Đội ngũ cán bộ giảng dạy

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 40)

Là trường đào tạo thuộc khối ngành Y nhằm mục đich chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Vì vậy đòi hỏi người cán bộ y tế phải có phẩm chất chính trị, có kiến thức, có kỹ năng tay nghề, có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc tại các tuyến y tế, vì vậy việc lựa chọn đội ngũ giảng viên của các trường đại học y dược rất kỹ, thường là những người giỏi, xuất sắc mới được giữ lại trường. Giảng viên của các trường đại học y dược phần lớn đã qua có thời gian tu nghiệp ở nước ngoài và bắt buộc phải kiêm nhiệm hay làm việc ở các bệnh viên, vì vậy giảng viên các trường đại học y dược có ngoại ngữ và khả năng thực hành tốt.

Theo số liệu thống kê từ báo cáo của 44 trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành nghề về y dược, cho thấy, tổng số giảng viên cơ hữu là 6.910 người và giảng viên thỉnh giảng là 2.952 người. Trong đó, số giảng viên cơ hữu của các trường đại học 71,8% và các trường cao đẳng là chiếm tỷ lệ 28,2%.

Một số trường có tỷ lệ giảng viên cơ hữu cao như trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng Y Hà Nội, Đại học Y Hải Phòng… Như trường Đại học Y Hải Phòng hiện có 120/185 giảng viên cơ hữu có trình độ trên và sau đại học đạt tỷ lệ 64,8% và có 125 cán bộ thỉnh giảng đều có trình độ sau đại học. Hiện trường có 45 cán bộ đang theo học các lớp sau đại học, trong đó có 10 NCS, 35 cao học và hàng chục cán bộ đang theo học các khoá học thực tập sinh và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ở trong và ngoài nước. Đây là yếu tố thuận lợi thúc đẩy quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của trường.

Bên cạnh đó một số trường có đội ngũ giảng viên cơ hữu không cao, như trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường hiện tại có 81 người, trong đó có 01 tiến sĩ, 10 thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I là 06 người, giảng viên có trình độ đại học: 37 người, trình độ cao đẳng 13, còn lại là trình độ trung học.

Trong số các trường đại học y dược, trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh có số giảng viên cơ hữu cao nhất (905 người) và trường đại học Răng - Hàm - Mặt có số giảng viên cơ hữu thấp nhất (51 người). Trong số các trường cao đẳng y dược, trường Cao đẳng Y tế Hà Nội có số giảng viên cơ hữu cao nhất (120 người) và Cao đẳng Y tế Tiền Giang có số giảng viên cơ hữu thấp nhất (33 người).

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có chức danh giáo sư chung của các trường đại học và cao đẳng y dược là 0,77%, trong đó tỷ lệ giảng viên cơ hữu có chức danh giáo sư ở các trường đại học là 1,01% và các trường cao đẳng là 0,16% .

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ TS của các trường đại học và cao đẳng y dược là 21,97%, trong đó tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ TS ở các trường đại học y dược là 29,13% và tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ TS ở các trường cao đẳng y tế là 3,72% .

Tuy nhiên, qua thống kê, có thể nhận thấy một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo nhân lực ngành Y tế chính là tỷ lệ giảng viên cơ hữu/giảng viên thỉnh giảng chưa đảm bảo 70% ở hầu hết các trường trung học, cao đẳng và cả một số trường đại học công lập. Tại các trường thuộc khối ngành Y thường có nhiều giảng viên kiêm nhiệm ở các bệnh viện nhưng nếu không có chuẩn sư phạm cho đội ngũ này thì sẽ ảnh hưởng nhiều tới chất lượng đào tạo.

Công tác đào tạo giảng viên cho tới nay cũng chưa được chú ý đúng mức. Trước đây chưa có đánh giá nào về chất lượng giảng viên trong các trường đào tạo y dược. Chuẩn giảng viên mới bắt đầu đặt ra đối với các

trường trung cấp va cao đẳng mà chưa áp dụng cho trường đại học một cách cụ thể.

Đối với các trường cao đẳng y dược chỉ có 0,16% giảng viên có chức danh giáo sư và 3,72% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 28% có học vị thạc sĩ. chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2, các trường trung cấp y dược chỉ có 3,5% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 27% thạc sĩ , chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2.

Một trong những vấn đề cũng đang và sẽ là những thách thức đối với chất lượng đào tạo các trường ngành Y là hiện tượng ngày càng thiếu những giảng viên có trình độ, học vị chức danh cao dạy ở các chuyên khoa không hấp dẫn như hệ dự phòng, các bộ môn hệ cận lâm sàng, một số hệ lâm sàng như lao, tâm thần, nhi..

Bên cạnh đó, học trên lâm sàng tại bệnh viện đối với trường y và thực hành tại cơ sở sản xuất thuốc của các trường dược cần có đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm thực tế nhưng đối với các trường đại học y giáo viên kiêm nhiệm không nhiều nên vấn đề chất lượng học lâm sàng chưa đươc đặt ra.

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 40)