Số lượng học sinh, sinh viên ra trường hàng năm

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 45)

Theo niên giám thống kê 2006, tổng số cán độ bộ y tế toàn ngành ước tính có khoảng 271.149 người, trong đó tổng số cán bộ có trình chuyên môn y, dược từ trung cấp trở lên là 211.813 người, có trình độ đại học là 64.074, trình độ cao đẳng, trung cấp 148.701 người. Như vậy, nhu cầu tuyển thêm nhân lực để bù đắp số về hưu, nghỉ việc, chuyển công tác (ước tính khoảng 5%), và để tăng trưởng (ước tính khoảng 5%) cộng với 10% số cán bộ y tế làm việc trong lĩnh vực y tế tư nhân thì số cán bộ y tế cần thêm hằng năm là 20% tương ứng với: 54.230 người, trong đó tổng số cán bộ có trình độ chuyên môn y, dược từ trung cấp trở lên là 43.363 người, có trình độ đại học là 12.815, trình độ cao đẳng và trung cấp 29.740 người.

Bảng 2.2. Ước tính nhu cầu đào tạo nhân lực y tế đến năm 2015

(Ước tính dân số cả nước: 90 triệu)

Năm 2006 Ước vào 2015

Tỷ lệ /1 vạn dân (2006) Số lượng 2006 Mục yiêu đến 2015 /1 vạn dân Số lượng cần 2015 Cho tư nhân (khoản g 10%) Bổ sung cho về hưu và phát triển (khoảng 10%/năm Tổng cần có đến 2015 Số cần bổ sung đến 2015 Số cần đào tạo hàng năm

a b c d=c*DS /1van e f=b*0.05 g=d+e+f g=f-b i=h/9 Nhân lực y tế chung 31 271.149 41 369.000 36.900 570.133 976.033 704.844 78.320 27.300 Bác sỹ 6 52.413 8 72.000 7.200 110.207 189.407 136.994 15.222 4.700 Dược sỹ 1 10.700 2 18.000 1.800 22.498 42.298 31.598 3.511 1.600 Điều dưỡng + Cán bộ y tế khác 24 208.036 31 279.000 27.900 437.428 744.328 536.292 59.588 21.000

Nguồn: Tính theo mục tiêu về nhân lực y tế đến năm 2015 theo Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Số liệu ước tính nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế đến năm 2015 cho thấy: số cán bộ y tế bậc đại học ra trường hàng năm vào thời điểm năm 2015

vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển của các cơ sở y tế công lập và tư nhân kể cả ở điều kiện lý tưởng là tất cả học viên ra trường đều đi làm và được tuyển dụng đồng đều giữa các vùng miền. Điều này cho thấy khả năng đáp ứng của các cơ sở đào tạo hiện nay còn xa mới đạt được nhu cầu phát triển của xã hội đặc biệt là với đội ngũ cán bộ y tế có trình độ đại học trở lên.

Năm 2008, các trường cung cấp khoảng gần 6.000 nhân viên y tế bậc đại học mới bao gồm các chuyên ngành: bác sỹ đa khoa, dược sỹ đại học, bác sỹ răng hàm mặt, bác sỹ y học cổ truyền, cử nhân y tế công cộng, cử nhân điều dưỡng, cử nhân kỹ thuật viên. Những năm tới, số lượng này sẽ tiếp tục tăng rất nhanh, đặc biệt là đối tượng bác sỹ, do các trường đều tăng chỉ tiêu đào tạo trong thời gian qua và mới thành lập một số trường đại học như Đại học Răng hàm mặt, Đại học Điều dưỡng Nam Định, Đại học Kỹ thuật Y học Hải Dương (biểu đồ 2.1). Một số trường đào tạo đa ngành công lập và ngoài công lập cũng tham gia vào đào tạo nhân lực y tế.

Biểu đồ 2.1. Ước tính số sinh viên bậc đại học các chuyên ngành ra trường hàng năm

Nguồn: Báo cáo hiện có và số lượng tuyển sinh hàng năm của Vụ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Y tế.

Theo thống kê chỉ số cán bộ y tế phục vụ 10.000 dân từ năm 1990 - 2006 tăng dần theo năm, từ 26,5 cán bộ lên 32 cán bộ/10.000 dân. Tuy nhiên, so với các ngành kinh tế khác, sự tăng trưởng này diễn ra chậm, do hệ thống các cơ sở đào tạo y dược quy mô tăng chậm hoặc sự hạn chế trong các định mức cán bộ y tế không thay đổi hàng chục năm nay, vì thế số lượng cán bộ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của cả hệ thống y tế.

Cùng với xu hướng tăng chung về số cán bộ y tế/1vạn dân trong cả nước, hầu hết các vùng kinh tế đều có sự gia tăng về số lượng bác sĩ. Số bác sĩ phục vụ 1vạn dân từ năm 2001 - 2006 tăng từ 4,1 bác sĩ lên 6,2 bác sĩ/1vạn dân, nhưng các tỉnh vùng sâu, vùng xa tỷ lệ này lại rất thấp, ví dụ: Đồng Tháp chỉ đạt 4,2 bác sĩ/1vạn dân; Lai Châu 3,3 bác sĩ/1vạn dân…

Đối với ngành Dược, nếu chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn 2001 - 2010 phấn đấu có 1,5 dược sĩ đại học/1vạn dân, thì chỉ số này rất khó có thể đạt, nhất là các tỉnh vùng cao, vùng sâu, vùng xa, ví dụ: Đồng Tháp tỷ lệ dược sĩ đại học đạt 0,2/1vạn dân; Lai Châu dược sĩ đại học đạt 0,1/1vạn dân; Đồng Nai dược sĩ đại học đạt 0,21/1vạn dân…

Tuy số dược sĩ đại học ra trường hàng năm tại các cơ sở đào tạo đều tăng đáng kể trong những năm qua, nhưng do quy mô tuyển sinh hàng năm của ngành Dược rất hạn chế, nên một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp ngành Dược không vào làm việc tại các cơ sở y tế công lập hoặc làm các công việc không đúng chuyên môn đã được đào tạo, mà đi làm cho các công ty thuốc nước ngoài, công ty TNHH kinh doanh thuốc. Như vậy, đang có sự bất cập trong sự dịch chuyển nhân lực dược có trình độ đại học trong toàn quốc theo xu thế tăng đối với hệ thống y tế tư nhân và không tăng hoặc giảm đối với hệ thống y tế công lập.

Đối với khu vực bệnh viện, tỷ lệ điều dưỡng/1 bác sĩ cần phải đạt 2,5 - 3,5/1, tuy nhiên ở nước ta tỷ số này thường rất thấp, mới đạt 1,7/1 và càng ở

bệnh viện tuyến trên, tỷ số này càng thấp. Sự mất cân đối này thể hiện sự bất cập, gây khó khăn cho tổ chức khám chữa bệnh tại các bệnh viện nói riêng

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 45)