh Như Tấu, Nguyễn Tụng, Đặng -v- Đàm, Tản Đà, Lan Khai, Ngọc Ước, Nhị Lang, Nguyễn Đức Thang, Bùi Xuân Học, Roi-Song, Tam Lang,Việt Dân... Các tác giả này đều là nhà văn, ký giả báo chí qua thăm các tỉnh Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Lào Cai - Yên Bái và sau đó thuật chuyện lại. Những chuyến đi ngược miền Tây Bắc của những ký giả vừa là để thỏa mãn khát vọng được nhìn ngắm thiên nhiên, con người vừa là những chuyến đi thực nghiệm của công việc viết văn, rèn luyện một thể tài văn học hiện đại là du ký.

Đội ngũ tác giả viết du ký về Tây Bắc khá đông đảo. Dù là cùng một điểm đến nhưng câu chuyện và cách kể của mỗi tác giả trong mỗi bài du ký đều mang nặng dấu ấn của riêng. Điểm danh các tác phẩm du ký về vùng Tây Bắc có thể thấy nổi bật lên những tác phẩm sau: Một buổi săn đêm - Lan Khai (Loa, số 14, tháng 5- 1934), Sau tám năm trở lại thăm Laokay - Nhật Nham Trịnh Như Tấu (in hai kỳ trên Tạp chí Tri Tân, số 46 và 47, tháng 5-1942), Miền thượng du Bắc Kỳ - Ngọc Ước (in ba kỳ trên Nam Kỳ tuần báo, số 74, 75, 76-1944), Một sự đi chơi Laokay- Tản Đà (Tạp chí An Nam, số 25), Tiếng cồng vang chốn rừng xanh - Nhị Lang (Trung Bắc Tân văn, số 10- 1940), Cuộc hành trình từ Laokay đi Lai châu- Đặng Trọng Khang (Hà Thành ngọ báo, số 20, tháng 3-1934), Cuộc kinh lý của

quan Thống sứ Tholance tại Sơn La và Lai Châu - Bùi Xuân Học (Hà Thành ngọ báo, số 1915- 1934), Khảo cứu về người Mường- Đặng -v- Đàm (Đông

phương, số 21-1929), Đưa các bạn lên thăm đất "núi rừng"- Roi-Song (Hà Thành ngọ báo, số 2021- 1934), Lạc trong giang sơn Đinh, Quách- Tam Lang,

Việt Dân (Hà Thành ngọ báo, từ số 2181 đến 2305, 1934-1935), Hai ngày dưới

bóng núi Fan-Si-Pan- Nguyễn Tụng (Tin mới, số 182, 1940)…

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy những trang du ký về miền quê vùng cao và những thắng cảnh trên con đường ngược về xứ núi vừa có ý nghĩa văn chương vừa là những tư liệu khảo sát, điền dã, ghi chép sinh động về địa lý, lịch sử, phong tục tập quán, góp phần giúp độc giả và khách du lịch thời hiện đại chúng ta hiểu rõ hơn hiện trạng cảnh quan và đời sống người dân vùng cao Tây Bắc cách ngày nay xấp xỉ gần một thế kỷ.

Tiểu kết chương 1

Du ký có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, khởi nguồn từ văn học trung đại và phát triển cho đến nay. Nửa đầu thế kỷ XX là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận của thể tài du ký. Sự phát triển nở rộ của du ký xuất phát từ sự vận động nội tại của thể loại và những yếu tố khách quan mang lại. Du ký giai đoạn này đã đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.

Du ký viết về Tây Bắc đầu thế kỷ XX là một bộ phận quan trọng làm nên diện mạo đa dạng của du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống bình dị; những nét đẹp trong văn hóa, phong tục tập quán cũng như sự chuyển mình của Tây Bắc đều được các tác giả ghi chép trong những trang du ký một cách tự nhiên và chân thật. Những nét đặc sắc về phương diện nội dung và phương thức thể hiện của du ký Tây Bắc sẽ được người viết làm rõ trong hai chương tiếp theo của luận văn.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA THỂ TÀI DU KÝ VỀ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du ký về vùng tây bắc việt nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)