7. Cấu trúc của luận văn
3.3. Biện pháp nghệ thuật so sánh
Theo tác giả Nguyễn Thế Truyền trong công trình nghiên cứu “Giáo trình phong cách học tiếng Việt”, ông có nêu ra một số vấn đề lý thuyết liên quan đến biện pháp tu từ so sánh như khái niệm, cấu tạo, phân loại. Đây là cơ sở để nhận định biện pháp nghệ thuật so sánh cũng như xác định vai trò của nó.
So sánh là đối chiếu hai đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng định nói tới.
Ví dụ: Nụ cười của nàng rạng rỡ như ánh dương.
Để xác định vai trò của biện pháp tu từ, chúng ta cần phải xác định cấu tạo của biện pháp. Dạng đầy đủ của một chỉnh thể so sánh tu từ bao gồm có 2 vế: vế cần so sánh (A) và vế dùng để so sánh (B). Trong đó, có 4 thành tố cấu tạo:
(1) Đối tượng so sánh (ĐTSS); (2) Cơ sở so sánh (CSSS); (3) Từ ngữ so sánh (TNSS); (4) Hình ảnh so sánh (HASS). Ví dụ:
Nụ cười của nàng rạng rỡ / như ánh dương.
Thành tố quan trọng nhất, không thể vắng mặt: hình ảnh so sánh (B). Cần lưu ý có nhiều trường hợp không đủ cấu trúc so sánh. Ví dụ:
ĐTSS CSSS A
TNSS HASS B
+ Thiếu cơ sở so sánh:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
(Ca dao) + Thiếu từ ngữ so sánh:
Gái thương chồng đang đông buổi chợ, Trai thương vợ nắng quái chiều hôm
(Tục ngữ)
Và một số trường hợp cấu trúc so sánh bị biến đổi. Khi thì vế B đứng trước vế A, khi thì vế A và vế B đứng cạnh nhau, từ ngữ so sánh đảo lên trước…
Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng Hồn tôi vang tiếng vọng cả hai miền.
(Tế Hanh, Bài thơ tháng bảy)
Bởi thế, khi xác định các câu truyện thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, chúng tôi cần lưu ý về những điểm đặc biệt này.
Có rất nhiều cách phân loại biện pháp tu từ này. Xét theo cấu tạo của biện pháp, chúng ta có thể chia ra các loại:
- A như B (như là, giống như, tựa, tựa như, dường như…)
Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
(Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Chinh phụ ngâm) - A bao nhiêu B bấy nhiêu
Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp, dạ em sầu bấy nhiêu.
Xét theo vị thế của hai vế, chúng ta có thể chia ra các loại: - So sánh ngang bằng: hai vế có vị thế ngang nhau:
Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
(Ca dao) - So sánh không ngang bằng (so sánh hơn, so sánh kém):
Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
(Mẹ - Trần Quốc Minh)
So sánh tu từ được sử dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả; So sánh giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động.
Trong cách nói hằng ngày người Việt Nam thường dùng so sánh ví von:
Đẹp như tiên giáng trần, hôi như cú, vui như tết, xấu như ma … Khiến lời nói vừa có hình ảnh vừa thấm thía. Còn trong văn bản nghệ thuật, so sánh được dùng như một biện pháp tu từ với thế mạnh đặc biệt khi gợi hình, gợi cảm. Đôi khi có những so sánh rất bất ngờ, thú vị, góp phần cụ thể hóa được những gì hết sức trừu tượng, khó cân đo, đong đếm.
Trong công trình nghiên cứu “99 phương tiện và biện pháp tu từ”, tác giả Đinh Trọng Lạc đưa ra nhận định: “Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật - logic) ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ” [15; 11]. Còn biện pháp tu từ là “những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh)
[15; 142]. Theo tác giả, trong tiếng Việt có tới 99 phương tiện và biện pháp tu từ song chúng tôi chỉ đề cập tới biện pháp so sánh và vai trò của nó bởi những lí do sau.
Một là, so sánh là một trong những biện pháp tu từ quan trọng, phổ biến, làm nên sức hấp dẫn, sự độc đáo trong các sáng tác văn học nói chung và truyện thơ Nôm Tày nói riêng. Trong văn chương, “so sánh là phương thức tạo hình, phương thức gợi cảm. Nói đến văn chương là nói đến so sánh. Trong lời nghệ thuật, so sánh tu từ đã biểu hiện đầy đủ những khả năng tạo hình diễn cảm của nó” [15; 158]. Có lẽ do chức năng nhận thức, chức năng thể hiện cảm xúc, chức năng thông tin về sự vật, hiện tượng, con người và lối cấu tạo đơn giản nên biện pháp tu từ này đã góp mặt trong rất nhiều phiến đoạn truyện thơ Nôm Tày.
Hai là, qua việc khảo sát một số truyện thơ Nôm Tày, chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện dày đặc của biện pháp này trong lời kể chuyện, cuộc hội thoại hay lời độc thoại nội tâm nhân vật người phụ nữ.
Để nhận biết biện pháp tu từ này, chúng tôi dựa vào hai tiêu chí: về mặt hình thức và về mặt nội dung (chức năng). Về hình thức, những câu truyện thơ có chứa các từ ngữ “như”, “tựa”, “dường” “chẳng khác nào”…, đồng thời xuất hiện 2 đối tượng, trong đó, một đối tượng là nhân vật nữ đang khảo sát.
Khảo sát về biện pháp này, chúng tôi thống kê được số lượng như sau:
STT TÊN TRUYỆN THƠ SỐ CÂU CÓ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH
GHI CHÚ
1 Lưu Đài - Hán Xuân 33 2 Ngọc Long 38 3 Ngọc Sinh 29 4 Nàng Kim 28 5 Tống Trân - Cúc Hoa 17 6 Phạm Tải - Ngọc Hoa 29 7 Tống Kim 42 8 Lưu Tương 53 9 Nho Hương 12
Dựa vào kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy, đây là những con số không nhỏ. Số lượng câu truyện thơ tuy nhiều nhưng số lượng câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh cũng không ít. Thông thường, một bài thơ hiện đại cũng chỉ sử dụng 1 đến 2 lần so sánh. Vậy mà, trong thiên truyện thơ này, các tác giả dân gian đã vận dụng biện pháp so sánh tương đối nhiều. Cụ thể là trong những phiến đoạn với mục đích miêu tả ngoại hình nhân vật, tạo dựng khách thể, bộc lộ trạng thái cảm xúc của nhân vật và của tác giả.
Trên cơ sở đối chiếu giữa hai đối tượng (người phụ nữ và một đối tượng khác), hình tượng người phụ nữ luôn hiện lên với hai phương diện: ngoại hình và phẩm chất. Biện pháp tu từ so sánh không đề cập nhiều đến đặc điểm về số phận của họ. Tỉ như, ngoại hình của người phụ nữ được so sánh với vẻ đẹp của người trời, với hoa (bjoóc), như ngọc… Tỉ dụ như, trong đoạn miêu tả nhan sắc của Ngọc Long, tác giả dân gian viết:
Sáng hôm sau thấy nàng ra cửa
Dong dáng như tiên nữ nhà trời
Thế gian đâu có được người như thế
Mặt trắng ngần như thể ngọc khôi
Chỉ trong một chi tiết mà tác giả sử dụng đến hai lần biện pháp tu từ so sánh. “Dong dáng như tiên nữ nhà trời” - dáng hình của nàng Ngọc Long tựa như dáng hình của những nàng tiên ở mường trời. Hay “Mặt trắng ngần như thể ngọc khôi” - khuôn mặt tươi sáng như ngọc. Qua đó, hình dung của độc giả về vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ rõ ràng hơn, sắc nét hơn, cụ thể hơn rất nhiều.
Khi miêu tả vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, tác giả dân gian cũng sử dụng rất nhiều câu truyện thơ với biện pháp tu từ so sánh. Chẳng hạn, để khắc họa vẻ đẹp khéo léo, vẻ đẹp lao động của Nàng Kim, tác giả đã đặt nàng và Chúa Ba vào thử thách may áo. Tài năng của nàng dĩ nhiên sẽ biểu hiện bằng chi tiết chiếc áo nàng may. Trong truyện, chi tiết này được miêu tả như sau:
Mặc vào áo phẳng vạt bằng tay Gấu như in vừa ngay đúng đúng
Phẳng lì như nước lặng ban trưa Tưởng chừng như thước đo tại chỗ
Cũng là một đoạn thơ, một chi tiết truyện nhưng những nghệ sĩ dân gian đã sử dụng tới hai lần biện pháp tu từ so sánh. Để diễn tả độ vừa vặn của chiếc áo, tác giả dùng hình ảnh “nước lặng ban trưa”, “thước đo tại chỗ”. Xét về cả hình thức và nội dung, đây là hai so sánh rất chỉnh. Có vật so sánh (chiếc áo nàng Kim may), tiêu chí so sánh (phẳng lì, vừa vặn), có từ ngữ so sánh (như) và có vật được so sánh (nước lặng ban trưa, thước đo tại chỗ). Như vậy, biện pháp tu từ so sánh đã đem lại một hiệu quả nghệ thuật đặc sắc đối với việc khắc họa hình tượng người phụ nữ trong truyện thơ Nôm Tày.
TIỂU KẾT
Những dấu hiệu nghệ thuật trong việc xây dựng hình tượng một nhân vật văn học không dừng lại ở một số đặc điểm như chúng tôi đã phân tích tại chương 3 của luận văn. Còn rất nhiều yếu tố khác như: nghệ thuật sử dụng điển cố, giọng điệu nghệ thuật, không gian và thời gian nghệ thuật… Song, chúng tôi nghiên cứu và chỉ ra những yếu tố có thể coi là tiêu biểu nhất trong việc khắc họa hình tượng nhân vật người phụ nữ trong truyện thơ Nôm Tày. Những yếu tố này vừa mang nét chung của lí thuyết lí luận văn học, vừa phụ thuộc và thỏa mãn nét đặc thù của văn học đồng bào dân tộc Tày.
Trước hết cần kể đến nghệ thuật miêu tả nhân vật bao gồm: nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật. Tiếp đến là sự đóng góp của hệ thống ngôn ngữ khắc họa hình tượng nhân vật bao gồm: ngôn ngữ của nhân vật người phụ nữ và ngôn ngữ của những nhân vật khác. Cuối cùng, chúng tôi khảo sát, thống kê và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh - một biện pháp nghệ thuật đặc trưng, xuất hiện với tần số lớn trong các tác phẩm truyện thơ Nôm Tày, phục vụ đắc lực quá trình tô tạc hình tượng người phụ nữ trong tiềm thức độc giả.
KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số là một việc làm thiết thực trong bối cảnh hội nhập. Qua việc khảo sát và phân tích một số đặc điểm của người phụ nữ trong truyện thơ Nôm Tày, luận văn đã đóng góp ý nghĩa không nhỏ trong quá trình lưu giữ và phát huy vẻ đẹp nhân văn của nền văn hóa dân tộc.
2. Truyện thơ Nôm Tày là một đối tượng không xa lạ nhưng khá khó để nghiên cứu. Bởi thế, để phân tách và cắt nghĩa được những tầng sâu ý nghĩa của truyện thơ Nôm Tày, người nghiên cứu phải có một số hiểu biết nhất định về thể loại và bản sắc văn hóa đồng bào Tày. Đồng thời, với đối tượng cụ thể của luận văn là hình tượng người phụ nữ, chúng tôi cho rằng, cần phải có cái nhìn bao quát về hình tượng trong tiến trình văn học trung đại. Những vấn đề trên được trình bày trong chương 1 của luận văn, là tiền đề cơ sở để khai thác những đặc điểm của đối tượng nghiên cưu.
3. Trong chương 2, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, phân tích một số đặc điểm về mặt nội dung. Đó là đặc điểm về hoàn cảnh xuất thân, về ngoại hình, về phẩm chất và về số phận. Nhìn chung, người phụ nữ trong truyện thơ Nôm Tày là đại diện cho cái đẹp. Bất kì phương diện nào, đặc điểm nào đều được khắc họa xoay quanh chuẩn mực của cái đẹp. Hoàn cảnh xuất thân cao quý, giàu có, ngoại hình tuyệt thế, phẩm chất tốt đẹp, số phận dù đau khổ nhưng luôn nỗ lực vượt lên để có cuộc sống hạnh phúc.
4. Hình tượng người phụ nữ trong truyện thơ Nôm tày được khắc họa qua rất nhiều thủ pháp, biện pháp nghệ thuật. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ ra giá trị của một số đặc điểm về mặt hình thức như: nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, hệ thống ngôn ngữ khắc họa hình tượng nhân vật (ngôn ngữ của nhân vật người phụ nữ và ngôn ngữ của những nhân vật khác), tác dụng của biện pháp tu từ so sánh. Những giá trị về mặt nghệ thuật của truyện thơ Nôm Tày trong việc khắc họa hình tượng người phụ nữ đã góp phần tạo nên sự cuốn hút, hấp dẫn đối với độc giả. Đặc biệt, là niềm tự hào
5. Qua việc nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong truyện thơ Nôm Tày, chúng tôi mong muốn đóng góp một minh chứng rõ nét cho chủ nghĩa nhân văn của văn học dân tộc. Đồng thời, chúng tôi mong muốn được tuyên truyền sâu rộng những tác phẩm truyện thơ Nôm Tày đến với đông đảo độc giả dưới nhiều hình thức. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, chúng tôi gửi gắm khát vọng được trích dạy một số tác phẩm tiêu biểu để người học có cái nhìn sâu rộng hơn về văn học cổ truyền dân tộc thiểu số.
6. Truyện thơ Nôm Tày còn nhiều những khía cạnh chưa được nghiên cứu sâu sắc, toàn diện. Với luận văn này, người nghiên cứu sau có thể sử dụng để khai thác, phân tích hình tượng người phụ nữ trong một tác phẩm cụ thể, đặt hình tượng người phụ nữ vào trong thế đối sánh với văn học các dân tộc khác, đưa đối tượng người phụ nữ soi chiếu dưới góc độ chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa cảm thương, chủ nghĩa hiện thực… Chính vì thế, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tiền đề để xây dựng những công trình khoa học mới mẻ, có ý nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (1999), Từ điển Văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Triều Ân (2003), Chữ Nôm Tày và thể loại truyện thơ, Nxb Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội.
3. Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Chiến (1993), Hình tượng nhân vật người phụ nữ trong truyện Nôm tài tử giai nhân, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
5. Lương Thị Duyên (2006), Truyện thơ Lương Nhân trong đời sống văn hóa dân gian của người Tày Bắc Kạn, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
6. Hà Minh Đức (2011), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Kiều Thu Hoạch (2007), Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam (Triều Ân - Hoàng Quyết chủ biên) (2010), Tục cưới gả dân tộc Tày, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Huyền (2018), Truyện thơ Tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn
văn hóa, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
10. Triệu Thị Thanh Hương (2018), Nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu
Tương, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
11. Trần Đình Hượu (1994), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
12. Đinh Thị Khang (1992), Ngôn ngữ nhân vật trong truyện thơ Nôm, Luận án PTS khoa học Ngữ văn , Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
13. Đinh Gia Khánh chủ biên (2000), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. (2000), Kho tàng truyện Nôm khuyết danh Việt Nam, 2 tập, Nxb Văn học, Hà Nội.
15. Đinh Trọng Lạc (1995), 99 phương tiện và biện pháp tu từ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Đặng Thanh Lê (1979), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb Văn học,