Người phụ nữ trí tuệ, giàu bản lĩnh luôn nỗ lực vượt lên trên nghịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người phụ nữ trong một số truyện thơ nôm tày (Trang 65 - 75)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4. Người phụ nữ trí tuệ, giàu bản lĩnh luôn nỗ lực vượt lên trên nghịch

cảnh để vươn tới hạnh phúc

Ở những người phụ nữ trong truyện thơ Nôm Tày không chỉ ngời sáng vẻ đẹp của sự đức hạnh, của phẩm chất tốt đẹp mà họ còn hấp dẫn người đọc bởi sự thông minh, đầy bản lĩnh.

Nếu như trong hầu hết những tác phẩm văn học Quốc ngữ cùng giai kì, văn học thường đặt nỗi đau khổ của người phụ nữ lên hàng đầu để tô đậm tiếng nói phê phán, chất hiện thực thì truyện thơ Nôm Tày không như vậy. Truyện thơ Nôm Tày đem đến một cái nhìn toàn diện, toàn cảnh. Đồng thời là cái nhìn mang đậm chất cổ tích, thể hiện mơ ước của nhân dân. Họ lồng ghép những yếu tố hoang đường, kì ảo để tạo ra sự lôi cuốn cho câu chuyện và cũng là để mang lại sự giải thoát, trợ giúp cho nhân vật.

Nàng Kim trong truyện thơ cùng tên không phải là hình tượng nhân vật nữ quá đau khổ, éo le, bi đát như những kiếp người khác. Qua số phận của nàng, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp về lẽ sống, tình thương, bài

học nhân sinh, sự sùng kính Bụt Cả, mẹ Phật… Nàng Kim là tiên nga trên trời, vì mải chơi quên đường về, nàng bị đầy xuống trần gian. Nàng đã bị đọa đày trong hình hài người đội lốt khỉ. Thế nhưng, ông trời không triệt đường sống của ai, cũng như không tước đi hạnh phúc toàn vẹn của nàng. Nàng vẫn có thể kiếm sống bằng lao động chân chính, vẫn tìm thấy tình yêu qua sự chân thành, chung thủy và vẫn được giúp đỡ khi gặp khó khăn. Nói như vậy không có nghĩa là cuộc sống của nàng Kim không có gì va vấp. Từ tiên xuống trần đã là sự trừng phạt nặng cho người trời, lại còn đọa xác khỉ hồn người thì quả thực éo le. Song, nàng không lấy đó làm tuyệt vọng mà luôn đinh ninh sống tốt, sống lương thiện, sống nhân đức. Bởi thế, mọi việc làm của nàng đều hợp đạo trời, lẽ sống dương gian. Nàng được cứu giúp, hộ đỡ là điều hiển nhiên. Số phận của nàng Kim là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phản ánh hình tượng người phụ nữ trong văn học Nôm Tày. Họ không đau khổ đằng đẵng mà biết vươn lên số phận bằng niềm lạc quan, bằng sự chân thành.

Trong truyện Lưu Đài - Hán Xuân, người phụ nữ phải trải qua “một cuộc bể dâu” đầy thử thách, đau đớn. Số phận của Hán Xuân trong truyện thơ Lưu Đài - Hán Xuân là một điển hình cho số phận người phụ nữ Tày đương thời. Họ luôn bị rơi vào những tình thế ngặt nghèo, thậm chí là tận cùng khổ đau. Nhưng sau cùng, bằng sự vươn lên mạnh mẽ, họ lại trở về với cuộc sống xứng đáng và tỏa ngời vẻ đẹp như một biểu tượng, một niềm mơ ước, trân vọng của nhân dân.

Nàng thiếu nữ Hán Xuân xinh đẹp, quyền quý kết duyên với Trạng nguyên Lưu Đài là một mối lương duyên trời định trong thiên hạ. Tưởng chừng, “trai tài, gái sắc” sẽ êm đẹp gia thất bền lâu, nhưng hoàn cảnh xã hội buộc nhân vật phải đối đầu với biết bao ngang trái, đau khổ. Hán Xuân bị lạc chồng trên đường theo Lưu Đài đi sứ. Nàng dạt vào đất quỷ với đứa con trong bụng. Một mình nơi đất khách, một mình trở dạ sinh con tưởng chừng như bất hạnh cùng cực với người phụ nữ này nhưng không dừng lại ở đó. Nàng bị chịu

một trận đòn chí mạng từ Chúa Quỷ Ngô Cương vì từ chối lời đề nghị ân ái cùng hắn:

Quân quỷ liền theo lệnh trói nàng Roi vọt đánh dọc thân đẹp Hán Xuân đành chờ chết mím môi …Ba chục đòn đánh đập vào lưng Người Hán Xuân lằn sưng thâm tím Đánh xong chúng lẳng lặng ngồi nhìn

Hán Xuân lịm thân mình không biết

Cuộc sống tưởng chừng như khép lại trong bất công, đau đớn ê chề nhưng Hán Xuân đã được cứu sống. Cuộc đời nàng mở ra một trang mới khi lạc tới đất Phật, được Phật Bà Quan Âm nuôi nấng và truyền dạy những phép thần thông. Nhờ đó, Hán Xuân tìm lại được chồng, giúp chồng, giúp vua đánh thắng quân giặc xâm lăng, bảo vệ bờ cõi đất nước.

Cùng chung mạch nguồn “ở hiền gặp lành”, nàng Ngọc Long cũng là một minh chứng rõ nét. Nàng là biểu hiện, là đại diện cho những đau khổ mà người phụ nữ Tày trong xã hội phong kiến đương thời phải gánh chịu. Dù là người của mường trời, dù là tiên nga giáng trần nhưng Ngọc Long vẫn không thể thoát khỏi sự bất công tồn tại bủa vây trong lòng xã hội.

Nàng mang một vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa, quý giá tuyệt trần. Và cũng chính vẻ đẹp này đã khiến cho Ngọc Long phải lưu lạc 16 năm trên đất Tần. Cuộc sống những tưởng sẽ trôi đi trong hạnh phúc, sum vầy nhưng người phụ nữ Ngọc Long lại đắm một quãng đời thanh xuân của mình trong nước mắt và nhớ nhung khôn xiết. Chính vì nhan sắc của mình bị tên thầy bói phát hiện mà Ngọc Long trở thành mối thèm khát của tên vua Tần dâm ác. Hắn bày mưu chiếm đoạt Ngọc Long để thỏa mãn thú tính của mình. Hắn mượn việc quân việc nước để ép vua Nam phải dâng người đẹp tuyệt thế. Vì sự nhu nhược, tham sinh úy tử, vô cảm, bo bo giữ ngai vàng của vua Nam, nàng trở thành “đồ

cống phẩm” cho Tần Đế. Cuộc đời Ngọc Long từ đây bước sang một trang đẫm nước mắt. Nàng phải dứt tình, hy sinh vì việc quân, việc nước. Nàng xót xa khi không được sống cuộc sum vầy, đoàn viên với Nam Kinh. Hơn thế nữa, nỗi đau càng thấm thía khi Ngọc Long phải bỏ mặc người con trai Xuân Lan non dại ở quê, cậy nhờ hàng xóm chăm sóc. Không phải ngẫu nhiên mà hễ nhắc tới Ngọc Long, tác giả đều gắn với chi tiết nước mắt, lời than. Bởi đúng theo tâm lí của một người mẹ, xa con là điều bất đắc dĩ. Huống hồ, xa con vì sự bất công, vô lí. Bởi thế, nỗi đau càng thấm thía, xót xa hơn. Thế nhưng, nàng Ngọc Long dường như cũng tượng trưng cho mơ ước của nhân dân khi số phận nàng không phải mãi đắm chìm trong hệ quả của bất công. Cuối truyện, Ngọc Long được chính người con trai Xuân Lan của mình cứu về. Nàng được trở về trong sự đoàn tụ, hạnh phúc gia đình.

Những người phụ nữ không chỉ có dung nhan xinh đẹp mà ở họ còn luôn ngời sáng bản lĩnh, tinh thần và ý chí vươn lên chiến thắng hoàn cảnh, nắm giữ hạnh phúc.

Nàng Ngọc Long thể hiện mình là một người phụ nữ đầy bản lĩnh, thức thời và trí tuệ. Trong tình yêu, Ngọc Long tuy phó thác duyên định cho Bà Nguyệt nhưng nàng có được lối ứng xử vô cùng khôn khéo, khiêm nhường. Nàng là một đại diện cho đức khiêm hạ của người Tày. Ca dao Tày có câu:

Em như chim chích bên đường Có con chim phượng vẫy vùng là anh

Phượng bay vào đám mây xanh Con chim chích nhỏ thôi đành quay lui

Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua cách mà Ngọc Long lí giải với Nam Kinh về sự cô đơn của mình:

Cơm không sẵn một bát qua ngày Anh em không một ai trông cậy …Đường kim chỉ khâu vá ngu phàm

Lời đối đáp của Ngọc Long đã nhận hết phần không tốt về mình để từ chối hôn nhân. Lời nói ấy khiến ta liên tưởng đến những câu giao duyên của trai gái người Tày. Khi chàng trai cất lời ướm hỏi, tán tỉnh: “Áo em mặc màu đen cánh niêng/ Theo anh vô Bản Viểng thì vô/ Quê anh hái lá ươm tơ/ Vải tơ chung xếp xem vừa hòm không?; cô gái cất câu trả lời thật ý nhị: “Vải em thô lậu hơn người/ Lấy ngay máng lợn làm thoi dệt thành/ Sợi to bằng cọng rơm xanh/ Dám đâu xếp cạnh lụa lành để thẹn tơ”. Ngọc Long đã mang trong mình chất dân gian Tày bình dị, khiêm nhường như chính con người nàng. Thế rồi, Ngọc Long đã nói lên được suy nghĩ, lo âu của người con gái trong tình yêu mà mãi đến sau này, nhà thơ trẻ thời chống Mĩ - Xuân Quỳnh mới có ý thơ tương tự:

Khắp đường giăng đầy hoa cỏ may Áo em vô ý cỏ găm đầy

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói Ai biết tình anh có đổi thay?

Ngọc Long đã đem phần lí trí sâu sắc khi nghĩ về hình thức và nội dung, nghĩ về lúc thương yêu, lúc hờn giận…nào ai dám chắc chắn khi chỉ nghe qua lời hứa hẹn:

Hổ vằn dễ nhìn thấy ngoài vằn Người nông sâu bao phần ai biết Lòng người khó tường hết gian ngay

Gió giật nước hải giang nổi sóng Gió êm nước phẳng lặng êm ru

Thế nhưng, Ngọc Long không để sự hoài nghi chiếm lĩnh lí trí. Nàng biết mở lòng mình ra đón nhận duyên tình khi trái tim nàng cảm nhận được sự chân thành. Nàng sẵn sàng bỏ qua giai đoạn thách thức để chấp nhận Nam Kinh.

Trong tình yêu, Ngọc Long đã được viên nguyện với người chồng Trạng nguyên. Trong cách nhìn nhận sự việc, Ngọc Long cũng thể hiện mình là một người phụ nữ có tầm nhìn, biết đánh giá mọi việc. Trước việc mình bị đi sứ

nước Tần, Ngọc Long không chỉ khóc than thương chồng, thương con, thương mình mà còn nhận ra, đây là một biểu hiện của sự bạc nhược, bù nhìn của đám vua quan phong kiến đương thời. Nàng cất lên tiếng khóc như lời phản kháng, trách móc xã hội bất công:

Đàn bà đi việc quan đâu có? Quan văn cùng tướng võ triều thần

Bao tài giỏi muôn phần hơn thiếp Sao không đi lại ép nữ nhi? Mèo ăn gừng mấy khi thấy có? Vua thiếu gì tướng võ quan sang? …Trách mình trách thế gian lắm sự

Đàn bà đi việc sứ sao nên?

Trí tuệ của Ngọc Long không chỉ được thể hiện qua cách nhìn nhận, đánh giá tính chất của sự việc mà còn thể hiện qua lối ứng xử của nàng. Nàng nhận ra bản chất của việc đi sứ lần này chính là một hình thức nước nhỏ cống nạp cho nước lớn, khó có ngày trở về. Chính vì thế, nàng viết thư dặn chồng:

Chàng hãy chăm Xuân Lan chóng lớn Để mai sau phò chúa quản dân Sau này con chính thân cứu thiếp

Và tiên lượng, tầm nhìn của Ngọc Long đã đúng. Chính Xuân Lan - con trai nàng sau này là người cứu nàng trở về đoàn tụ với gia đình.

Không chỉ thế, trong cuộc giao tiếp với Tần Đế, Ngọc Long đã rất khôn khéo bày tỏ hoàn cảnh, thái độ của mình:

Nàng vào tới cung vàng Tần đế Quỳ tâu lên điện bệ thiên nhan: - Tôi là người nước Nam thiếu phụ

Nàng khéo léo lồng ghép hoàn cảnh của một người phụ nữ đã có chồng, có con để vua Tần biết được mà thả về nhưng vẫn không thể thoát khỏi động cơ xấu xa của tên vua Tần dâm ác.

Nàng Hiền Thị (Tạng Ba) cũng vậy. Nàng xinh đẹp, thông minh, đối đáp khôn khéo, là người con gái có chữ nghĩa, hiểu biết. Nàng luôn khéo léo, giỏi giang giúp đỡ chồng trong nhiều công việc. Khi chồng bị người anh kết nghĩa ghen ghét hãm hại, nàng đã khôn ngoan bày mưu để trả thù cho chồng. Bên cạnh đó có nàng Hán Xuân (Truyện Lưu Đài - Hán Xuân) là người con gái hiểu biết, có trí tuệ, có bản lĩnh. Nàng ngầm đưa tiền bạc giúp đỡ Lưu Đài, sau đó lại xin với cha mẹ đón chàng về nhà nuôi ăn học. Khi Lưu Đài lên kinh dự thi, Hán Xuân cũng chủ động têm trầu, sai người ra ngoài đường gửi cho Lưu Đài. Khi Lưu Đài phải nhận lệnh vua đi tiến cống Tần Vương, nàng không níu giữ chồng vì nàng hiểu “Phép vua không thể chối việc quan”. Nếu như là một phụ nữ bình thường thì Hán Xuân chỉ ở nhà đợi chờ chồng trở về, nhưng nàng vốn mạnh mẽ và đầy bản lĩnh nên đã xin đi theo chồng vì nàng lo lắng cho chồng “Bạn đường không có tướng hùng anh/ Có việc gì ai thay cho Trạng”. Thái độ của nàng rất kiên quyết và dứt khoát: “Em những lo mọi đoạn sầu riêng/ Xin cho em đi luôn một thể/ Dù vua cùng triều chính nói sao”. Nàng vừa là người vợ vừa là người bạn đã giúp Lưu Đài trong mọi hoàn cảnh. Bị nạn giữa mênh mông sông nước, lại đến ngày sinh con, nàng một mình chèo chống vượt qua khó khăn. Khi bị quỷ Ngô Cương ép lấy làm vợ, nàng khôn ngoan lấy lí do “Mới sinh chưa sạch thân còn bẩn” để từ chối. Bị đánh đập đến sắp chết, nàng sống lại, bôn ba đói khát

“hàn cơ đói rét”, nàng vẫn cố gắng sống để nuôi con. Với tấm lòng kiên trung và ý chí khắc phục khó khăn đáng khâm phục, sau bao ngày khốn khổ có lúc tưởng như không sống nổi, cuối cùng nàng đã có được phép trời, cứu được chồng thoát khỏi Long cung đưa về chốn dương gian. Sau đó Hán Xuân đã nhiều lần giúp chồng đối phó với quân giặc. Ngay cả trong những lúc cam go nhất nàng vẫn tỏ rõ bản lĩnh phi thường của mình: “Chư quân chớ hồn kinh lo lắng/

Cơm nước rượu uống cho no say/ Đánh giặc mình ta đây khắc liệu”. Khi quân tướng đều “hồn vía hãi kinh” thì “Nàng một mực bền gan vững chí”. Có thể nói, Hán Xuân không phải hạng nữ nhi thường tình yểu điệu lả lướt và yếu đuối. Nàng tiêu biểu cho mẫu người phụ nữ vừa nết na, chung thủy, nhân hậu lại vừa thông minh, hiểu biết, mạnh mẽ và đầy bản lĩnh.

Trí tuệ, hiểu biết và bản lĩnh đã giúp người phụ nữ chiến thắng nghịch cảnh để thành công và có được hạnh phúc. Hán Chân là người phụ nữ xinh đẹp và “Nàng nết na có ý làm ăn”. Bị một tên lái buôn lấy bạc vàng ra để dụ dỗ nhưng nàng đã thẳng thắn mắng mỏ tên lái buôn. Ấy thế mà nàng vẫn bị chồng phụ bạc đuổi đi. Hán Chân đã thể hiện rõ bản lĩnh và trí tuệ bằng việc giả trai đi học, thi đỗ Trạng nguyên. Sau này trở về, gặp chồng cũ khốn quẫn nghèo hèn, nàng vẫn thể hiện sự bao dung với chồng, cầu xin thần tiên “Mời Bụt cả sẵn tay cứu giúp/ Chồng tôi chẳng có tội chi đâu/ Toàn làm những đớn đau vất vả/ Dám cầu xin thuốc quý mường trời/ Thuốc biến hóa chồng tôi nên trạng”. Tài năng, phẩm chất của nàng đã được vua ngợi khen: “Hán Chân nàng khôn, sáng, có công/ Tài cán kể như long phá thạch/ Thông hiểu đầy mọi mạch vũ văn”. Ngoài ra nhân vật Thị Trinh trong truyện Lý Thế Khanh cũng tỏ rõ là một người có trí tuệ, có kiến thức, có bản lĩnh. Nàng đã tham mưu cho chồng nhiều ý kiến để giúp chồng đánh giặc.

Trong các truyện thơ Nôm Tày, nhân vật người phụ nữ xấu xa độc ác hết sức mờ nhạt. Những nhân vật như người cô ruột tham lam, giết cháu để chiếm đoạt tài sản, cuối cùng phải chịu kiếp lang thang bơ vơ đói rét và chết nơi bờ bụi dọc đường (Truyện Nàng Quyển) hay Thị Xuân tham lam tiền bạc, phụ nghĩa phu thê, bỏ chồng đi theo chủ thuyền buôn giàu có (Truyện Lương Nhân con côi) rất ít khi xuất hiện và chỉ thoáng qua. Còn đại đa số nhân vật nữ trong các truyện thơ Nôm Tày đều rất đẹp cả về ngoại hình lẫn phẩm chất, đúng như nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn nhận xét: “Họ đều là những người đức hạnh. Nàng Ngọc Dung hết lòng hiếu thảo với mẹ chồng, còn các nàng

Hán Xuân, Kim Nữ đều nuôi chồng từ buổi hàn vi đến công thành danh toại. Nhân vật lúc nào cũng trong sáng thủy chung đến mức thánh thiện, cũng gan dạ can trường trong mọi tình huống tai biến thử thách… Trí dũng song toàn, lên trời xuống bể, bình Tây thu Bắc, thiên chức người mẹ, người vợ, người anh hùng làm kẻ thù ngoại bang phải kinh hồn bạt vía… Những nhân vật phụ nữ trong truyện thơ Tày đều là những người giỏi giang trong lao động miền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người phụ nữ trong một số truyện thơ nôm tày (Trang 65 - 75)