0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Hệ thống y tế và nguồn nhân lực y tế Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26 -34 )

Hệ thống y tế nước ta bao phủ khắp toàn quốc có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, thôn, bản, xã. Theo thống kê số cán bộ y tế phục vụ 10.000 dân từ năm 1990 - 2004 (26,5 - 29,5 cán bộ/10.000 dân), bao gồm cả cán bộ y tế ở Trung ương và các Bộ ngành.

Thời kỳ đổi mới, 1986-2000, ngành Y tế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và phát triển, đặc biệt là cán bộ y tế xã, phường được hưởng phụ cấp hoặc lương như cán bộ y tế trong biên chế Nhà nước. Công tác phòng bệnh và phòng chống dịch bệnh đã được triển khai mạnh mẽ và chủ động. Hệ thống khám chữa bệnh đã được đầu tư nâng cấp và thực sự có những tiến bộ mới. Thời kỳ này, thực hiện Nghị định 95/CP và 33/CP của Chính phủ về thu một phần viện phí và Nghị định 58/CP về bảo hiểm y tế. Mạng lưới y tế tư nhân có kiểm soát đã được phát triển nhanh chóng, với sự tăng số lượng các cơ sở y tế. Hệ thống y dược học cổ truyền được củng cố và phát triển. Công tác đào tạo đã chuyển biến tích cực, bước đầu đáp ứng nhu cầu cán bộ cho y tế cơ sở, cũng như cán bộ cho các chuyên khoa, y tế chuyên sâu. Công tác quản lý, sản xuất, cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã có nhiều tiến bộ.

Các chỉ tiêu sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Theo đánh giá của Cơ quan Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam đứng vào hàng các nước có thành tựu nổi bật về y tế so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP). Tuổi thọ trung bình đã tăng từ 65 tuổi năm 1989 lên 68 tuổi năm 1999

và 72,8 tuổi năm 2010. Các tỷ suất chết mẹ và trẻ em đã giảm xấp xỉ 2 lần trong vòng 10-15 năm. Năm 2000, tỷ lệ chết mẹ còn 0,8‰ và tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi còn 36,7‰. Một số bệnh đã được thanh toán và loại trừ theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới...

Thành tựu có ý nghĩa nhất trong giai đoạn này là đã xây dựng được mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp cả nước, từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã, từ đồng bằng trung du, các vùng xa xôi hẻo lánh đến tận biên giới hải đảo và đang mở rộng khắp thôn xóm bản làng với hơn 10.000 trạm y tế xã, y tế cơ quan xí nghiệp. Nhờ mạng lưới đó Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới đề ra là: Sức khỏe cho mọi người năm 2000.

Phát huy những kết quả đã đạt được trong thời kỳ đổi mới, ngành Y tế tiếp tục được củng cố, kiện toàn và phát triển cho phù hợp với tình hình mới, khi nền kinh tế được chuyển hướng mạnh sang quản lý theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự ủng hộ và hợp tác tích cực của các bộ, ngành, đặc biệt là sự kiên trì phấn đấu, không ngại khó khăn, gian khổ của toàn thể cán bộ công chức, viên chức ngành Y tế, sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã phát triển vượt bậc và thu được những thành quả to lớn.

Các chỉ tiêu sức khỏe của nhân dân được nâng lên rõ rệt và tốt hơn nhiều so với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Nước ta đứng vào hàng các nước có thành tựu nổi bật về y tế so với tổng thu nhập quốc dân, chỉ số phát triển con người của Việt Nam tiếp tục tăng lên trong suốt thập kỷ qua; chúng ta đã thanh toán được bệnh bại liệt, khống chế được bệnh uốn ván sơ sinh, sởi, ho gà, bạch hầu; tỷ suất chết mẹ, chết trẻ em giảm rõ rệt; tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã đạt 72,8 tuổi. Đặc biệt năm 2009, lần đầu tiên ngành Y tế hoàn thành vượt kế hoạch đối với 04/04 chỉ tiêu được Quốc hội giao, đáng chú ý là đạt được mức giảm sinh 0,2‰ và hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống mức 18,9%. Ngành Y tế cũng đã hoàn

thành 15/15 chỉ tiêu được Chính phủ giao, trong đó có 6 chỉ tiêu được hoàn thành vượt kế hoạch, gồm chỉ tiêu về tuổi thọ trung bình (đạt 72,8 tuổi so với kế hoạch là 72 tuổi), tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (đạt dưới mức kế hoạch là 16%), tỷ lệ trẻ đẻ có trọng lượng dưới 2,5kg (đạt 5,2% thấp hơn so với mức kế hoạch là 6%), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (đạt 18,9% thấp hơn so với mức kế hoạch là 19%), tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân (đạt 7 bác sĩ cao hơn so với mức 6,5 bác sĩ theo kế hoạch) và tỷ lệ xã có trạm y tế (đạt 98,2% cao hơn mức kế hoạch là 98%).

Đã chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh. Nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi, như dịch tả, dịch hạch, sốt rét... Đặc biệt, chúng ta đã khống chế thành công dịch SARS, dịch cúm A/H5N1, dịch cúm A/H1N1 - những loại dịch bệnh cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe con người. Thành công này đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao và nâng cao uy tín của ngành Y tế Việt Nam trên thế giới.

Để giải quyết căn bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư nguồn lực cho ngành Y tế. Ngành Y tế đã có những cố gắng vượt bậc để thực hiện thành công các nhiệm vụ được Chính phủ giao trong Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 930/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư cơ sở vật chất bằng trái phiếu Chính phủ cho y tế tuyến huyện và tuyến tỉnh, phấn đấu năm 2011 hoàn thành việc xây dựng 621 bệnh viện đa khoa tuyến huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện, và đến hết năm 2013 hoàn thành việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 78 bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung ương; 55 bệnh viện lao, 40 bệnh viện/trung tâm tâm thần, 33 bệnh viện nhi/sản nhi và 9 bệnh viện/trung tâm ung bướu, 7 khoa ung bướu của các bệnh viện đa khoa thuộc Bộ Y tế, thuộc các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố, và một số đơn vị trực thuộc Bộ Y tế để đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân theo các chuyên khoa trên địa bàn. Đến cuối

năm 2009, đã giải ngân được 90-95% số vốn thuộc kế hoạch 2008-2009 được giao; với tiến độ như hiện nay, đến cuối năm 2011 sẽ hoàn thành việc xây dựng 621 bệnh viện đa khoa tuyến huyện và khu vực liên huyện...

Công tác khám, chữa bệnh cũng có sự tiến bộ vượt bậc, không chỉ về đội ngũ y bác sĩ, mà cả về số lượng và chất lượng dịch vụ y tế. Nhiều tiến bộ kỹ thuật y học với công nghệ mới, hiện đại, tiên tiến của thế giới đã được ứng dụng thành công ở nhiều bệnh viện, như chẩn đoán hình ảnh, mổ nội soi, mổ tim hở, mổ đục thể tinh thủy bằng phương pháp Phaco, kỹ thuật mổ sọ não bằng dao Gamma, ứng dụng y học hạt nhân trong điều trị, thụ tinh trong ống nghiệm, ghép gan, thận, chẩn đoán và điều trị ung bướu,... Một số kỹ thuật chuyên môn cao đã được sử dụng thường xuyên trong nhiều bệnh viện tuyến tỉnh. Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển giao công nghệ y học hiện đại và chỉ đạo kỹ thuật từ xa cho các bệnh viện tuyến dưới đã được thực hiện thành công và trở thành hoạt động thường xuyên của nhiều bệnh viện Trung ương. Các trung tâm y tế chuyên sâu tiếp tục được đầu tư và phát triển mạnh.

Nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn kỹ thuật và chất lượng khám, chữa bệnh của y tế tuyến tỉnh, huyện, năm 2009 Bộ Y tế đã triển khai Đề án "Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh", đã luân chuyển cán bộ tuyến trên xuống hỗ trợ kỹ thuật, và nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho các cơ sở y tế tuyến dưới, các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa. Sau một năm thực hiện đã đạt được kết quả rất đáng kể, đã có 1.846 lượt cán bộ tuyến trên được cử đi luân phiên cho y tế cơ sở của những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa; 1.023 kỹ thuật thuộc 26 chuyên ngành được chuyển giao cho các bệnh viện tuyến tỉnh; khám và điều trị được trên 210.000 lượt bệnh nhân và phẫu thuật được gần 5.000 ca; đặc biệt giảm trung bình 30% tỷ lệ chuyển tuyến không hợp lý của các bệnh viện tuyến dưới.

Hệ thống văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật y tế đã dần được hoàn thiện. Cơ chế quản lý tài chính trong lĩnh vực y tế đã được nghiên cứu để đổi mới, nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn hợp pháp đầu tư xây dựng và phát triển các cơ sở y tế.

Công tác nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh theo hướng đẩy mạnh ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật y tế tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được sử dụng trong chẩn đoán, điều trị, sản xuất dược phẩm mới và sản xuất một số loại vaccin và sinh phẩm. Công tác quản lý, sản xuất, cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã được tăng cường. Ngành dược tiếp tục phát triển, đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng, giá hợp lý cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đã có nhiều tiến bộ và dần đi vào nền nếp.

Có những bước phát triển mạnh trong hợp tác quốc tế về lĩnh vực y tế. Mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa ngành Y tế Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng hoạt động, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Việt Nam.

Về hệ thống y tế cơ sở Việt Nam, cho đến năm 2007 hệ thống y tế cơ sở đang như sau:

- Tỷ lệ xã, phường có trạm y tế: 98,8% với tổng số cán bộ: 52.064 người. Bình quân số cán bộ/trạm y tế: 4,7; Tỷ lệ có trình độ từ đại học và cao đẳng: 13,4%

- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có bác sĩ: 67,38%

- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi: 93,6%

Thành tựu đáng lưu ý là các chỉ số sức khỏe của Việt Nam đã đạt ở mức ngang tầm với các nước có nền kinh tế phát triển.

Về sự biến đổi cơ chế tổ chức quản lý hệ thống y tế cơ sở trong các thập kỷ qua cũng có biến đổi rõ rệt, trước năm 1993 trạm y tế do UBND cấp

xã quản lý toàn diện. Với cơ chế khoán 10 trong nông nghiệp y tế cơ sở có nguy cơ tan rã. Từ sau 1993 (ra Nghị quyết TW 4): trạm y tế được thừa nhận nằm trong hệ thống y tế Nhà nước, được tổ chức theo địa bàn dân cư và đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng. Hiện tại, một trạm y tế có 11 nhiệm vụ (nhiều hơn so với 8 nội dung được nêu trong Tuyên ngôn Alma- Ata, 1978). Các nhiệm vụ này có thể xếp vào hai nhóm là chuyên môn, kỹ thuật và tham mưu, quản lý. Tuy nhiên chế độ và chính sách cho khu vực phục vụ y tế sát với cộng đồng này có nhiều điểm chưa phù hợp, như về mức hưởng, phụ cấp, chế độ trực, công tác phí, cơ hội được đào tạo, tuyển dụng…

Số cán bộ y tế phục vụ 10.000 dân tăng dần theo năm . Tuy nhiên, so với các ngành khác, sự tăng trưởng này không diễn ra ồ ạt, do hệ thống đào tạo cán bộ y tế chưa có sự thay đổi đáng kể hoặc do sự hạn chế trong các định mức cán bộ y tế không thay đổi hàng chục năm nay. Với tình trạng tăng rất chậm chỉ số cán bộ y tế/10.000 dân trong 15 năm (tăng thêm xấp xỉ 3 cán bộ y tế/10.000 dân) cho thấy về số lượng, cán bộ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hệ thống y tế. Thêm vào đó, nếu trong tương lai định mức cán bộ y tế tăng lên một cách đáng kể (khoảng 1.5 đến 2 lần) do thực hiện chế độ làm việc ca kíp ở bệnh viện thì tình trạng thiếu cán bộ y tế này sẽ trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.

Số cán bộ y tế tăng ở một số vùng như Đông bắc, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nhưng lại giảm ở Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, bình quân tổng số cán bộ y tế /10.000 dân ở khu vực Đông Bắc,Tây Bắc cao hơn con số này ở đồng bằng Sông Hồng. Đây là những vùng kinh tế chậm phát triển. Thêm vào đó, về chất lượng, ở đây đội ngũ cán bộ y tế có trình độ đại học trong công tác điều trị còn thấp, chủ yếu vẫn là các loại hình như y sỹ, nữ hộ sinh trung học. Số bác sĩ phục vụ 10.000 dân từ năm 2001 - 2004 có xu hướng tăng dần đều (4.1 - 4.6/10.000 dân).

Cùng với xu hướng tăng chung của cả nước, hầu hết các vùng kinh tế xã hội đều có sự gia tăng về số lượng bác sĩ. Trong đó tốc độ nhanh nhất diễn ra ở các vùng: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Đây là số liệu phản ánh việc thực hiện Nghị quyết số 46 NQ/TW đã đề ra nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực, trong đó nêu bật nhiệm vụ tăng cường đào tạo cán bộ y tế theo hình thức cử tuyển cho miền núi và Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên mức độ phát triển ở miền núi phía Bắc lại chưa thấy. Có thể nói sự phát triển nhân lực y tế về số lượng, có sự không đồng đều, cho thấy sự điều phối ở tầm vĩ mô chưa đủ mạnh.

Trong những năm qua, Bộ Y tế có chính sách ưu tiên cho các tỉnh khó khăn được đào tạo bác sĩ chính quy hệ 4 năm (chuyên tu) qua các cơ chế cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ, vì vậy xu hướng cải thiện (về số lượng) so với các tỉnh giàu hơn cùng miền.

Xu hướng này cho thấy ở từng miền, số lượng cán bộ có xu hướng chuyển dịch công bằng hơn, song đã đạt đến mức độ cần thiết hay chưa vẫn cần phải nghiên cứu tiếp về phía kết quả đầu ra từ mức tăng bác sĩ trong hệ thống y tế cũng như sự phân bố cán bộ y tế có trình độ đại học theo các tuyến.

Ngoài Tây Bắc có sự sụt giảm rõ rệt với nguyên nhân như phân tích ở trên, số dược sỹ/10.000 dân của cả nước không có biến động lớn trong khoảng 5 năm trở lại đây và giảm đáng kể, đạt tỉ lệ thấp: 0,2 vào năm 2004.

Nếu so với chỉ tiêu đã đặt ra trong chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn đến 2010 là đến 2010 chúng ta phấn đấu có 1.5 dược sĩ đại học/10.000 dân, thì con số này thật là đáng lo ngại. Nhưng có một số vấn đề đặt ra đó là con số dược sĩ đại học ra trường hàng năm tại các đơn vị đào tạo đều tăng đáng kể (2005 có 505 dược sĩ đại học tốt nghiệp, so với năm 2000 là 300).

Như vậy số dược sĩ đại học ra trường đi đâu? Đa phần họ không vào làm việc tại các cơ sở công lập hoặc làm các công việc theo đúng chuyên môn mà đi làm cho các công ty thuốc nước ngoài, công ty TNHH kinh doanh

thuốc. Rõ ràng đang có sự dịch chuyển không thích hợp nhân lực dược đại học trong toàn quốc, tăng đối với hệ thống tư nhân và không tăng hoặc giảm

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26 -34 )

×